Chuyên gia khuyến nghị 3 giai đoạn phục hồi kinh tế trong và sau dịch

Phạm Đông |

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 6 khuyến nghị chính sách cần sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 với 3 giai đoạn.

Sáng 27.9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội.

Đây là tọa đàm tham vấn chuyên gia đầu tiên được tổ chức trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV với sự tham dự của khoảng 80 chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực và các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Tại buổi toạ đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tập trung khống chế dịch để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân và để tạo cơ sở cho việc khôi phục, phát triển kinh tế. Đồng thời duy trì, khôi phục hoạt động kinh tế để có năng lực, nguồn lực, điều kiện cho phòng, chống dịch.

Phó Chủ tịch Quốc hội gợi mở nhiều nội dung cần tập trung tháo gỡ cần các đại biểu hiến kế như: Kinh nghiệm phản ứng với dịch của các nước châu Âu, các quốc gia trên thế giới, các chính sách, các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ của các quốc gia trong đại dịch COVID-19 và bài học cho Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại buổi toạ đàm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại buổi toạ đàm.

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra 6 khuyến nghị chính sách để phục hồi kinh tế.

Thứ nhất, ưu tiên tiếp tục phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, cùng với đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine.

Thứ hai, sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau dịch COVID-19. Cần lưu ý 3 giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế, với cách tiếp cận khác nhau nhưng đều nhấn mạnh yêu cầu thực hiện hiệu quả các chính sách, cụ thể:

Giai đoạn 1 (đến quý I.2022): ưu tiên phòng chống dịch COVID-19, kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô (kể cả thúc đẩy giải ngân đầu tư công) để hỗ trợ cho doanh nghiệp “trụ vững” qua thời kỳ khó khăn, và duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 (đến hết 2023): sau khi kiểm soát dịch COVID-19, tiến hành nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, đồng thời tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp. Duy trì và đổi mới cải cách môi trường kinh doanh để tạo thêm không gian cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 3 (sau 2023): Bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô, hướng tới củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn.

Thứ ba, vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực.

Thứ tư, đẩy mạnh đa dạng hóa xuất khẩu, trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt thông tin kịp thời về các thị trường, sản phẩm còn dư địa khai thác trong bối cảnh đại dịch cũng như khả năng đáp ứng các FTA quan trọng.

Thứ năm, nghiên cứu, khuyến khích các mô hình kinh tế mới ở thị trường trong nước (kinh tế số, thương mại điện tử, kinh tế tuần hoàn...) để tạo thêm không gian kinh tế trong nước.

Thứ sáu, đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã ban hành; thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện các gói hỗ trợ và tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Toàn cảnh buổi toạ đàm.
Toàn cảnh buổi toạ đàm.

Cũng tại buổi toạ đàm, ông Jacques Morisset - đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam đã chuyển từ vị trí một ngôi sao xuống dưới mức trung bình trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021.

Ông Jacques Morisset nêu rõ, tốc độ phục hồi tương quan chặt chẽ với quy mô của các chương trình tiêm chủng, nhưng xét nghiệm vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn chặn đại dịch

Bài học 2 là hạn chế di chuyển một cách thông minh sẽ giúp cân bằng mối quan tâm về an toàn và kinh tế. Vẫn cần duy trì một số hạn chế di chuyển vì mọi người đều có thể làm lây nhiễm COVID-19 ngay cả khi đã được tiêm chủng. Cách ly có mục tiêu là cách hiệu quả nhất về chi phí.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Các địa phương khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương và doanh nghiệp sớm có kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Quốc hội khoá XV lần đầu tiên tổ chức toạ đàm về kinh tế-xã hội

Phạm Đông |

Ngày 27.9 tới, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế- xã hội.

Kinh tế giảm mạnh, Đà Nẵng đối thoại doanh nghiệp để tìm giải pháp phục hồi

Thanh - Trang |

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp chỉ hoạt động được 30% số lượng nên tổng thu ngân sách của Đà Nẵng 9 tháng đầu năm bị giảm sâu.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Nồi bánh tét, chuyện của ngày xưa đón Tết

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Đêm 28 Tết, ở vùng quê tôi, gần như nhà nào cũng nấu bánh tét. Nấu bánh tét không quá sớm vì để lâu không được, cũng không quá muộn vì còn phải chưng lên bàn thờ chuẩn bị đón ông, bà và cho người thân.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Các địa phương khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương và doanh nghiệp sớm có kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Quốc hội khoá XV lần đầu tiên tổ chức toạ đàm về kinh tế-xã hội

Phạm Đông |

Ngày 27.9 tới, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế- xã hội.

Kinh tế giảm mạnh, Đà Nẵng đối thoại doanh nghiệp để tìm giải pháp phục hồi

Thanh - Trang |

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp chỉ hoạt động được 30% số lượng nên tổng thu ngân sách của Đà Nẵng 9 tháng đầu năm bị giảm sâu.