Cảnh sát giao thông lý giải ngưỡng nồng độ cồn trong luật

Xuyên Đông |

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định ngưỡng nồng độ cồn vi phạm. Trong khi đó, Nghị định 100 vẫn xử phạt trường hợp dưới ngưỡng. Vậy điều này có vênh trong luật hay không?

Nhiều người thắc mắc, khoản 8 Điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể là “Điều khiển xe môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.

Trong khi đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt lại quy định phạt đối với người người lái xe thực hiện hành vi vi phạm “Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở”.

Vậy, Nghị định 100/2019/NĐ có trái với quy định của Luật không?

Lý giải điều này trên Cổng thông tin điện tử Cảnh sát giao thông, đơn vị cho rằng, về nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật như sau: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Căn cứ vào các quy định nêu trên cho thấy, văn bản quy phạm pháp luật phải được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Về quy định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm là: “Điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.

Ngày 14.6.2019, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia là: “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Mặt khác, khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác như sau:

“Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên cho thấy, quy định về hành vi nghiêm cấm tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.

Theo đó, theo quy định hiện hành điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị luật nghiêm cấm.

Xuyên Đông
TIN LIÊN QUAN

Không chấp hành đo nồng độ cồn, tài xế Hải Dương bị xử phạt 54 triệu đồng

Hoàng Khôi |

UBND tỉnh Hải Dương vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với một lái xe ở Chí Linh do vi phạm nhiều lỗi khi tham gia giao thông, trong đó có vi phạm không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn.

Không uống rượu bia nhưng thổi có nồng độ cồn, cần làm gì?

BẢO BÌNH - THU THỦY |

Căn cứ điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA, người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu bia nhưng kết quả vẫn báo vi phạm nồng độ cồn có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa đi xét nghiệm máu ở tại cơ sở y tế gần nhất để có kết quả chính xác. Nếu kết quả xét nghiệm trong máu không có nồng độ cồn, bạn sẽ không bị lập biên bản vi phạm.

Đề xuất trường hợp cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra nồng độ cồn

Xuyên Đông |

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã đưa trực tiếp trường hợp kiểm tra nồng độ cồn là căn cứ để cảnh sát giao thông dừng phương tiện.

Băng tuyết trắng đỉnh Fansipan sáng 20.11

An Trịnh |

Sáng ngày 20.11, nhiệt độ tại đỉnh Fansipan được ghi nhận khoảng 0 độ C, băng trắng phủ khá dày trên đỉnh núi.

Bà chủ Vạn Thịnh Phát chỉ đạo cháu gái, thuyết phục chồng lập hồ sơ khống

Việt Dũng |

Để rút ruột hàng trăm nghìn tỉ của SCB, bị can Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngoài các cá nhân, còn chỉ đạo cháu gái và thuyết phục chồng lập hồ sơ vay khống của ngân hàng này.

Xu hướng phục hồi của thị trường chứng khoán vẫn được duy trì

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán có xu hướng test lại vùng hỗ trợ quanh 1.100 điểm nhờ nỗ lực giữ hỗ trợ cuối phiên tuần qua và hi vọng ngưỡng này sẽ được giữ vững trong tuần giao dịch tiếp theo.

Doanh nghiệp cà phê gặp khó trong việc truy xuất nguồn gốc

Thạch Lam |

Ngành cà phê Việt Nam, với diện tích canh tác chủ yếu manh mún nhỏ lẻ, dự kiến sẽ chịu tác động nhiều nhất của quy định chống phá rừng của EU. Các doanh nghiệp (DN) ngành này cho biết, đang sẵn sàng chuyển đổi xanh nhưng cần một căn cứ chung từ cơ quan quản lý nhà nước.

Dự báo thời tiết hôm nay 20.11: Bắc Bộ ngày nắng hanh, đêm và sáng trời rét

MINH HÀ |

Dự báo thời tiết hôm nay 20.11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, ngày nắng; riêng vùng núi Bắc Bộ đêm có mưa vài nơi. Đêm và sáng trời rét. Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa dông.

Không chấp hành đo nồng độ cồn, tài xế Hải Dương bị xử phạt 54 triệu đồng

Hoàng Khôi |

UBND tỉnh Hải Dương vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với một lái xe ở Chí Linh do vi phạm nhiều lỗi khi tham gia giao thông, trong đó có vi phạm không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn.

Không uống rượu bia nhưng thổi có nồng độ cồn, cần làm gì?

BẢO BÌNH - THU THỦY |

Căn cứ điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA, người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu bia nhưng kết quả vẫn báo vi phạm nồng độ cồn có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa đi xét nghiệm máu ở tại cơ sở y tế gần nhất để có kết quả chính xác. Nếu kết quả xét nghiệm trong máu không có nồng độ cồn, bạn sẽ không bị lập biên bản vi phạm.

Đề xuất trường hợp cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra nồng độ cồn

Xuyên Đông |

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã đưa trực tiếp trường hợp kiểm tra nồng độ cồn là căn cứ để cảnh sát giao thông dừng phương tiện.