8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023

Vũ Long |

Việt Nam cần xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế để không “lỡ nhịp” khi bước vào “trạng thái bình thường mới”.

Nâng cao năng lực nội tại để ứng phó với COVID-19

Việt Nam đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là khi đợt dịch thứ 4 bùng phát vào tháng 7.2021: Kinh tế tăng trưởng chậm lại, Quý III/2021 âm 6,17%, 9 tháng năm 2021 chỉ đạt 1,42%; hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, các chuỗi cung ứng, tiêu dùng bị gián đoạn, đứt gãy...

Sáng 1.10.2021, phát biểu tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu thay đổi cách tiếp cận với dịch COVID-19 theo hướng “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19” để thực hiện vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Độ bao phủ, tiến độ tiêm vaccine ngày càng khả quan cũng tạo điều kiện tốt để mở cửa, khôi phục lại các hoạt động kinh tế.

"Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là rất cấp thiết để có được những chính sách đúng đắn, tập trung mọi nguồn lực nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất để kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ người dân, đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, thử thách, nắm bắt các thời cơ, xu hướng mới để nhanh chóng phục hồi và phát triển trong trạng thái bình thường mới" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ nền kinh tế 

Theo Bộ KHĐT, trong giai đoạn 2022-2023, Việt Nam cần thực hiện 8 giải pháp quan trọng: Cần nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh COVID-19”.

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát; Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất; tiết kiệm chi thường xuyên.

Hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Phục hồi và phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước. Phát triển ngành du lịch hướng đến an toàn với dịch bệnh, thân thiện với môi trường...

Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bằng các giải pháp về hỗ trợ tín dụng; tài chính (miễn, giảm thuế, phí); sản xuất; phát triển chuỗi cung ứng bền vững; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Phục hồi, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến nguồn vốn đầu tư công trong 2 năm 2022-2023 khoảng 1,2 triệu tỉ đồng.

Phát triển vùng, đô thị, tháo gỡ thể chế để phát triển các đô thị lớn của cả nước.

Phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thời gian qua, được sự ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân. Chính sách hỗ trợ chủ yếu bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ về thuế, phí, lệ phí, khoanh nợ, giãn nợ, gia hạn và giảm lãi suất các khoản vay, chi ngân sách nhà nước với quy mô khoảng 6,7 tỉ USD.

Nếu tính cả các khoản hỗ trợ qua các kênh khác như Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, các khoản miễn, giảm cước viễn thông, điện, nước, học phí, quy mô các gói hỗ trợ năm 2021 là khoảng 10,45 tỉ USD, tương đương 2,84% GDP.

Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực như Thái Lan (11,4% GDP), Malaysia (5,3% GDP) thì mức hỗ trợ này vẫn là mức thấp. 

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng giao nghiên cứu kiến nghị của TPHCM xin áp dụng quy định riêng để mở cửa kinh tế

Theo baochinhphu |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì, phối hợp với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương nghiên cứu, đề xuất cụ thể và báo cáo về kiến nghị của TPHCM xin áp dụng quy định riêng đối với việc mở cửa nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương chậm lại vì biến thể Delta

Hải Anh |

Phục hồi của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chậm lại do sự lây lan của biến thể Delta, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo ngày 27.9.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng giao nghiên cứu kiến nghị của TPHCM xin áp dụng quy định riêng để mở cửa kinh tế

Theo baochinhphu |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì, phối hợp với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương nghiên cứu, đề xuất cụ thể và báo cáo về kiến nghị của TPHCM xin áp dụng quy định riêng đối với việc mở cửa nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương chậm lại vì biến thể Delta

Hải Anh |

Phục hồi của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chậm lại do sự lây lan của biến thể Delta, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo ngày 27.9.