Trường học như trại lính: Không có kỷ luật thép, học sinh có nên người?

Bích Hà |

Việc một nam sinh của Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (TPHCM) tự tử tại trường, để lại thư tuyệt mệnh nói về áp lực học tập, đã khiến nhiều người lớn day dứt. 

Sau sự việc này, trên mạng xã hội cũng nổ ra cuộc tranh luận gay gắt về phương pháp giáo dục dùng “kỷ luật thép” mà một số trường áp dụng để dạy dỗ học sinh.

Nhiều học sinh trầm cảm vì phương pháp giáo dục hà khắc

Sau những bài viết trên Lao Động nói về việc Trường Nguyễn Khuyến dùng kỷ luật thép để giáo dục học sinh, rất nhiều độc giả từng là học sinh, hoặc phụ huynh có con học ở trường đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này. Trong đó không ít người thừa nhận con đã từng rơi vào trạng thái trầm cảm vì áp lực học tập.

Trúc Thanh (một phụ huynh ở TPHCM, có con học ở Trường Nguyễn Khuyến) chia sẻ: “Tôi đã từng ép con mình vào đây học dù cháu đậu cấp 3 trường công lập với số điểm khá cao. Kết quả là có những lúc con tôi không chịu nổi áp lực quá lớn nên tự làm tổn thương bản thân mình, kết quả học tập sa sút.

Rồi một ngày, nhà trường mời chúng tôi vào và buộc chúng tôi phải chuyển trường cho con với lý do sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thi tốt nghiệp và thi ĐH của trường... Có lẽ gia đình tôi còn may mắn hơn gia đình em học sinh lớp 10 kia, bởi tôi đã chuyển trường cho con. Sau này, con nói, nếu để cháu học thêm 1 tuần nữa cháu sẽ tự tử mất, vì quá áp lực và sự hà khắc nặng nề mà trường đặt lên những học sinh cuối cấp như con tôi” - chị Thanh chia sẻ.

Nhiều ý kiến cũng lên án cách giáo dục lấy hình phạt, kỷ luật để làm học sinh sợ hãi, với những yêu cầu khắt khe để học sinh phải chú tâm vào học tập, học gạo để đỗ đạt, làm đẹp thành tích cho nhà trường.

Ngoài chuyện căng thẳng vì áp lực học tập ở trường, sự kỳ vọng quá cao của bố mẹ sẽ khiến việc học tập không còn là cánh cửa mở ra tương lai, mà trở thành nguyên nhân khiến trẻ vào bệnh viện vì trầm cảm, thậm chí có hành động dại dột.

 
 Bảng nội quy của Trường Nguyễn Khuyến. Ảnh: C.N

Kỷ luật là tốt cho học sinh?

Bên cạnh những ý kiến không đồng tình với phương pháp giáo dục dùng kỷ luật thép để dạy dỗ học sinh, cũng có không ít ý kiến ủng hộ. Việc Trường Nguyễn Khuyến có nội quy nghiêm, cường độ học tập cao hơn các trường khác cũng vì muốn học sinh tiến bộ hơn. Nếu phụ huynh đồng ý với phương pháp giáo dục của nhà trường thì cho con học.

“Nếu chê hà khắc, không theo được nội quy thì đừng vào, có ai ép đâu! Học sinh đã ý thức kém, cha mẹ tin tưởng giao thì nên ủng hộ” - một bạn đọc chia sẻ.

Độc giả có tên Lê Sang cũng đồng quan điểm trên: Tôi ủng hộ cách dạy của Trường Nguyễn Khuyến với đầu vào trung bình khá mà đầu ra đạt tỷ lệ 100% tốt nghiệp phổ thông và trên 97% đậu đại học. Để có kết quả học tập như trên, nhà trường bắt buộc đặt kỷ luật học tập lên hàng đầu. Đâu phải ai cũng xin con, em mình vào được "trại lính" của Trường THPT Nguyễn Khuyến...".

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Vụ Trường THPT Nguyễn Khuyến như “trại lính”: Không thể để các trường “tự tung, tự tác”

HẢI ĐĂNG |

Sau nhiều vụ việc như cô giáo phải quỳ gối, giáo viên im lặng không giảng bài, ngành giáo dục tiếp tục đón nhận cú sốc mới, đau xót quá mức tưởng tượng, khi có học sinh không chịu nổi áp lực học hành đã phải tự tử.

Trường THPT Nguyễn Khuyến như trại lính: "Con bị trầm cảm mẹ ơi!"

Cường Ngô |

Sự việc một nam sinh lớp 10 Trường tư thục Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành khiến nhiều phụ huynh và các nhà nghiên cứu giáo dục lo lắng.

Nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh: "Con đã phụ lòng ba mẹ. Con xin lỗi"

Cường Ngô - Kim Đồng |

Thầy hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết, khi phát hiện nam sinh có ý định tự tử, các thầy cô đã chuẩn bị nệm phía dưới nhưng bất thành.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vụ Trường THPT Nguyễn Khuyến như “trại lính”: Không thể để các trường “tự tung, tự tác”

HẢI ĐĂNG |

Sau nhiều vụ việc như cô giáo phải quỳ gối, giáo viên im lặng không giảng bài, ngành giáo dục tiếp tục đón nhận cú sốc mới, đau xót quá mức tưởng tượng, khi có học sinh không chịu nổi áp lực học hành đã phải tự tử.

Trường THPT Nguyễn Khuyến như trại lính: "Con bị trầm cảm mẹ ơi!"

Cường Ngô |

Sự việc một nam sinh lớp 10 Trường tư thục Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành khiến nhiều phụ huynh và các nhà nghiên cứu giáo dục lo lắng.

Nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh: "Con đã phụ lòng ba mẹ. Con xin lỗi"

Cường Ngô - Kim Đồng |

Thầy hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến cho biết, khi phát hiện nam sinh có ý định tự tử, các thầy cô đã chuẩn bị nệm phía dưới nhưng bất thành.