TPHCM tăng thử thách khi muốn kéo dài mạng lưới metro lên 500km

MINH QUÂN |

TPHCM – Trong bối cảnh 20 năm mới làm được 20km metro, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đang đề xuất kéo dài mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch từ 220km lên khoảng 400 – 500km để đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển trong tương lai.

Đề xuất kéo dài mạng lưới metro lên gấp đôi

Đề xuất trên được ông Hoàng Ngọc Tuân - quyền Giám đốc Ban Chuẩn bị đầu tư (thuộc Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM - MAUR) đưa ra tại tọa đàm "Kết luận 49 và Nghị quyết 98 - Cơ hội và thách thức cho đường sắt đô thị TPHCM", ngày 31.7.

Theo Quyết định số 568 do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2013 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, TPHCM có 8 tuyến metro và ba tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray với tổng chiều dài 220km, tổng mức đầu tư gần 26 tỉ USD.

Tuy nhiên, suốt 20 năm qua, TPHCM mới làm được gần 20 km Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Trong khi đó, Kết luận số 49 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TPHCM vào năm 2035, nghĩa là thành phố phải hoàn thành 200km trong 12 năm tới.

Theo ông Hoàng Ngọc Tuân, để hoàn thành một dự án metro, bước chuẩn bị mất 4 -5 năm và thời gian thi công từ 7 - 8 năm. Do đó, để thực hiện được mục tiêu Bộ Chính trị đặt ra, TPHCM phải có một cách làm hoàn toàn mới mang tính đột phá và khác biệt.

Ông Hoàng Ngọc Tuân - quyền Giám đốc Ban Chuẩn bị đầu tư.  Ảnh: Minh Quân
Ông Hoàng Ngọc Tuân - quyền Giám đốc Ban Chuẩn bị đầu tư. Ảnh: Minh Quân

Đáng chú ý, Ban Quản lý đường sắt đô thị không chỉ đặt mục tiêu hoàn thành các tuyến metro theo quy hoạch mà còn đang nghiên cứu thêm nhiều tuyến mới.

Theo ông Tuân, một siêu đô thị như TPHCM mà chỉ quy hoạch 220km đường sắt đô thị là quá khiêm tốn. Dẫn chứng kinh nghiệm từ một số thành phố lớn trên thế giới, ông Tuân cho biết Thẩm Quyến (Trung Quốc) diện tích khoảng 2.000km2 (tương đương diện tích TPHCM) nhưng quy hoạch tới 1.142km metro.

Do đó, MAUR đề xuất điều chỉnh quy hoạch chiều dài toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị TPHCM lên khoảng 400 – 500km, thực hiện trong 2 giai đoạn: đến năm 2035 theo Kết luận của Bộ Chính trị và tầm nhìn sau 2035.

TPHCM sẽ phát triển mô hình TOD dọc các nhà ga metro.  Ảnh: Anh Tú
TPHCM sẽ phát triển mô hình TOD dọc các nhà ga metro. Ảnh: Anh Tú

Mới đây, Nghị quyết 98 cho phép TPHCM thu hồi các khu đất xung quanh nhà ga metro dọc tuyến để tái quy hoạch theo định hướng TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng). Do đó, khi quy hoạch các tuyến metro phải đồng thời xác định ranh, vị trí, bán kính từ 500 – 1.000m xung quanh các nhà ga để thiết kế đô thị theo TOD.

"Với phương án đấu giá quỹ đất, một nhà ga tính toán theo bán kính nhỏ nhất 500m thì mỗi nhà ga sẽ có khoảng 80ha diện tích TOD. Một tuyến metro sẽ có khoảng hàng ngàn ha đất. Nếu mỗi m2 chúng ta tạo ra được giá trị thặng dư 50 – 100 triệu đồng thì đã có 50.000 – 100.000 tỉ đồng từ đấu giá quỹ đất cho mỗi tuyến metro" – ông Tuân tính toán.

Cần thiết điều chỉnh kéo dài mạng lưới metro

Theo PGS.TS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông Vận tải (Đại học Việt Đức), nếu theo quy hoạch hiện tại, TPHCM chỉ có 25% dân số trong phạm vi 500m có thể đi bộ đến các nhà ga metro, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ từ 70-80% như ở Tokyo, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và Thượng Hải (Trung Quốc).

Ngoài ra, hiện có khoảng cách rất lớn giữa trung tâm TPHCM và các khu vực vùng ven về khả năng tiếp cận metro. Cụ thể, ở trung tâm TPHCM, tỉ lệ người dân có thể tiếp cận metro là 44%, vùng ven giảm xuống còn 28%, ra vùng nông thôn là 0%.

Ông Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông Vận tải.  Ảnh: Minh Quân
Ông Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông Vận tải. Ảnh: Minh Quân

Do đó, ông Tuấn cho rằng, cần điều chỉnh kéo dài mạng lưới metro kết hợp phát triển đô thị, khu công nghiệp vùng ven, thậm chí kết nối các tỉnh xung quanh.

“Theo phương án này, 50% dân cư trong tương lai sẽ tiếp cận được metro trong phạm vi bán kính đi bộ và tiếp cận các dịch vụ kinh tế - xã hội khác thuận lợi trong vòng 30 – 40 phút di chuyển. Việc này đảm bảo mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng 50 – 60% nhu cầu đi lại hàng ngày” – ông Tuấn nói.

Ngoài ra, việc điều chỉnh kéo dài mạng lưới metro không chỉ tạo ra bình đẳng trong tiếp cận đường sắt đô thị, mà còn mở ra cơ hội để phát triển đô thị theo mô hình TOD, nhất là ở khu vực vùng ven, những nơi có quỹ đất có thể triển khai được ngay.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Chìa khóa giúp TPHCM hoàn thành mục tiêu xây 200km metro

MINH QUÂN |

TPHCM – Mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - gắn với quy hoạch đô thị vùng phụ cận, nhà ga thuộc metro được kì vọng là giải pháp đột phá giúp TPHCM khai thác tối đa nguồn lực từ đất đai, tạo nguồn ngân sách để sớm hoàn thành nhiệm vụ làm 200km metro trong 12 năm tới.

16 năm thực hiện giấc mơ metro của TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM – Sau 16 năm phê duyệt, 11 năm triển khai, Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dự kiến hoàn thành cuối năm nay, khai thác thương mại đầu năm 2024. Nhưng ngoài tuyến này, đến nay, TPHCM chưa khởi công thêm được tuyến metro nào khác.

TPHCM trước thách thức làm 200km metro trong 12 năm

MINH QUÂN |

TPHCM – Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM vừa đề xuất UBND TPHCM thành lập Tổ công tác xây dựng đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TPHCM nhằm tìm giải pháp đột phá hoàn thành 200km metro từ nay đến năm 2035.

Sở Y tế Bình Dương nói về lý do thiếu vật tư y tế kéo dài

ĐÌNH TRỌNG |

Ở các bệnh viện công tại Bình Dương, bệnh nhân phản ánh dù có tham gia bảo hiểm y tế vẫn phải tự bỏ tiền túi để ra ngoài mua các vật tư y tế như bông gạc, kim tiêm, găng tay... trong quá trình điều trị.

Áp dụng VAR ở V.League giúp trọng tài có cảm giác tốt khi điều hành

Nhóm PV |

V.League 2023 đang đi đến những vòng đấu cuối cùng ở cả nhóm đua vô địch và trụ hạng. Cũng trong thời gian này, công nghệ VAR đã bắt đầu được áp dụng ở một số trận đấu. Góc nhìn thể thao số 122 sẽ cùng bình luận viên Quang Tùng đánh giá thêm về vấn đề này.

Con số trái ngược về lượng xe sản xuất và nhập khẩu tại thị trường Việt

LÂM ANH |

Lượng xe ôtô nhập khẩu về Việt Nam trong kì 1 của tháng 7 cũng tăng hơn nhiều so với cùng kì tháng 6. Trong khi đó, dù nhận ưu đãi từ Chính phủ để tăng doanh số, thế nhưng sản lượng ôtô lắp ráp trong nước vào tháng 7 lại sụt giảm so với tháng trước đó.

Cơn bão kỳ lạ nhất năm vòng đi vòng lại Nhật Bản - Trung Quốc

Khánh Minh |

Bão Khanun có thể giáng đòn thứ 2 vào Nhật Bản sau khi đổ bộ gây chết người ở Okinawa và ảnh hưởng đến Trung Quốc.

Trạm y tế dột nát và nhếch nhác, đến tiêm chủng cũng phải ra hành lang

Phương Anh |

Được xây dựng hơn 20 năm, lại hoạt động hết công suất trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, đến nay, Trạm y tế xã Trinh Phú (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã xuống cấp trầm trọng. Ngay cả đến tiêm chủng cũng không có chỗ, phải ra hành lang.

Chìa khóa giúp TPHCM hoàn thành mục tiêu xây 200km metro

MINH QUÂN |

TPHCM – Mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - gắn với quy hoạch đô thị vùng phụ cận, nhà ga thuộc metro được kì vọng là giải pháp đột phá giúp TPHCM khai thác tối đa nguồn lực từ đất đai, tạo nguồn ngân sách để sớm hoàn thành nhiệm vụ làm 200km metro trong 12 năm tới.

16 năm thực hiện giấc mơ metro của TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM – Sau 16 năm phê duyệt, 11 năm triển khai, Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dự kiến hoàn thành cuối năm nay, khai thác thương mại đầu năm 2024. Nhưng ngoài tuyến này, đến nay, TPHCM chưa khởi công thêm được tuyến metro nào khác.

TPHCM trước thách thức làm 200km metro trong 12 năm

MINH QUÂN |

TPHCM – Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM vừa đề xuất UBND TPHCM thành lập Tổ công tác xây dựng đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TPHCM nhằm tìm giải pháp đột phá hoàn thành 200km metro từ nay đến năm 2035.