Thay vì làm thêm, sinh viên cày học bổng để lấy tiền trang trải

TRÀ MY |

Ngay từ năm thứ nhất đại học, nhiều sinh viên lựa chọn nỗ lực học tập, giành học bổng để lấy tiền trang trải thay vì đi làm thêm.

Bước vào môi trường đại học, Vũ Bảo Quyên - sinh viên năm 3, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã được anh chị khoá trên chia sẻ về động lực và kinh nghiệm học tập.

Bảo Quyên cho biết, anh chị đi trước kể lại rằng có nhiều sinh viên mải mê kiếm tiền làm thêm, không tập trung học nên kết quả học tập giảm sút. Thế nên thay vì dành thời gian đi làm thêm, có thể tập trung, nỗ lực cho việc học để giành được học bổng. Nhờ đó cũng hỗ trợ được một khoản chi phí sinh hoạt.

“Nhờ lời động viên đó, em lại càng quyết tâm, có thêm động lực học tập. Ban đầu, em tự đặt ra cho mình mục tiêu ôn tập thế nào cho hiệu quả, sau đó quyết tâm đạt điểm cao những bài kiểm tra. Mỗi ngày trôi qua, quyết tâm gặt hái học bổng của em càng lớn” - Quyên cho hay.

Sau 2 học kì năm nhất, Bảo Quyên đã giành cho mình được học bổng khuyến khích của trường, một học bổng khoảng 10 triệu/kì học.

“Số tiền học bổng này cũng tương đương với mức học phí một kì học của em. Tính ra, nếu em cố gắng kiếm học bổng thì cũng đỡ đần bố mẹ rất nhiều trong việc chi trả học phí” - Quyên chia sẻ.

Cũng theo nữ sinh này, việc sinh viên chăm chỉ giành lấy cho mình suất học bổng là điều rất hợp lí và mang lại nhiều điều tốt.

“Em nghĩ rằng việc làm thêm có thể mang lại một phần thu nhập nhưng nếu mải mê quá sẽ khiến các bạn xao nhãng việc học tập. Nếu kết quả học tập kém, sinh viên lại phải bỏ chính số tiền kiếm được từ làm thêm để đóng tiền học thì rất lãng phí và mất nhiều công sức” - Quyên nói.

Cũng từ chối việc đi làm thêm, Nguyễn Lan Hương - sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội - cho biết, bản thân chỉ dành thời gian cho việc học thay vì đi làm thêm ngoài giờ như phần đông các sinh viên hiện nay.

“Theo em thì mỗi sinh viên sẽ có những quan điểm, suy nghĩ và lựa chọn riêng về việc có nên đi làm thêm hay không. Có những bạn vừa học vừa làm thêm mà kết quả học tập vẫn cao, thậm chí còn là thủ khoa.

Bản thân em xuất phát từ gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế không dư giả nên cố gắng theo đuổi con đường học vấn. Nếu phân bổ thời gian đi làm và đi học thì em nghĩ mình sẽ không ưu tiên được việc học. Do đó, em đã phấn đấu đạt học bổng để trang trải cuộc sống” - Hương tâm sự.

Năm nay khi đã trở thành sinh viên năm thứ 3, Lan Hương tính tổng cộng mình đạt 5/6 kì được học bổng, mỗi học bổng có trị giá khoảng 5 triệu đồng.

“Đối với em, khi đạt được học bổng của nhà trường là điều rất hãnh diện. Nó là minh chứng của sự cố gắng ngày đêm, không ngừng phát triển, ôn tập kiến thức của em.

Nhờ có học bổng, em cũng dành dụm một chút để chi tiêu tiền nhà trọ, ăn uống hàng tháng. So với những bạn đi làm thêm, lao động chân tay vất vả, tuy số tiền học bổng của em không nhiều bằng nhưng cũng giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế” - Hương nói.

Kết thúc năm 3 đại học, Lan Hương cho biết sẽ học thêm ngôn ngữ Trung và mục tiêu sắp tới là giành được suất học bổng hệ thạc sĩ của Trung Quốc.

TRÀ MY
TIN LIÊN QUAN

Từ chối lương 4 triệu đồng/tháng, tân sinh viên chật vật tìm việc làm thêm

Trà My |

Với mong muốn có thêm thu nhập, nhiều sinh viên đang phải loay hoay đi tìm việc làm thêm.

Nơi bác sĩ không thể đi làm thêm, lương không đủ sống

Thanh Hà |

Bệnh viện 09 là đơn vị y tế duy nhất ở Hà Nội không thu viện phí. Toàn bộ thu nhập của y bác sĩ đều từ nguồn ngân sách, bao gồm lương và phụ cấp nghề, ngoài ra không có thêm các khoản thu khác.

Sinh viên rối bời khi tiền làm thêm không đủ đóng tiền học lại

Trà My |

Vì miệt mài kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống, không ít sinh viên đã bỏ bê việc học, thậm chí số tiền lương nhận được từ làm thêm còn không đủ để đóng tiền học lại.

Tranh cãi việc nên quản lý chặt hay nên cấm bán bảo hiểm qua ngân hàng

Minh Ánh |

Cấm bán bảo hiểm qua ngân hàng hay chỉ nên quản lý chặt hơn đang là vấn đề tạo nên tranh cãi..

Qua thời điểm khó khăn, hướng dẫn viên du lịch chạy không ngày nghỉ

MINH HÀ |

Trải qua thời điểm đóng cửa vì dịch Covid-19, đến nay ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc, nhiều hướng dẫn viên chạy xô không ngày nghỉ.

Hợp thức hóa dạy thêm giúp giáo viên nâng cao chuyên môn, tăng thu nhập

Trang Hà |

Đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện đang là điểm nóng trong dư luận. Xoay quanh vấn đề này, PGS.TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Lao Động.

Nhiều xe "hãng" đón trả khách sai quy định gây mất an toàn giao thông ở TPHCM

Nhóm PV |

Tình trạng xe của các nhà xe chạy tuyến cố định, xe hợp đồng đón, trả khách sai quy định trên một số tuyến đường nội đô và quốc lộ trên địa bàn thành phố TPHCM  vẫn diễn ra tràn lan, gây mất an toàn giao thông.

Xe máy có nguy cơ giảm tuổi thọ nếu lắp camera hành trình

Xuân Mai - Hải Danh |

Trước đề xuất lắp camera hành trình cho xe máy của Bộ Công An tại Dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhiều chuyên gia cho biết, việc gắn thêm camera hành trình có nhiều tác động xấu đến tuổi thọ của xe.

Từ chối lương 4 triệu đồng/tháng, tân sinh viên chật vật tìm việc làm thêm

Trà My |

Với mong muốn có thêm thu nhập, nhiều sinh viên đang phải loay hoay đi tìm việc làm thêm.

Nơi bác sĩ không thể đi làm thêm, lương không đủ sống

Thanh Hà |

Bệnh viện 09 là đơn vị y tế duy nhất ở Hà Nội không thu viện phí. Toàn bộ thu nhập của y bác sĩ đều từ nguồn ngân sách, bao gồm lương và phụ cấp nghề, ngoài ra không có thêm các khoản thu khác.

Sinh viên rối bời khi tiền làm thêm không đủ đóng tiền học lại

Trà My |

Vì miệt mài kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống, không ít sinh viên đã bỏ bê việc học, thậm chí số tiền lương nhận được từ làm thêm còn không đủ để đóng tiền học lại.