kích thích kinh tế từ đầu tư công

Tăng tốc giải ngân, chặn đà suy giảm

THÔNG CHÍ - ĐẶNG TIẾN |

Ngày 31.3, dự kiến Thủ tướng Chính phủ sẽ có cuộc làm việc trực tuyến với các địa phương về tình hình kinh tế, xã hội, trong đó, có việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong năm 2019, giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 270.209 tỉ đồng, hoàn thành chưa đầy 63% so với kế hoạch Quốc hội giao và hơn 67% kế hoạch giao của Chính phủ. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nền kinh tế đứng trước nhiều khó khăn, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một giải pháp kích thích kinh tế, chặn đà suy giảm tăng trưởng.

Hàng loạt dự án trọng điểm ỳ ạch 

Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua Nghệ An dài 87,84km, qua thị xã Hoàng Mai và các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc và Hưng Nguyên mặc dù mới chỉ giải phóng mặt bằng được gần 60% chiều dài nhưng Nghệ An đã là tỉnh đứng thứ 2 về tiến độ giải phóng mặt bằng sau tỉnh Ninh Thuận. Sau nhiều lần Bộ GTVT làm việc với UBND tỉnh Nghệ An, cuối cùng UBND tỉnh Nghệ An đưa ra mốc cuối tháng 7.2020 cố gắng sẽ khởi công dự án.

Cách đây gần 2 năm, vào tháng 1.2018, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị 8 dự án xây dựng đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông trong giai đoạn 2017-2020. Dự kiến cuối năm 2019 triển khai xây dựng và hoàn thành công trình vào năm 2021. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, 13 địa phương mới bàn giao được 166/653,6km mặt bằng cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án của dự án cao tốc Bắc - Nam. Con số này mới chỉ đáp ứng 25% mặt bằng theo kế hoạch đặt ra.

Tại dự án trọng điểm khác, dự án Dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khởi công từ năm 2009, chỉ tăng tốc được một thời gian ngắn, sau đó buộc phải thi công cầm chừng do không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Nút thắt chỉ được cởi sau khi doanh nghiệp dự án tiến hành cơ cấu lại với sự tham gia của Tập đoàn Đèo Cả trong vai trò dẫn dắt đã chấp nhận nâng phần vốn chủ sở hữu từ 15% so với quy định lên gấp đôi, cùng với việc Chính phủ quyết định hỗ trợ 2.186 tỉ đồng vốn ngân sách.

Tính chung cả nước, trong năm 2019, giải ngân vốn đầu tư công hơn 270.209 tỉ đồng, chỉ đạt 62,94% so với kế hoạch Quốc hội giao và 67,46% kế hoạch Chính phủ giao. Dù trong năm 2019, giải ngân vốn đầu tư công đã không đạt yêu cầu, tuy nhiên, tới hai tháng đầu năm, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư là hơn 34.749 tỉ đồng, đạt 7,38% kế hoạch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao. Bộ Tài chính nhận định, tiến độ giải ngân vốn 2 tháng còn chậm so với yêu cầu đặt ra là phải giải ngân trên 10% dự toán.

Vì sao chậm giải ngân?

Giải ngân vốn đầu tư công chậm là căn bệnh đã được Chính phủ chỉ rõ, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên kết quả vẫn rất cầm chừng.

Với Bộ GTVT - đơn vị được giao vốn đầu tư công nhiều nhất, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, nguyên nhân giải ngân chậm do hầu hết các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam chưa thực hiện được chi trả đền bù giải phóng mặt bằng; các dự án đường bộ cấp bách sử dụng vốn ngân sách 15.000 tỉ đồng, dự án ODA sử dụng vốn dư chưa xong thủ tục đấu thầu xây lắp hoặc chưa ứng hợp đồng…

“Một số chủ đầu tư thiếu chủ động trong chuẩn bị đầu tư; hoặc giao cùng lúc nhiều dự án cho nhà thầu tư vấn lập dự án, thiết kế lập bản vẽ thi công, dự toán nên dẫn đến sự chậm trễ. Mặt khác, một số đơn vị tư vấn có năng lực hạn chế khiến hồ sơ dự án phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần làm mất thời gian” - Bộ trưởng Thể nói.

Đánh giá về nguyên nhân, tại Hội nghị thúc đẩy vốn đầu tư công mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, vướng mắc về thể chế, pháp luật đầu tư công, đặc biệt là các quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường... Tuy nhiên, một phần nguyên nhân lớn đến từ công tác lập kế hoạch chưa sát thực tế và khả năng giao vốn, giải ngân vốn. Đồng thời, quy trình giao kế hoạch còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ các dự án.

“Công tác tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập như các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc; công tác tuyên truyền đến người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chưa đầy đủ, thiếu minh bạch, thiếu công bằng; một số chủ đầu tư chưa tích cực thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán...

Riêng về nguồn vốn ODA, nhiều dự án gặp vấn đề về thủ tục pháp lý, phải thực hiện điều chỉnh hiệp định vay dù đã có khối lượng hoàn thành nhưng không thể giải ngân. Một số khác không được bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, giải ngân vốn nước ngoài”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

TP.Hồ Chí Minh: Nhiều dự án đầu tư công chậm tiến độ do GPMB

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM - một lĩnh vực quan trọng là hạ tầng giao thông có tỉ lệ giải ngân thấp, chỉ đạt 87% (với nguồn ODA) và 77,3% (với nguồn vốn đối ứng). Đặc biệt, dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (tuyến Bến Thành - Tham Lương) có tỉ lệ giải ngân khá thấp, chỉ đạt gần 52% (với vốn ODA) và 10,53% (vốn đối ứng) kế hoạch vốn được giao năm 2019.

Liên quan đến việc cân đối nguồn vốn cho các dự án giao thông hạ tầng, bà Mai cho biết, TPHCM hiện đang triển khai hàng loạt dự án lớn, trọng điểm thuộc chương trình giảm ùn tắc và tai nạn giao thông nên khi cân đối các nguồn vốn, những dự án này luôn được ưu tiên. Mặc dù vậy, thực tế quá trình triển khai các dự án, ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án... tốn rất nhiều thời gian do vướng thủ tục.

“Thực tế cho thấy, kết quả giải ngân các tháng không đồng đều, tỉ lệ cao chủ yếu tập trung vào các tháng cuối năm. Bên cạnh các yếu tố khách quan, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm giải ngân là do việc đăng ký nhu cầu vốn chưa sát với khả năng thực hiện; chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định; công tác thiết kế, thi công, mời, tổ chức đấu thầu và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa bảo đảm tiến độ đã được phê duyệt” - bà Mai nói. Theo bà Mai, thời gian tới, TPHCM sẽ điều tiết nguồn vốn từ các dự án giải ngân chậm sang dự án giải ngân khả thi; dự án nào tốt thì bố trí thêm nguồn vốn, đồng thời cắt nguồn vốn ở các dự án không hiệu quả.

Theo Sở GTVT TPHCM, các dự án chậm giải ngân vốn chủ yếu là do giải phóng mặt bằng. Theo quy định, thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng từ khi có thông báo thu hồi đất đến khi duyệt giá là 195 ngày. Tuy nhiên, đa số dự án phải thực hiện giải phóng mặt bằng kéo dài trung bình 400 - 500 ngày. Hiện Sở GTVT “vướng” giải phóng mặt bằng tại 8 dự án (chủ yếu giải quyết các điểm nóng về ách tắc giao thông), như: Dự án nâng cấp mở rộng đường Trường Chinh đoạn từ Âu Cơ đến Cộng Hòa; Dự án mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý từ Lê Trọng Tấn đến Cộng Hòa; Dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám; Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn đến Cộng Hòa (Q.Tân Bình)...

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM - thống kê, năm 2020, TPHCM sẽ khởi công xây dựng 27 dự án giao thông mới, bên cạnh đó cũng sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 29 dự án được xây dựng từ năm 2018 tới nay để kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông đang ngày càng nghiêm trọng của thành phố. Sở GTVT TPHCM cam kết, năm 2020, các dự án giao thông sẽ phấn đấu giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao, đảm bảo chất lượng và sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích.

Tuy vậy, ông Lương Minh Phúc nhìn nhận, ách tắc lớn nhất trực tiếp kéo giảm tiến độ thi công và tỉ lệ giải ngân các dự án giao thông chính là những vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng. Để đảm bảo hoàn thành các kế hoạch đề ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu tập trung thi công, ông Phúc cho rằng, khâu mặt bằng phải được xử lý triệt để, đúng kế hoạch. MINH QUÂN

THÔNG CHÍ - ĐẶNG TIẾN
TIN LIÊN QUAN

Giải ngân vốn đầu tư công phải quyết liệt như chống dịch

Hoàng Lâm |

Liên tiếp trong những cuộc họp gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vào vấn đề giải ngân đầu tư công. Trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tạo ra những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế thì việc khơi thông nguồn vốn từ đầu tư công chính là đòn bẩy để đảm bảo tăng trưởng.

TPHCM: Hàng loạt dự án BT, BOT sẽ chuyển sang đầu tư công

MINH QUÂN |

Hàng loạt dự án trọng điểm về chống ngập và giao thông ở TPHCM trước đây đề xuất triển khai theo hình thức BT, BOT sẽ được chuyển đổi sang đầu tư công.

TPHCM có khó khăn về vốn?

MINH QUÂN |

Khi một loạt dự án giao thông trọng điểm ở TP.Hồ Chí Minh được lên kế hoạch đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đều phải tạm dừng theo Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 (ngày 21.10.2017, quy định không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu), TP.Hồ Chí Minh đã tính toán chuyển các dự án này sang hình thức đầu tư công. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn thì các dự án này vẫn phải tiếp tục chờ.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Nghề vận chuyển hoa, cây cảnh hốt bạc ngày giáp Tết

THÙY DƯƠNG - TÙNG GIANG |

Càng gần tết, những người làm nghề vận chuyển hoa cây cảnh càng tất bật. Tất tả ngược xuôi, những ngày làm việc hết công suất, thu nhập của những shipper này có thể đạt được 1 triệu đồng/ ngày.

Gặp gỡ ông đồ ngoại quốc mong muốn lan toả văn hoá Việt

Linh Trang - Việt Anh |

Hình ảnh ông đồ già trong thơ Vũ Đình Liên, bên cạnh những chữ thư pháp uyển chuyển đã trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Năm nay, tại Hà Nội có sự xuất hiện của những ông đồ vô cùng đặc biệt đang tất bật để trao chữ dịp đầu xuân năm mới.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sức bật cho Hà Nội phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Để góp phần giảm ùn tắc giao thông, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Những bệnh nhi chạy thận xuyên Tết

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Tết là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, người thân. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn vì phải chạy thận xuyên Tết.

Giải ngân vốn đầu tư công phải quyết liệt như chống dịch

Hoàng Lâm |

Liên tiếp trong những cuộc họp gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vào vấn đề giải ngân đầu tư công. Trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tạo ra những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế thì việc khơi thông nguồn vốn từ đầu tư công chính là đòn bẩy để đảm bảo tăng trưởng.

TPHCM: Hàng loạt dự án BT, BOT sẽ chuyển sang đầu tư công

MINH QUÂN |

Hàng loạt dự án trọng điểm về chống ngập và giao thông ở TPHCM trước đây đề xuất triển khai theo hình thức BT, BOT sẽ được chuyển đổi sang đầu tư công.

TPHCM có khó khăn về vốn?

MINH QUÂN |

Khi một loạt dự án giao thông trọng điểm ở TP.Hồ Chí Minh được lên kế hoạch đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đều phải tạm dừng theo Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 (ngày 21.10.2017, quy định không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu), TP.Hồ Chí Minh đã tính toán chuyển các dự án này sang hình thức đầu tư công. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn thì các dự án này vẫn phải tiếp tục chờ.