Trạm y tế dột nát và nhếch nhác, đến tiêm chủng cũng phải ra hành lang

Phương Anh |

Được xây dựng hơn 20 năm, lại hoạt động hết công suất trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, đến nay, Trạm y tế xã Trinh Phú (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã xuống cấp trầm trọng. Ngay cả đến tiêm chủng cũng không có chỗ, phải ra hành lang.

Nhếch nhác và dột nát

Có mặt tại Trạm y tế xã Trinh Phú (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của nơi chịu trách nhiệm khám chữa bệnh tuyến đầu cho hơn 10.000 dân nơi đây.

Mặc dù vẫn có đủ 11 phòng chức năng theo quy định, tuy nhiên hầu hết phòng tại Trạm y tế xã Trinh Phú đều xuống cấp nặng. Mái tôn dột nát, nền thấp, vách tường bong tróc, ẩm mốc... Trong tổng số 11 phòng chức năng thì Phòng Kế hoạch và Phòng Sinh sản đã đóng cửa hơn 1 năm nay do ngập nước mỗi khi trời mưa. Phòng Tiểu phẫu cũng được trưng dụng lại. Phòng Đông y không đủ giường cho người bệnh điều trị. Gần như mọi công tác khám, chữa bệnh của Trạm Y tế này đều tập trung tại Phòng trực.

Mọi công tác khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Trinh Phú đều thực hiện tại phòng trực. Ảnh: Phương Anh
Mọi công tác khám chữa bệnh tại Trạm y tế xã Trinh Phú đều thực hiện tại phòng trực. Ảnh: Phương Anh

Bà Phạm Thị Tươi - người dân ở xã Trinh Phú - cho biết: Trạm y tế là nơi thường xuyên tiếp nhận bệnh tuyến đầu. Người dân ở đây khi đến đây thì hầu như ai nấy cũng đều có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trước tình trạng xuống cấp của trạm y tế như hiện nay, việc đến đây khám chữa bệnh cũng rất ái ngại.

"Vào những hôm đi gặp trời mưa thì nước ngập nền nhà, rất trơn trợt, nguy hiểm cho bà con. Vì vậy, người dân rất mong muốn có trạm y tế mới để việc chăm sóc sức khỏe được tốt hơn" - bà Tươi chia sẻ.

Trần nhà bị ẩm mốc và dột nước mỗi khi trời mưa. Ảnh: Phương Anh
Trần nhà bị ẩm mốc và dột nước. Ảnh: Phương Anh
Nền nhà thì trơn trượt. Ảnh: Phương Anh
Nền nhà thì ẩm thấp, trơn trượt và ngập nước mỗi khi trời mưa. Ảnh: Phương Anh

Trạm y tế xã Trinh Phú có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho 12.558 người dân trong xã. Trung bình, mỗi tháng có khoảng 300 - 400 lượt người đến khám, chữa bệnh tại đây.

Tuy nhiên, trong khi nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trên địa bàn ngày càng cao thì trang thiết bị y tế lại thiếu thốn nên trạm chỉ thực hiện khám, chữa những bệnh thông thường, còn những trường hợp khác phải chuyển tuyến - ngay cả việc phục vụ sinh sản cho sản phụ.

Phòng Hậu sản của trạm đã đóng cửa. Ảnh: Phương Anh
Phòng Hậu sản của trạm đã đóng cửa. Ảnh: Phương Anh
Phòng sinh sản ngưng hoạt động hơn 1 năm nay do nước ngập và dột nát. Ảnh: Phương Anh
Phòng sinh sản cũng ngưng hoạt động hơn 1 năm nay do nước ngập và dột nát, nhân viên y tế phải lau nước mỗi khi trời mưa. Ảnh: Phương Anh

Trông chờ gỡ khó

Y sĩ Trần Văn Quý - Phó Trưởng Trạm Y tế xã Trinh Phú - cho biết: Tình trạng trạm xuống cấp nhiều năm nay đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Thậm chí, đến công tác tiêm chủng cũng rất khó khăn bởi phòng rất nhỏ, phải kê bàn ghế ra bên ngoài hành lang để tiêm.

"Thông thường, nếu đúng tiến độ, việc tiêm chủng chỉ cần 1 buổi là xong. Còn như hiện nay phải tiêm cả ngày, thậm chí sang đến hôm sau. Trước tình hình đó, chúng tôi vận động xã hội hóa và được các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng mái che, bàn ghế để người dân đến có chỗ ngồi và không bị ướt khi trời mưa" - y sĩ Quý cho hay.

Phòng Tiểu phẫu cũng được trưng dụng. Ảnh: Phương Anh
Phòng Tiểu phẫu cũng được trưng dụng. Ảnh: Phương Anh

Toàn huyện Kế Sách có 13 trạm y tế, trong đó có 11 trạm y tế đạt chuẩn và đáp ứng đầy đủ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Hiện còn Trạm Y tế xã Trinh Phú và xã An Mỹ vẫn trong tình trạng xuống cấp trầm trọng.

Năm 2019, hai trạm này được Ngân hàng Phát triển Châu Á đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên dự án tạm gián đoạn. Sau đại dịch, dự án được khởi động lại, song đến nay vẫn chưa được phân bổ kinh phí.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) - cho biết: "Chúng tôi rất mong muốn sớm được bố trí vốn để nâng cấp, xây mới các trạm này. Bởi thời gian qua, tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Đặc biệt là tạo áp lực quá tải cho tuyến trên".

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Nhân viên y tế và nghịch lý muốn vào viên chức, nhưng quyết không về trạm y tế

VÂN HI |

Tình trạng các nhân viên y tế hợp đồng lao động chấp nhận nghỉ việc hoặc xin thôi tập sự chứ không muốn về làm viên chức trạm y tế đã tạo ra nghịch lý: Trạm y tế cần người có kinh nghiệm chuyên môn thì không có, trong khi các bệnh viện công thừa người thì lại muốn vào.

Sinh viên ngành y băn khoăn khi chứng kiến trạm y tế vắng bóng bệnh nhân

VÂN HI |

Như Lao Động đã thông tin, hiện nay, nhiều trạm y tế rơi vào cảnh vắng bóng bệnh nhân vì người dân không mặn mà đến khám, chữa bệnh. Vắng bóng bệnh nhân, nhiều nhân viên trạm y tế "rỗi nghề", sinh viên đang theo học ngành y cũng chông chênh, mang tâm lí chán nản.

Lương chỉ đủ nuôi thân, nhân viên trạm y tế bỏ nghề đi làm công nhân

VÂN HI |

"Mất nhiều năm học ngành Y với mong muốn được phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tuy nhiên, trước tình trạng trạm y tế vắng bóng bệnh nhân như hiện nay, những người làm ngành Y như chúng tôi rất chạnh lòng" - lời tâm sự của nhân viên y tế công tác tại TP Cần Thơ.

Người bệnh không "mặn mà" với trạm y tế

VÂN HI |

Hiện nay, đa số các trạm y tế (TYT) đều được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia và Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả 100%. Tuy nhiên, có một nghịch lý là nhiều người vẫn không mặn mà và sẵn sàng chi trả khoản chi phí khá cao để đi khám ở tuyến trên hoặc các phòng khám tư.

Cận cảnh nhân bánh trung thu mốc trắng bên trong xưởng bánh “gia truyền”

NHÓM PV |

Mặc dù mới giữa tháng 6 âm lịch, tuy nhiên hiện nay thị trường bánh trung thu đã khá nhộn nhịp, với lượng người mua không nhỏ. Bên trong các xưởng bánh handmade, bánh “gia truyền” tự phong, những thùng nhân mốc trắng "nằm chờ" sản xuất.

“Sự bao dung sẽ giúp hoa hậu tốt hơn, chứ không phải việc tước vương miện”

Mi Lan (thực hiện) |

Khủng hoảng truyền thông của tân Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi và Á hậu 1 Đào Thị Hiền đã kéo theo những ý kiến phản ứng về việc quá nhiều cuộc thi hoa hậu đang được cấp phép tổ chức, “chất lượng” hoa hậu sụt giảm...

Hi hữu: Hàng chục năm tranh chấp mộ phần lão thành cách mạng

An Trịnh |

Cao Bằng - Một ngôi mộ được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tới hai gia đình cùng tranh chấp và chăm sóc, nhang khói suốt hơn 20 năm.

Ưng Hoàng Phúc lộ diện ngay tập đầu tiên Ca sĩ mặt nạ mùa 2

DI PY |

"The Masked Singer Vietnam – Ca sĩ mặt nạ" tập 1 khiến khán giả bất ngờ với màn lộ diện của Ưng Hoàng Phúc. Nam ca sĩ có những chia sẻ thú vị khi lần đầu đứng trên sân khấu chương trình.

Nhân viên y tế và nghịch lý muốn vào viên chức, nhưng quyết không về trạm y tế

VÂN HI |

Tình trạng các nhân viên y tế hợp đồng lao động chấp nhận nghỉ việc hoặc xin thôi tập sự chứ không muốn về làm viên chức trạm y tế đã tạo ra nghịch lý: Trạm y tế cần người có kinh nghiệm chuyên môn thì không có, trong khi các bệnh viện công thừa người thì lại muốn vào.

Sinh viên ngành y băn khoăn khi chứng kiến trạm y tế vắng bóng bệnh nhân

VÂN HI |

Như Lao Động đã thông tin, hiện nay, nhiều trạm y tế rơi vào cảnh vắng bóng bệnh nhân vì người dân không mặn mà đến khám, chữa bệnh. Vắng bóng bệnh nhân, nhiều nhân viên trạm y tế "rỗi nghề", sinh viên đang theo học ngành y cũng chông chênh, mang tâm lí chán nản.

Lương chỉ đủ nuôi thân, nhân viên trạm y tế bỏ nghề đi làm công nhân

VÂN HI |

"Mất nhiều năm học ngành Y với mong muốn được phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tuy nhiên, trước tình trạng trạm y tế vắng bóng bệnh nhân như hiện nay, những người làm ngành Y như chúng tôi rất chạnh lòng" - lời tâm sự của nhân viên y tế công tác tại TP Cần Thơ.

Người bệnh không "mặn mà" với trạm y tế

VÂN HI |

Hiện nay, đa số các trạm y tế (TYT) đều được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia và Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả 100%. Tuy nhiên, có một nghịch lý là nhiều người vẫn không mặn mà và sẵn sàng chi trả khoản chi phí khá cao để đi khám ở tuyến trên hoặc các phòng khám tư.