Hà Nội: Bà giáo già cần mẫn “xóa mù chữ” giữa lòng đô thị

Kim Anh |

Suốt 22 năm qua, đều đặn mỗi sáng thứ 2 đến thứ 6, bà giáo Phạm Thị Huyền (66 tuổi) miệt mài dạy học nhằm “xóa mù chữ” cho những học sinh đặc biệt tại Hà Nội.

Lớp học của tình người, tình yêu nghề

7 giờ sáng mỗi ngày, lớp học tình thương tại phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội lại vang lên tiếng ê a tập đọc của những em học sinh dưới sự hướng dẫn tận tâm của bà giáo Phạm Thị Huyền.

Đây là năm thứ 22 bà giáo Phạm Thị Huyền (66 tuổi, trú tại phường Thanh Xuân Nam) gắn bó với lớp học “xóa mù chữ” cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật.

Cô Huyền suốt 22 năm qua vẫn cần mẫn làm công tác “xóa mù chữ” cho những học sinh đặc biệt. Ảnh: Kim Anh
Bà giáo Huyền suốt 22 năm qua vẫn cần mẫn làm công tác “xóa mù chữ” cho những học sinh đặc biệt. Ảnh: Kim Anh

Bà giáo Huyền cho biết, trước đây bà là giáo viên dạy tiểu học tại tỉnh Tuyên Quang. Đến năm 1997, vì điều kiện gia đình, bà chuyển về sinh sống tại quận Thanh Xuân.

“Ngày mới chuyển về, nơi đây còn hoang sơ lắm. Nhà tôi ở ngay gần đó, hướng về phía “xóm bụi” – nơi có rất nhiều trẻ em không được đến trường vì nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điều đó đã thôi thúc tôi phải làm điều gì đó cho các em ở thời điểm ấy, để chúng có thể được hòa nhập và trở thành người có ích cho xã hội”, bà Huyền cho hay.

Cô giáo Phạm Thị Huyền nghiên cứu bài giảng.
Bà giáo Phạm Thị Huyền ghi lại nhật ký lớp học.

Bà Huyền nhớ như in những ngày đầu, nhờ vào nguồn lực ít ỏi sẵn có của gia đình, bà đến từng nhà rồi gõ cửa để vận động các em đến lớp. Lúc đầu mở lớp nhiều người cũng không tin bởi thời này làm gì có lớp học miễn phí. Tuy nhiên với tình yêu nghề, yêu trẻ, bà Huyền vẫn quyết tâm mở lớp học với hy vọng có thể phần nào giúp đỡ được các em.

Lớp học đầu tiên chỉ vỏn vẹn có 6 em, sau tăng dần lên thành 10 đến 15 em. Có những hôm đông thì đến 25 em với đủ lứa tuổi, đủ hoàn cảnh. Lớp học duy trì 13 năm tại nhà bà Huyền, do sĩ số lớp ngày càng tăng nên may mắn nhờ sự giúp đỡ, bà mượn được phòng tại phòng họp của Hội phụ nữ tổ dân phố số 6 (phường Thanh Xuân Nam) cho đến nay.

Kiên trì mỗi ngày suốt 22 năm qua

Ở tuổi 66, bà Huyền vẫn đều đặn mỗi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 vẫn cần mẫn đến lớp dạy học. Lớp học của bà giáo Huyền không giống bất cứ lớp học nào ở Hà Nội. Mỗi học sinh một hoàn cảnh, một lứa tuổi khác nhau nên khả năng tiếp thu cũng khác nhau.

“Mỗi em một trình độ nên tôi phải có những cách dạy khác nhau, phù hợp với từng em. Em nào học nhanh 1 năm có thể lên lớp luôn, có những em học chậm nhiều khi giảng bài cả giờ đồng hồ vẫn chưa hiểu thì phải học 3 năm 1 lớp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải kiên trì, không được nản lòng để có thể thấy được sự tiến bộ từng ngày của các em”, bà Huyền nói.

Lớp học của cô Huyền với đủ mọi lứa tuổi, đối tượng học sinh khác nhau.
Lớp học của bà giáo Huyền với đủ mọi lứa tuổi, đối tượng học sinh khác nhau.

Ngoài dạy văn hóa, bà Huyền còn dạy các em nấu ăn những bữa cơm đơn giản trong gia đình, dạy cắm hoa, dạy làm bánh... mục đích cho các em tự chăm sóc được cho bản thân.

Trong quãng thời gian 22 năm qua, gần 200 học sinh đã được bà giáo Huyền dạy dỗ, nhiều em có khả năng thì theo học tiếp tại các trường. Đã có nhiều em sau khi tốt nghiệp, có được nghề nghiệp, việc làm ổn định và có thể tự chăm lo cho cuộc sống sau này.

Lớp học được duy trì nhiều năm qua bằng chính tiền của bà giáo Huyền bỏ ra. Số sách vở của học sinh được các nhà hảo tâm tài trợ, còn lại bà Huyền sẽ duy trì tiền điện, nước hàng tháng.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Chiện - Tổ trưởng tổ dân phố số 6 - G5 (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân) cho biết, nhiều năm nay, cô giáo Huyền tự nguyện mở lớp học miễn phí cho các em học sinh, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn. Không quản ngày đêm hay khó khăn, hằng ngày cô đều đến lớp giảng bài cho các em, giúp các em phần nào có thêm tri thức, thay đổi cuộc sống tốt hơn.

“Ngoài giảng dạy kiến thức, bà Huyền còn mua sách vở, dụng cụ học tập cho các em, dạy kĩ năng sống, giúp đỡ những em có hoàn cảnh đặc biệt”, bà Chiện nói thêm.

Kim Anh
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo nặng lòng với vùng cao kể về ước mơ xây nhiều lớp học cho trẻ nhỏ

KIM ANH |

Chứng kiến những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của các em học sinh nơi vùng cao, thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ ( 40 tuổi) không chỉ là người gieo chữ mà còn là cầu nối để các em có thêm cơm no, áo ấm, được học tập trong những ngôi trường khang trang hơn.

Ông lão 74 tuổi bỏ tiền xây thư viện, mở lớp học tình thương cho trẻ nhỏ

Kim Anh |

Chứng kiến những đứa trẻ nơi bãi giữa sông Hồng không được đến trường, ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi) đã bỏ tiền, thuê đất làm thư viện, mở lớp học tình thương cho các em nhỏ với mong muốn có thể “xóa nạn mù chữ”.

“Lớp học xuyên biên giới” của học sinh vùng cao

HOÀI ANH |

Nhìn gương mặt rạng rỡ, tiếng cười nói vui vẻ của các học sinh Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), khó ai có thể tin được rằng các em đang trong tiết học tiếng Anh – một tiết học từng là nỗi ám ảnh của hầu hết các học sinh nơi đây. Người đang đứng lớp là cô giáo Hà Ánh Phượng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thầy giáo nặng lòng với vùng cao kể về ước mơ xây nhiều lớp học cho trẻ nhỏ

KIM ANH |

Chứng kiến những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của các em học sinh nơi vùng cao, thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ ( 40 tuổi) không chỉ là người gieo chữ mà còn là cầu nối để các em có thêm cơm no, áo ấm, được học tập trong những ngôi trường khang trang hơn.

Ông lão 74 tuổi bỏ tiền xây thư viện, mở lớp học tình thương cho trẻ nhỏ

Kim Anh |

Chứng kiến những đứa trẻ nơi bãi giữa sông Hồng không được đến trường, ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi) đã bỏ tiền, thuê đất làm thư viện, mở lớp học tình thương cho các em nhỏ với mong muốn có thể “xóa nạn mù chữ”.

“Lớp học xuyên biên giới” của học sinh vùng cao

HOÀI ANH |

Nhìn gương mặt rạng rỡ, tiếng cười nói vui vẻ của các học sinh Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), khó ai có thể tin được rằng các em đang trong tiết học tiếng Anh – một tiết học từng là nỗi ám ảnh của hầu hết các học sinh nơi đây. Người đang đứng lớp là cô giáo Hà Ánh Phượng.