Trước dư luận Trường Nguyễn Khuyến như trại lính, hiệu trưởng nói gì?

Cường Ngô |

Sự việc một nam sinh lớp 10 Trường tư thục Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành khiến nhiều phụ huynh và các nhà nghiên cứu giáo dục lo lắng. Trong khi đó, nhà trường phủ nhận không áp dụng “kỷ luật thép” bắt học sinh làm theo.

"Chúng tôi không dám nghĩ đến thành tích"

Theo chia sẻ của một số phụ huynh, trường THPT dân lập Nguyễn Khuyến tuyển sinh khá khắt khe. Khi học sinh được nhận vào trường buộc phải cam kết tuân thủ các quy định nhà trường đặt ra. Mỗi buổi tối, học sinh trường Nguyễn Khuyến phải làm nhiều bài tập của giáo viên bộ môn và cả quản nhiệm. Các kỳ thi cũng nối đuôi nhau, cứ cách tuần lại có bài kiểm tra đánh giá.

Việc sinh hoạt của học sinh ở trường cũng là “quy trình khép kín”. Theo đó 5h sáng, học sinh phải dậy tập thể dục như môi trường quân đội. 6h hơn, học sinh phải có mặt trên lớp. 11h30 ăn cơm, 13h30 lại tiếp tục học, 18h15 lên lớp học thêm. Học sinh được về phòng lúc 22h. Mọi thứ chính xác đến từng phút.

Trường Nguyễn Khuyến
Trường Nguyễn Khuyến.  Ảnh: C.N

Liên quan vụ việc này, Báo Lao Động đã có trao đổi với ông Lê Trọng Tín - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến.

Ông Tín phủ nhận việc nhà trường chạy theo thành tích, áp dụng “kỷ luật thép” bắt học sinh làm theo. Vị hiệu trưởng cho hay, khi nhận học sinh, nhà trường cố gắng tạo môi trường học tập tích cực, nâng cao lực học của học sinh.

“Chúng tôi cố gắng để không phụ lòng phụ huynh. Nguyện vọng của họ gửi con vào trường để tốt hơn, họ đã tin tưởng, nhà trường phải làm cho kỳ được. Chúng tôi không dám nghĩ đến thành tích”, ông Tín cho hay.

Nói về chương trình học hà khắc, thời khóa biểu dày đặc, "quà Tết" là bài tập về nhà, ông Tín cho hay, thời khóa biểu của nhà trường thực hiện đúng chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo. Từng tuần, từng tháng, từng quý đều theo phân phối của Sở, nhà trường không dám sai lệch.

Học sinh trường Nguyễn Khuyến.
Học sinh trường Nguyễn Khuyến. Ảnh: C.N

“Chúng tôi chỉ lo thêm cho học sinh việc rèn luyện, bởi kiến thức sách giáo khoa thôi là chưa đủ, các giáo viên cho học sinh tiếp cận nhiều dạng bài tập, khi thi cử sẽ dễ dàng xử lý. Muốn đạt kết quả tốt thì phải rèn luyện”, vị hiệu trưởng cho hay.

Lãnh đạo nhà trường chia sẻ, hầu hết học sinh trong trường đều theo được chương trình học của trường Nguyễn Khuyến, tất nhiên sẽ có những học sinh chưa theo kịp.

Kỷ luật giúp học sinh tiến bộ

Đối với trường Nguyễn Khuyến, việc kỷ luật giúp học sinh tiến bộ hơn, không bị lờn nội quy. Nhà trường thừa nhận, có những học sinh thuộc dạng “đặc biệt”, nhà trường chưa sát sao, chưa làm tròn bổn phận, để xảy ra những sự việc đáng tiếc. Đó là lỗi của nhà trường, không thể phủ nhận được.

Nội quy của Trường Nguyễn Khuyến. Ảnh: Cường Ngô
Nội quy của Trường Nguyễn Khuyến. Ảnh: Cường Ngô

PV Báo Lao Động hỏi có chuyện “học sinh đến muộn bị phạt đứng chép bài ở hành lang, bị đổi chỗ ngồi và chuyển lớp”, vị hiệu trưởng phủ nhận không có chuyện này, nếu có chỉ là hù dọa.

Ví dụ, một học sinh đi học muộn nhiều lần, nhà trường sẽ nhắc nhở, phạt để các em khắc phục. Còn việc chuyển lớp, xuất phát từ những kỳ thi đánh giá năng lực học sinh. Học sinh có học lực tốt sẽ được chuyển lên lớp chất lượng tốt hơn. Ngược lại, học sinh đang học lớp loại A nhưng lực học giảm sút sẽ bị điều chuyển xuống lớp khác, để có chương trình học phù hợp.

 

Nói về vấn đề giao bài tập khi về Tết, thầy hiệu trưởng cho rằng, học sinh được nghỉ Tết 14 ngày, nếu không ôn bài sẽ quên kiến thức. Nhà trường phải giao bài tập để mỗi ngày học sinh sẽ dành ra 1 tiếng để làm bài tập.

Trong 11 năm làm hiệu trưởng trường Nguyễn Khuyến, ông Lê Trọng Tín chia sẻ, không có hiện tượng học sinh kêu ca về vấn đề áp lực học tập. Tuy nhiên, vị hiệu trưởng cho hay, thời gian tới, nhà trường sẽ thay đổi phương pháp dạy, học và những quy định của nhà trường.

“Nhà trường thay đổi chương trình học liên tục, không phải có chuyện xảy ra mới thay đổi. Tuy nhiên, khi có hiện tượng thì vấn đề thay đổi mau lẹ hơn. Thay đổi để phù hợp với xã hội, phù hợp với xu thế chung của ngành giáo dục”, thầy Tín khẳng định, đồng thời cho hay, không có chuyện giáo viên vì tạo thành tích mà ép học sinh phải học.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Vụ Trường THPT Nguyễn Khuyến như “trại lính”: Không thể để các trường “tự tung, tự tác”

HẢI ĐĂNG |

Sau nhiều vụ việc như cô giáo phải quỳ gối, giáo viên im lặng không giảng bài, ngành giáo dục tiếp tục đón nhận cú sốc mới, đau xót quá mức tưởng tượng, khi có học sinh không chịu nổi áp lực học hành đã phải tự tử.

Nam sinh tự tử: Khi áp lực từ bố mẹ không được nhà trường giải tỏa…

Thế Lâm |

Cái chết thương tâm (tự tử) của nam sinh lớp 10E3 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) sẽ còn làm day dứt các bậc phụ huynh với câu hỏi: Có nhất thiết đánh đổi tất cả cuộc sống của con trẻ chỉ vì điểm số cao?

Trường THPT Nguyễn Khuyến như trại lính: "Con bị trầm cảm mẹ ơi!"

Cường Ngô |

Sự việc một nam sinh lớp 10 Trường tư thục Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành khiến nhiều phụ huynh và các nhà nghiên cứu giáo dục lo lắng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Vụ Trường THPT Nguyễn Khuyến như “trại lính”: Không thể để các trường “tự tung, tự tác”

HẢI ĐĂNG |

Sau nhiều vụ việc như cô giáo phải quỳ gối, giáo viên im lặng không giảng bài, ngành giáo dục tiếp tục đón nhận cú sốc mới, đau xót quá mức tưởng tượng, khi có học sinh không chịu nổi áp lực học hành đã phải tự tử.

Nam sinh tự tử: Khi áp lực từ bố mẹ không được nhà trường giải tỏa…

Thế Lâm |

Cái chết thương tâm (tự tử) của nam sinh lớp 10E3 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) sẽ còn làm day dứt các bậc phụ huynh với câu hỏi: Có nhất thiết đánh đổi tất cả cuộc sống của con trẻ chỉ vì điểm số cao?

Trường THPT Nguyễn Khuyến như trại lính: "Con bị trầm cảm mẹ ơi!"

Cường Ngô |

Sự việc một nam sinh lớp 10 Trường tư thục Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành khiến nhiều phụ huynh và các nhà nghiên cứu giáo dục lo lắng.