"Hệ thống giao thông có trí tuệ" còn trừu tượng, dễ gây tranh luận

Thùy Linh- Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cụm từ “hệ thống giao thông có trí tuệ” còn trừu tượng, chưa thực sự rõ nghĩa. Khi triển khai cụ thể hóa trong thực tiễn sau này, dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau và rất dễ gây tranh luận.

Làm rõ thế nào là “Hệ thống giao thông có trí tuệ”

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 24.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đường bộ.

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn tán thành với hồ sơ Dự thảo Luật Đường bộ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh.

Đại biểu cũng nhất trí với Báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình của Bộ Giao thông Vận tải, chất lượng của Dự thảo Luật, sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, sẽ được nâng lên rất nhiều và Luật sau khi được thông quá, sẽ dễ đi vào cuộc sống.

Góp ý cụ thể vào nội dung dự thảo Luật đối với quy định về Hệ thống giao thông thông minh tại khoản 1 Điều 7, đại biểu Lưu Bá Mạc đề nghị, cân nhắc làm rõ nội hàm khái niệm của cụm từ “hệ thống giao thông có trí tuệ”, hoặc chỉnh lý cụm từ “trí tuệ” bằng một cụm từ khác phù hợp hơn với nội hàm của “Hệ thống giao thông thông minh”.

Theo đại biểu tỉnh Lạng Sơn, cụm từ “hệ thống giao thông có trí tuệ” còn trừu tượng, chưa thực sự rõ nghĩa. Khi triển khai cụ thể hóa trong thực tiễn sau này dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau và rất dễ gây tranh luận.

Đối với quy định về “Đất hành lang an toàn đường bộ” tại Điều 19, hiện đang có vướng mắc trong việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đối với thửa đất có phần diện tích đất, nằm trong hành lang an toàn đường bộ.

Do vậy, đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo, cân nhắc bổ sung thêm quy định vào khoản 2 Điều 19 Dự thảo Luật theo hướng cho phép người dân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ, mà chưa được Nhà nước thu hồi.

Bên cạnh đó, đại biểu Lưu Bá Mạc đề nghị, cân nhắc, có chính sách hỗ trợ miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất của người dân đối với diện tích nếu được chuyển đổi nằm trong hành lang an toàn đường bộ, một cách phù hợp. Từ đó, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa hai Dự thảo Luật, trong đó bao gồm Điều 122 Dự thảo Luật Đất đai và Điều 19 Dự thảo Luật Đường bộ.

Tránh trùng lặp nội dung 2 dự thảo Luật

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cũng tỏ ra lo ngại sự trùng lặp, chồng chéo trong các quy định của 2 dự thảo luật. Các đại biểu cho rằng, cần rà soát các nội dung cùng quy định tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng. Ảnh: Media Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng. Ảnh: Media Quốc hội

Phát biểu ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ tại hội trường, đại biểu Nguyễn Hải Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định bày tỏ thống nhất với việc xây dựng dự thảo Luật Đường bộ cũng như dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ trên cơ sở chính trị, pháp lý rõ ràng, cụ thể…

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho rằng, việc xây dựng tách biệt 2 dự thảo Luật này sẽ khá khó khăn, nhất là các nội dung liên quan cùng có quy định tại 2 dự thảo Luật.

“Có rất nhiều vấn đề cần phải phân định và cân nhắc để quyết định quy định ở một luật hay cả 2 luật. Ví dụ như vấn đề về xe đưa đón học sinh, một người là lái xe, một người là quản lý học sinh.

Tại dự thảo Luật Đường bộ đang quy định lái xe cần phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm vận tải hành khách. Tuy nhiên, tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ thì chỉ có quy định đối với người quản lý…”, đại biểu Hải Dũng nêu dẫn chứng.

Đại biểu cũng cho rằng, việc triển khai trong thực tiễn sẽ rất phiền phức, khó khăn. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, rà soát đối với các nội dung như vậy có thể dồn vào quy định tại một luật.

Thùy Linh- Ngô Cường
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội thảo luận Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, trong phiên làm việc hôm nay (24.11), các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trắc nghiệm: Những điều tài xế cần biết về ngưỡng nồng độ cồn khi tham gia giao thông

NHÓM PV |

Hiện nay, trong luật có quy định về các ngưỡng nồng độ cồn, tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ. Cùng thử tài hiểu biết các quy định về vấn đề này với bộ câu hỏi trắc nghiệm của Báo Lao Động.

Gần 6.000 thẩm phán Tòa án cấp huyện suốt đời chỉ là sơ cấp, rất thiệt thòi

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao, thực tế ở tòa án cấp huyện có gần 6.000 thẩm phán. Từ khi vào tòa án đến khi về hưu đều chỉ được là thẩm phán sơ cấp dù giỏi, có khả năng làm rất nhiều việc.

Học sinh nín thở chờ đợi chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Thanh Hằng |

Đề xuất phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2+2 từ năm 2025 nhận được nhiều sự ủng hộ của người học và người dạy.

Nhà văn Y Ban: Đàn bà xấu hay đẹp, tôi đều ám ảnh

NHÓM PV |

Chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Y Ban về văn học Việt Nam đương đại đang bị cho là thiếu tác phẩm xứng tầm, thiếu tác giả tài năng.

Bức tranh sinh động về cuộc sống công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn

Mi Lan |

Ngày 26.11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ diễn ra Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Báo Lao Động tổ chức, Tổng LĐLĐVN chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam.

Đẩy mạnh thực hiện phúc lợi cho đoàn viên, người lao động tại Cụm thi đua

Kiều Vũ |

Hà Nội - Tại Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội các đơn vị đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình phúc lợi cho đoàn viên và người lao động.

Cảnh ngổn ngang tại dự án khách sạn hơn 465 tỉ đồng chậm tiến độ ở Hòa Bình

Minh Chuyên - Đinh Đại |

Sau khi dừng thi công vào năm 2022, dự án khách sạn hơn 465 tỉ đồng trên khu đất vàng của TP Hòa Bình hiện vẫn dang dở, ngổn ngang.

Quốc hội thảo luận Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, trong phiên làm việc hôm nay (24.11), các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trắc nghiệm: Những điều tài xế cần biết về ngưỡng nồng độ cồn khi tham gia giao thông

NHÓM PV |

Hiện nay, trong luật có quy định về các ngưỡng nồng độ cồn, tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ. Cùng thử tài hiểu biết các quy định về vấn đề này với bộ câu hỏi trắc nghiệm của Báo Lao Động.

Gần 6.000 thẩm phán Tòa án cấp huyện suốt đời chỉ là sơ cấp, rất thiệt thòi

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao, thực tế ở tòa án cấp huyện có gần 6.000 thẩm phán. Từ khi vào tòa án đến khi về hưu đều chỉ được là thẩm phán sơ cấp dù giỏi, có khả năng làm rất nhiều việc.