Ông già, bà cả ở Kon Tum say sưa học chữ

Lê Nguyên |

Khi mặt trời khuất bóng thì nhiều lớp học xóa mù chữ tại Trường THCS Ya Xiêr, ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum lại sáng đèn. Học viên ở đây chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số từ trung niên cho đến cao tuổi.

Người già say học chữ

Một ngày giữa tháng 11.2023, khi mặt trời xuống núi, trên các ngả đường gập ghềnh ở xã Ya Xiêr, chúng tôi không khó để bắt gặp hình ảnh những người trung niên, cao tuổi đang cầm trên tay các tập sách vở đến trường tìm kiếm con chữ.

Bà Y Môk một người dân ở xã Ya Xiêr chia sẻ, vợ chồng mình được các cô giáo đến tận nhà vận động đi học lớp xóa mù chữ. Trong nhà thì chồng mình mới biết một ít nhưng vẫn ham học nên rủ đi học chung.

"Trước đây vì nhà quá khó khăn nên không được đi học. Khu vực gần đây cũng không có điểm trường nào nên việc tiếp cận con chữ là điều xa vời. Bây giờ việc đến trường đơn giản hơn nên cũng muốn được học để có thể viết được tên của bản thân và biết chuyện ăn học của các con" - bà Y Môk chia sẻ.

Tương tự, theo chị Y Pư, trước đây vì nhà đông con, phải phụ giúp gia đình nên chị chưa từng được tiếp xúc với con chữ. Thời đó ba mẹ chị cho rằng việc học đối với phụ nữ là không cần thiết, nên không cho con đi học.

Lớn lên đi ra ngoài nhiều chị cảm thấy ngượng ngùng khi đi làm giấy tờ phải nhờ người khác đọc để hiểu. Đến chữ ký cũng phải dùng tay điểm chỉ. Khổ nhất là mỗi lần ra thành phố có công việc thì không biết đọc tên đường, biển hiệu…

"Tôi và chồng đã chăm lo cho cả 3 đứa con đều đến trường đầy đủ. Bây giờ các con của chúng tôi lớn khôn và có công việc ổn định, nên tôi có thời gian rảnh rỗi để đến trường học chữ" - chị Y Pư cho biết.

Trong các lớp học xóa mù chữ mà nhà trường đang tổ chức thì ông A Dang (62 tuổi), là học sinh lớn tuổi nhất lớp. Tuy nhiên, hàng ngày ông A Dang rất mẫu mực và chuyên cần và chưa từng vắng mặt bất cứ buổi học nào. Bên cạnh đó, ông còn vận động được nhiều người thân, hàng xóm tham gia học tập.

Cô Y Glac - một giáo viên đứng lớp xóa mù chữ ở xã Ya Xiêr chia sẻ, phần lớn học sinh tham gia lớp học đều là người lớn tuổi, trải qua công việc đồng áng nên đã cứng tay, rất khó để uốn nắn chữ viết. Hơn nữa, nhiều người tuổi cao, mắt không nhìn thấy rõ mặt chữ trên bảng, nên trong buổi học phải đeo đèn pin để soi.

"Thấy các bác, các cô trung niên, người cao tuổi... vẫn đam mê học chữ nên mỗi lần tham gia giảng dạy tôi đều rất cố gắng truyền đạt dễ hiểu nhất để cho mọi người tiếp thu" - cô Y Glac cho biết thêm.

Nhiều học viên trung niên, cao tuổi tham gia lớp học xóa mù chữ. Ảnh: Lê Nguyên
Nhiều học viên trung niên, cao tuổi tham gia lớp học xóa mù chữ. Ảnh: Lê Nguyên

Giúp mọi người dân đều biết đọc, biết viết

Theo thầy Lê Xuân Quang, Hiệu trưởng trường Tiểu học - THCS xã Ya Xiêr, hiện tại trường mới mở thí điểm một lớp với 38 học sinh tham gia.

Khi có chủ trương mở lớp, bà con trong xã đều chủ động đăng ký tham gia đi học nên công tác vận động cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Cùng với sự hỗ trợ của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã xây dựng chương trình 335 tiết học cho ba môn Toán, Tiếng việt, Tự nhiên xã hội. Mỗi ngày có 2 giáo viên chủ nhiệm đứng lớp chính, 2 giáo viên hỗ trợ công tác giảng dạy.

"Mặc dù lớp học mới chỉ bắt đầu khai giảng được hơn một tháng, nhưng chất lượng học tập đã được cải thiện rõ rệt. Bà con đọc và viết được các chữ cái cơ bản, giải được các bài toán lớp một" - thầy Quang chia sẻ thêm.

Bà Võ Thị Kim Dung - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy cho biết, hiện toàn huyện Sa Thầy đang có 17 lớp học “xóa mù chữ”. Thời gian đầu, khi mới triển khai lớp xoá mù chữ giáo viên các trường tự nguyện đứng lớp dạy cho bà con.

"Với việc tổ chức các lớp xóa mù chữ, ngành Giáo dục huyện Sa Thầy mong rằng mọi người dân trên địa bàn ai cũng biết đọc, biết viết, biết tính toán để phát triển kinh tế gia đình và đặc biệt là làm gương cho con cháu noi theo" - bà Dung bày tỏ mong muốn.

Lê Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nhiều công nhân tố nhà thầu nợ lương thi công cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Hàng chục công nhân làm việc cho Công ty CP Cầu đường New Sun là nhà thầu phụ thi công gói XL04, dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết cùng kí tên vào đơn kiến nghị các đơn vị hỗ trợ giải quyết việc công ty nợ lương từ tháng 6.2023.

Giá nhà neo cao vượt ngoài khả năng tài chính của người thu nhập trung bình

Tuyết Lan |

Giá nhà tăng liên tục từ năm 2017 đến nay và vẫn neo cao vượt ngoài khả năng tài chính của nhiều người, dẫn đến giấc mơ an cư ở các thành phố lớn trở nên xa vời.

Vụ tài xế lái xe sang tông nhau, có thể bị khởi tố dù không đòi bồi thường

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Dù không yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy ra, nhưng cả hai tài xế lái xe ôtô hạng sang hiệu Lexus và VinFast tông nhau vẫn có thể bị khởi tố hình sự, nếu đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Siêu dự án 6 tỉ đô giúp bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỉ tại SCB

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Dự án Mũi Đèn Đỏ (Quận 7, TPHCM), với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 6 tỉ đô, là một trong số những tài sản không đủ pháp lý được bà Trương Mỹ Lan nâng khống giá trị để chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỉ đồng tại SCB.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 23.11

Nhóm PV |

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 23.11: Khu vực Tây Bắc Bộ ngày mai được dự báo trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng trời rét, với mức nhiệt từ 17-27 độ.

Bình Phước dừng chủ trương xây Trung tâm hành chính tỉnh 800 tỉ đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 22.11, thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, UBND tỉnh đã có tờ trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết dừng chủ trương thực hiện dự án xây dựng toà nhà Trung tâm hành chính tỉnh đầu tư theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng BLT (Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao).

Kết nạp đoàn viên mới đạt 410% - cách làm của một huyện vùng sâu

HOÀNG LỘC |

Từ nhiều lợi ích thiết thực của các cấp Công đoàn ở huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), người lao động tăng thêm lòng tin về tổ chức Công đoàn. Qua đó, đã kết nạp đoàn viên vượt trên 410% chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ 2018 - 2023 đề ra.

Hơn 11.000 m2 đất xây bệnh viện ở Long Biên thành nơi trồng rau, trông xe

VĨNH HOÀNG |

Sau gần 10 năm, Dự án Bệnh viện chuyên khoa ung bướu và phẫu thuật thẩm mỹ 1.000 năm Thăng Long ở Long Biên (Hà Nội) vẫn nằm trên giấy. Khu đất 11.000 m2 nơi dự kiến triển khai dự án nay trở thành chỗ trồng rau, trông xe của người dân.