Trường Nguyễn Khuyến bị tố như “trại lính”: Trường học hay lò luyện?

Bích Hà |

Học từ 6h sáng đến 10h đêm; học kín các ngày trong tuần, từ thứ hai đến chủ nhật; học vì cha mẹ, để không vi phạm “kỷ luật thép” của nhà trường… Tất cả những điều này đang khiến việc học với nhiều học sinh là áp lực và nỗi ám ảnh.

Kỷ luật có thực sự vì học sinh?

Cách đây chưa lâu, câu chuyện “Bên trong cánh cửa Lương Thế Vinh - chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt” do một phụ huynh chia sẻ đã nhận được sự quan tâm của dư luận.

Ngôi trường dân lập nổi tiếng ở Hà Nội đã đề ra nhiều hình thức kỷ luật bị phụ huynh “tố” là hà khắc. Khối lượng bài tập, cường độ học tập của trường khiến không ít học sinh và cả phụ huynh đều áp lực. Nhưng bù lại, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và đại học của trường này luôn dẫn đầu.

Hà Nội có Trường Lương Thế Vinh thì trong Nam có Trường Nguyễn Khuyến, cũng nổi tiếng có nội quy vô cùng nghiêm khắc, mà phụ huynh vẫn truyền tai nhau là “kỷ luật thép”.

Đặc biệt mới đây, khi một học sinh giỏi của Trường Nguyễn Khuyến tự tử vì áp lực học hành, không ít phụ huynh, học sinh cũ của trường đã lên tiếng phản đối phương pháp giáo dục của trường. Thậm chí có người còn ví trường như “trại lính”. Trường học bị biến thành trung tâm luyện thi, nơi học sinh phải theo những lịch trình học tập mà nhà trường đã quy định sẵn. Nếu không đáp ứng, có thể phải chuyển lớp, chuyển trường bất kể lúc nào.

Cần bỏ lối giáo dục áp đặt

Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến đã lên tiếng phủ nhận thông tin ví trường học của mình như trại lính, nhưng thừa nhận nội quy của trường có nghiêm hơn các trường khác. Tất cả cũng vì muốn tốt cho học sinh, đáp ứng kỳ vọng mà phụ huynh gửi gắm.

Đồng ý, việc nhà trường kỷ luật nghiêm khắc, “gò” học sinh vào guồng quay học tập, hay phụ huynh đặt mục tiêu sẽ tạo động lực để con phấn đấu. Nhưng nếu kỳ vọng quá lớn, giáo dục quá áp đặt sẽ trở thành “hòn đá tảng” đè nặng lên vai học sinh. Và khi mục tiêu bị quá sức, học sinh sẽ tự chán nản và có thể dẫn đến suy nghĩ, hành động tiêu cực.

Từng nhiều lần lên tiếng phản đối mô hình giáo dục kiểu trường chuyên, lớp chọn, luyện gà nòi, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - cho rằng, hiện nay quá nhiều trường và thầy cô, kể cả phụ huynh vẫn còn giữ tư duy, lối giáo dục áp đặt học sinh, nếu kỷ luật cũng theo kiểu áp đặt nữa thì càng nguy hiểm.

Bởi nếu kỷ luật áp đặt sẽ khiến học sinh luôn ở trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng, tự thu mình lại, có thể dẫn đến bị trầm cảm. Để hạn chế điều này, TS Lâm cho rằng việc giáo dục, kỷ luật cần trên cơ sở tôn trọng học sinh.

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An – nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, dù quy định của pháp luật là trẻ trên 7 tuổi đã có quyền góp tiếng nói, bất kể việc làm nào ảnh hưởng đến trẻ đều cần phải tham vấn ý kiến của trẻ, nhưng hiện nay ít trường học, thầy cô, kể cả phụ huynh làm điều này. 

Vẫn là lối tư duy áp đặt, từ việc học tập, đến chọn ngành nghề, ép trẻ làm theo những điều mà người lớn mong muốn. Lý do "vì tốt cho trẻ em" chỉ là cái cớ, thực sự trẻ vẫn đang là nạn nhân của những ước vọng mà người lớn vẽ ra.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Trước dư luận Trường Nguyễn Khuyến như trại lính, hiệu trưởng nói gì?

Cường Ngô |

Sự việc một nam sinh lớp 10 Trường tư thục Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành khiến nhiều phụ huynh và các nhà nghiên cứu giáo dục lo lắng. Trong khi đó, nhà trường phủ nhận không áp dụng “kỷ luật thép” bắt học sinh làm theo.

Vụ Trường THPT Nguyễn Khuyến như “trại lính”: Không thể để các trường “tự tung, tự tác”

HẢI ĐĂNG |

Sau nhiều vụ việc như cô giáo phải quỳ gối, giáo viên im lặng không giảng bài, ngành giáo dục tiếp tục đón nhận cú sốc mới, đau xót quá mức tưởng tượng, khi có học sinh không chịu nổi áp lực học hành đã phải tự tử.

Nam sinh tự tử: Khi áp lực từ bố mẹ không được nhà trường giải tỏa…

Thế Lâm |

Cái chết thương tâm (tự tử) của nam sinh lớp 10E3 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) sẽ còn làm day dứt các bậc phụ huynh với câu hỏi: Có nhất thiết đánh đổi tất cả cuộc sống của con trẻ chỉ vì điểm số cao?

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Trước dư luận Trường Nguyễn Khuyến như trại lính, hiệu trưởng nói gì?

Cường Ngô |

Sự việc một nam sinh lớp 10 Trường tư thục Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành khiến nhiều phụ huynh và các nhà nghiên cứu giáo dục lo lắng. Trong khi đó, nhà trường phủ nhận không áp dụng “kỷ luật thép” bắt học sinh làm theo.

Vụ Trường THPT Nguyễn Khuyến như “trại lính”: Không thể để các trường “tự tung, tự tác”

HẢI ĐĂNG |

Sau nhiều vụ việc như cô giáo phải quỳ gối, giáo viên im lặng không giảng bài, ngành giáo dục tiếp tục đón nhận cú sốc mới, đau xót quá mức tưởng tượng, khi có học sinh không chịu nổi áp lực học hành đã phải tự tử.

Nam sinh tự tử: Khi áp lực từ bố mẹ không được nhà trường giải tỏa…

Thế Lâm |

Cái chết thương tâm (tự tử) của nam sinh lớp 10E3 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) sẽ còn làm day dứt các bậc phụ huynh với câu hỏi: Có nhất thiết đánh đổi tất cả cuộc sống của con trẻ chỉ vì điểm số cao?