Nỗi lòng nhân viên y tế hợp đồng khi bị Nghị định 05 "bỏ quên"

VÂN HI |

"Khi biết được đồng nghiệp mình được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100%, còn mình thì không có đồng nào, lương nhân viên hợp đồng thì không đủ sống trong khi tôi đang phải chạy tiền chữa trị bệnh mãn tính cho con, không tăng phụ cấp, tôi như bị dồn vào đường cùng" - lời tâm sự của nhân viên y tế dạng hợp đồng công tác tại tỉnh Sóc Trăng

Làm từ việc chuyên môn đến dọn vệ sinh nhưng vẫn bị "bỏ quên"

Khi dịch bệnh bùng phát, người nhân viên y tế trẻ Quốc Chiến (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) gác lại nỗi niềm riêng, chia tay đứa con 7 tháng tuổi của mình tham gia chống dịch.

Anh Chiến cho biết: "Khoảng thời gian đầu, tôi hầu như thức trắng đêm để trực chiến tại khu cách ly, thời gian nghỉ ngơi gần như không có vì người dân lo lắng, thắc mắc hỏi liên tục nên tôi phải giải thích cho họ".

Theo anh Chiến, anh tham gia chống dịch từ tháng 7.2020 đến hết 12.2020, trực chiến tại khu cách ly, theo dõi, điều trị F0, sau đó về cơ quan tham gia trực cấp cứu tiếp nhận phân loại bệnh F0 để đưa đi điều trị cho đến khi dịch ổn.

Nhân viên y tế tham gia chống dịch. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Khi dịch COVID-19 bùng phát, nhân viên y tế Sóc Trăng thức trắng đêm trực ở khu cách ly. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau khi dịch bệnh được đẩy lùi, Nghị định số 05/2023/NĐ-CP được ban hành nhưng thấy mình không được nằm trong đối tượng được hưởng, anh Chiến không khỏi tủi thân.

"Lúc đó tôi vừa trực tiếp điều trị F0, vừa làm công việc phun khử khuẩn và phải dọn vệ sinh đốt rác. Tôi làm hết tất cả mọi việc, từ chuyên môn đến dọn vệ sinh. Nhưng khi có chế độ đãi ngộ thì trừ mình ra, mọi công sức tôi làm chẳng khác nào không được công nhận" - anh Chiến nói.

Tương tự, anh Lai Quốc Nghiệp nhân viên y tế tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) dù biết phải đối mặt với nguy cơ mình có thể trở thành F0 bất kì lúc nào vẫn xung phong tham gia chống dịch, nhưng lại tủi thân vì sự cố gắng không được công nhận.

"Mỗi ngày tôi tiếp xúc với cả trăm F1, dịch bệnh diễn biến căng thẳng, nên cả bộ đồ bảo hộ tôi cũng không dám cởi vì sợ lây nhiễm chéo cho người dân, đến cả uống nước cũng chỉ thấm giọng vì sợ đi vệ sinh, cởi đồ bảo hộ rất mất thời gian. Nhưng mệt mỏi chẳng là gì khi công việc mình làm lại không được công nhận, có phụ cấp thì bị bỏ quên" - anh Nghiệp nói.

Kiến nghị xem xét

Theo các nhân viên y tế tại đây, khi Nghị định 05 ban hành, tăng phụ cấp cho nhân viên y tế ai cũng mừng rỡ. Nhưng niềm vui hóa nỗi buồn tủi vì nhân viên y tế hợp đồng lại không nằm trong đối tượng được hưởng đãi ngộ.

Anh Lai Quốc Nghiệp chia sẻ: "Với mức lương khoảng 4 triệu đồng mỗi tháng, tôi phải nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ để nuôi 2 con nhỏ. Được biết tăng phụ cấp, tôi mừng lắm vì mình sẽ có thêm tiền để lo cho 2 con ăn học".

Trước áp lực, khó khăn, những nhân viên y tế vẫn lạc quan đồng lòng cố gắng vượt qua đại dịch nhưng lại tuyệt vọng vì mình không nằm trong đối tượng được tăng phụ cấp.  Ảnh: Nhân vật cung cấp
Những nhân viên y tế vẫn lạc quan đồng lòng cố gắng vượt qua đại dịch nhưng lại tuyệt vọng vì mình không nằm trong đối tượng được tăng phụ cấp. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu thì lại hóa hóa thành nỗi buồn và tủi thân vì biết mình không thuộc đối tượng được hưởng đãi ngộ. "2 con nhỏ của tôi đang theo học mẫu giáo, sắp vào năm học mới tiền lo cho con đi học, tiền sinh hoạt gia đình đều trông chờ vào chế độ đãi ngộ, nay lại là con số 0" - anh Nghiệp nói.

Không chỉ có anh Nghiệp, anh Võ Lập Duy - nhân viên y tế tỉnh Sóc Trăng - cũng trông chờ vào tiền đãi ngộ để điều trị bệnh cho con. "6 triệu đồng là số tiền tôi trang trải để nuôi mẹ già và 2 con nhỏ mỗi tháng. 1 cháu hiện nay mắc bệnh mãn tính đang điều trị. Được tăng phụ cấp là niềm hy vọng lớn để tôi có thêm tiền lo điều trị bệnh cho con" - anh Duy cho biết.

Theo anh Duy, tham gia chống dịch chẳng ai nghĩ đến tiền bạc, nhưng chứng kiến cảnh đồng nghiệp của mình là viên chức y tế được hưởng 100% phụ cấp ưu đãi, còn mình thì không chỉ vì mình là nhân viên y tế hợp đồng khiến ai nấy không khỏi xót xa.

Trao đổi với Lao Động, đại diện lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Kế Sách (Sóc Trăng) xác nhận: Trong giai đoạn chống dịch, anh em nhân viên y tế hợp đồng lao động cũng là những người dốc sức tham gia trực chiến, điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân. Liên quan đến vấn đề bị Nghị định 05 "bỏ quên", trước đó đơn vị đã có văn bản gửi đến Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng để Sở kiến nghị lên các cấp lãnh đạo xem xét.

VÂN HI
TIN LIÊN QUAN

Nhân viên y tế hợp đồng cũng mong được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề

Quế Chi (T/H) |

Nhân viên y tế hợp đồng làm việc tâm huyết, không thua kém nhân viên biên chế, cũng tham gia chống dịch, vậy sao lại không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05?

Tin 20h: Bị Nghị định 05 "bỏ quên", nhân viên y tế hợp đồng ngóng trợ cấp

Linh Trang - Tuấn Anh |

Tin 20h ngày 30.7: Vụ chuyến bay giải cứu: Vì sao tuyên án mức cao hơn đề nghị của Viện Kiểm sát?; Bị Nghị định 05 "bỏ quên", nhân viên y tế hợp đồng mong được công nhận; Đẻ thuê bằng quan hệ trực tiếp: Những hệ lụy khôn lường; Điểm du lịch trái phép tồn tại nhiều tháng, chỉ chính quyền không biết?;...

Bị Nghị định 05 "bỏ quên", nhân viên y tế hợp đồng mong được công nhận

VÂN HI |

"Tôi xa nhà tham gia chống dịch từ lúc con mới biết bò, đến khi về thì con đã biết đi. Nhưng khi có phụ cấp thì lại bị bỏ quên, chúng tôi tủi thân vô cùng" - đó là tâm tư của một nhân viên y tế dạng hợp đồng lao động công tác tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng gửi đến Báo Lao Động.

"Thiên la địa võng" tàn sát chim hoang dã ngay giữa Thủ đô

Thành Sơn- Nguyễn Phúc |

Như Báo Lao Động đã phản ánh, tình trạng săn bắt chim hoang dã diễn ra công khai tại nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô, đến mức, các chuyên gia bảo tồn phải thốt lên: "Những kẻ săn bắt chim đã bất chấp luật pháp".

Homestay cháy phòng dịp nghỉ lễ 2.9 nhờ xu hướng du lịch nghỉ dưỡng

BẢO THOA |

Dịp nghỉ lễ 2.9, thay vì đi xa, du lịch khám phá, nhiều du khách lựa chọn nghỉ dưỡng tại các homestay trong Thủ đô hay các điểm du lịch nổi tiếng. Hàng loạt homestay bắt kịp xu hướng đã sớm "cháy" phòng trước nghỉ lễ.

Ca sĩ Anh Thơ: "Chúng tôi hát nhạc đỏ bằng niềm kiêu hãnh, tự hào"

Hào Hoa (thực hiện) |

Anh Thơ sở hữu giọng nữ cao (coloratura soprano) đẹp và sang hiếm có. Âm vực rộng, lên nốt cao trong trẻo, giọng hát với màu sắc thính phòng của Anh Thơ được ví đẹp và réo rắt, vi vút như tiếng sáo trong gió. Cùng với Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn... Anh Thơ được xếp vào thế hệ của những ca sĩ có giọng ca sang đẹp, giàu cảm xúc của nhạc đỏ (nhạc cách mạng).

Người dân sống lênh đênh ven biên giới ở An Giang sắp có nơi an cư

Thành Nhân |

UBND tỉnh An Giang đầu tư khu dân cư ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An (huyện An phú, tỉnh An Giang) để di chuyển những người dân sinh sống trên bè giữa biên giới Việt Nam và Campuchia lên bờ nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân và an ninh trật tự khu vực biên giới.

Đường đi bão số 3 Saola khó lường, tiếp tục giật trên cấp 17

AN AN |

Bão số 3 Saola vẫn giữ cường độ mạnh cấp 14 - 15, giật trên cấp 17. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây, sau chuyển hướng tây tây nam.

Nhân viên y tế hợp đồng cũng mong được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề

Quế Chi (T/H) |

Nhân viên y tế hợp đồng làm việc tâm huyết, không thua kém nhân viên biên chế, cũng tham gia chống dịch, vậy sao lại không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05?

Tin 20h: Bị Nghị định 05 "bỏ quên", nhân viên y tế hợp đồng ngóng trợ cấp

Linh Trang - Tuấn Anh |

Tin 20h ngày 30.7: Vụ chuyến bay giải cứu: Vì sao tuyên án mức cao hơn đề nghị của Viện Kiểm sát?; Bị Nghị định 05 "bỏ quên", nhân viên y tế hợp đồng mong được công nhận; Đẻ thuê bằng quan hệ trực tiếp: Những hệ lụy khôn lường; Điểm du lịch trái phép tồn tại nhiều tháng, chỉ chính quyền không biết?;...

Bị Nghị định 05 "bỏ quên", nhân viên y tế hợp đồng mong được công nhận

VÂN HI |

"Tôi xa nhà tham gia chống dịch từ lúc con mới biết bò, đến khi về thì con đã biết đi. Nhưng khi có phụ cấp thì lại bị bỏ quên, chúng tôi tủi thân vô cùng" - đó là tâm tư của một nhân viên y tế dạng hợp đồng lao động công tác tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng gửi đến Báo Lao Động.