Hợp thức hóa dạy thêm giúp giáo viên nâng cao chuyên môn, tăng thu nhập

Trang Hà |

Đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện đang là điểm nóng trong dư luận. Xoay quanh vấn đề này, PGS.TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Lao Động.

Hiện nhiều ý kiến đồng tình với phương án đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quan điểm của ông về vấn đề này?

- Với quan điểm cá nhân - người đã có nghiên cứu về hệ thống giáo dục Việt Nam, tôi cho rằng đây là một quyết định quan trọng và phù hợp. Phù hợp với thực tiễn xã hội, với công tác quản lý Nhà nước, với hoạt động mà chúng ta tạm gọi là nhạy cảm, đó là học thêm.

Phân tích sâu, nếu dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ mang lại lợi ích như thế nào?

- Chúng ta xác định rằng học thêm là nhu cầu có thật. Việc dạy thêm chính là quyền lợi, là phương thức để giáo viên phát huy chuyên môn nghiệp vụ của mình cũng như có thêm thu nhập chính đáng.

Tuy nhiên, việc không có hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ dẫn đến dạy thêm học thêm hiện nay vừa công khai, vừa bí mật. Điều này khiến chính giáo viên cũng không yên tâm trong công việc của mình. Đôi khi, bị dư luận xã hội quy chụp việc dạy thêm là trục lợi, không tốt, ảnh hưởng đến chất lượng và gây áp lực cho người dạy, người học.

Việc đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là bài toán giúp kiểm soát việc giáo viên dạy thêm, đảm bảo về mặt pháp lý, đạo đức, sự phát triển về mặt chuyên môn cũng như tạo ra thu nhập.

Đề xuất này đã xuất hiện từ nhiều năm nay, theo chuyên gia tại sao đến thời điểm này vẫn chưa thể hợp thức hóa dạy thêm?

- Mỗi người, mỗi vị trí có cách nhìn và quan điểm khác nhau. Một bộ phận giáo viên trục lợi, ép buộc học sinh phải theo lớp học thêm khiến dư luận dần khắt khe với câu chuyện dạy thêm.

Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng đây là ngành nghề cao quý. Việc cho vào ngành kinh doanh có điều kiện sẽ hạ thấp vị thế của người giáo viên. Theo tôi, có nhiều quan điểm khác nhau khiến nội dung đưa ra chưa được đầy đủ và bao quát. Từ đó, gây nên sự bất an cho những người trong cuộc, người làm công tác quản lý. Cũng từ đó tạo ra sự tranh luận và chưa có kết luận.

Vậy nếu chúng ta coi việc dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đặt ra những điều kiện như thế nào để có thể quản lý tốt hoạt động này?

- Chúng ta phải xác định rõ khái niệm về việc học thêm, vì học thêm sẽ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu học thêm để bù đắp kiến thức đang bị thiếu hụt thì việc đến một trung tâm, hoặc đến với cá nhân đáp ứng được dịch vụ đó là việc rất bình thường.

Bên cạnh đó, nếu học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như gia tăng hiểu biết để có thể đáp ứng được yêu cầu thi cử cũng là nhu cầu rất chính đáng.

Cho nên, việc chúng ta mở những đơn vị có thể cung cấp dịch vụ ôn luyện, củng cố kiến thức là việc rất đáng hoan nghênh và chúng ta sẽ kiểm soát được nội dung chương trình cũng như người dạy ở đó.

Mặt khác, khi chúng ta đã có những đơn vị kinh doanh có điều kiện để tổ chức việc ôn luyện, củng cố kiến thức học tập cho học sinh, thì những người tham gia phải có đăng ký.

Đặc biệt, cần tuân thủ nguyên tắc là giáo viên không được dạy chính học sinh của mình ở trường. Như vậy sẽ tránh được tất cả những trường hợp giáo viên tìm cách yêu cầu học sinh của mình phải tham gia lớp học thêm do mình tổ chức.

Các thầy cô có thể đi dạy thêm, nhưng phải đăng ký với đơn vị, trung tâm hoặc với tổ chức nào đó và tổ chức đó phải cam kết rằng không có học sinh của trường mà thầy cô dạy để tham gia vào việc học.

Chúng ta cũng phải xác định rất rõ thời gian mà giáo viên được tham gia hoạt động này như thế nào? Ví dụ như, đã là viên chức thì trong giờ làm việc, hay trong giờ hành chính không được phép tham gia các hoạt động dạy thêm, chỉ có thể được phép làm việc ngoài giờ, tức ngoài giờ lên lớp.

Như vậy, nếu có nhu cầu, giáo viên sẽ tham gia đăng ký. Việc thầy cô sắp xếp thời gian, dành thời gian ngoài giờ để tham gia nâng cao chuyên môn, cũng như tăng thu nhập của mình là điều tích cực.

Vâng, xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Dạy thêm, học thêm hiện nay được quy định như thế nào?

Trang Hà |

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy hiện nay, dạy thêm, học thêm được quy định như thế nào? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với luật sư Nguyễn Văn Phi - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Lawkey xung quanh vấn đề này.

Hợp thức hóa dạy thêm, giáo viên có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Danh Trang |

Khi dạy thêm được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh hay tham gia thị trường dạy thêm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh.

Tăng thu nhập chính đáng cho giáo viên bằng hợp thức hóa dạy thêm

Trang Hà |

Hợp thức hóa dạy thêm phù hợp trong bối cảnh học sinh cần học để trau dồi và nâng cao tri thức, giáo viên cần dạy để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Danh sách các đại biểu trúng cử Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khoá XIII

Nhóm phóng viên |

Chiều 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã bầu 168 Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khoá XIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khoá XIII, các đại biểu đã bầu Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khoá XIII, nhiệm kỳ 2023 gồm 28 ủy viên.

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu danh sách và chúc mừng các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khoá XIII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cặp sanh khủng hàng trăm tỉ ở Hải Dương, ngắm mãi không chán

Hoàng Thông |

Nhiều cây khủng lộ diện tại triển lãm sinh vật cảnh Hải Dương. Cặp sanh khủng có tuổi đời hàng trăm năm, giá trị hàng trăm tỉ được nhiều người dành lời khen ngợi. Triển lãm diễn ra tại khu biệt thự Đỉnh Long, TP.Hải Dương đã thu hút 600 nhà vườn tham gia, với 1.200 tác phẩm triển lãm.

Một hiệu trưởng bị phạt 46 triệu đồng vì say rượu, lái ôtô dạo đêm

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Thời điểm lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) kiểm tra, nam hiệu trưởng vi phạm nồng độ cồn ở mức “kịch khung” đồng thời không xuất trình được Giấy phép lái xe.

Doanh nghiệp bất động sản lo cạn vốn, phá sản

Bảo Chương |

TPHCM - Thị trường bất động sản đang chứng kiến tình cảnh hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đang phải đối diện nguy cơ giải thể, phá sản do tình hình hoạt động kinh doanh quá khó khăn.

Phó Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính

Minh Ánh |

Ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Dạy thêm, học thêm hiện nay được quy định như thế nào?

Trang Hà |

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy hiện nay, dạy thêm, học thêm được quy định như thế nào? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với luật sư Nguyễn Văn Phi - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Lawkey xung quanh vấn đề này.

Hợp thức hóa dạy thêm, giáo viên có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Danh Trang |

Khi dạy thêm được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh hay tham gia thị trường dạy thêm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh.

Tăng thu nhập chính đáng cho giáo viên bằng hợp thức hóa dạy thêm

Trang Hà |

Hợp thức hóa dạy thêm phù hợp trong bối cảnh học sinh cần học để trau dồi và nâng cao tri thức, giáo viên cần dạy để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.