Trên 1.200 lao động ở Trà Vinh có thu nhập ổn định từ cây tre

HOÀNG LỘC |

Tại vùng nông thôn thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), trên 1.200 lao động gắn bó với nghề tiểu thủ công nghiệp từ cây tre giúp họ có thu nhập ổn định.

Bà Liên Thị Thu Vân (49 tuổi, ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú) cho biết, bà có gần 7 năm gắn bó với cây tre để đóng giường bán kiếm tiền.

“Từ năm 2014 đến nay, xã Hàm Giang được thành lập làng nghề truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây tre tôi có việc làm ổn định, thu nhập khá cao”, bà Vân cho biết thêm.

Theo bà Vân, ngày trước hàng tháng bán được 2 - 3 chiếc giường tre, lợi nhuận mang lại chưa đến 2 triệu đồng, còn hiện nay bà chuyển sang thu mua tre để cung cấp cho làng nghề sản xuất ghế, giường,… mang về lợi nhuận hơn 8 triệu đồng/tháng.

Tương tự, anh Thạch My (sinh năm 1980) cho biết, khoảng năm 2010, anh rời quê lên TP Trà Vinh lao động cho công ty may, nhưng mức lương tầm 4 - 5 triệu/tháng, lại phải ở trọ do nhà xa công ty. Đến năm 2014, anh chuyển hẳn về thực hiện thu mua tre, tầm vông tại các hộ gia đình trong xã.

“Mỗi tháng tôi cung cấp hàng ngàn cây tre, tầm vông để bà con làng nghề sản xuất các sản phẩm ghế đôn, ghế xếp, giường tre, giúp tôi có được gần 10 triệu đồng”, anh My cho biết.

Tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có trên 1.200 lao động tham gia thực hiện hàng thủ công mỹ nghệ từ tre, tầm vông. Ảnh: Hoàng Lộc
Tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có trên 1.200 lao động tham gia thực hiện hàng thủ công mỹ nghệ từ tre, tầm vông. Ảnh: Hoàng Lộc

Ông Trì Cảnh (sinh năm 1976) - chủ hộ kinh doanh Trì Cảnh, thành viên làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hàm Giang - cho biết, mỗi tháng cơ sở sử dụng hơn 300 triệu đồng tiền thu mua tre, tầm vông để sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp cung cấp cho các điểm du lịch, nhà hàng trong cả nước.

“Các sản phẩm như ghế đai, ghế xếp, ghế đôn và đặc biệt bộ salon tre được tiêu thụ hơn 1.000 sản phẩm mỗi tháng, mang về hơn 1 tỉ đồng cho cơ sở, mức thu nhập của người lao động từ 4 - 9 triệu đồng”, ông Cảnh cho biết thêm.

Ngày 24.10, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Huỳnh Văn Danh - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Trà Cú - thông tin, toàn huyện hiện có trên 15 ha trồng tre, sản lượng thu hoạch hàng năm hơn 500.000 cây.

Theo ông Danh, từ những nguyên liệu đơn giản là cây tre, qua bàn tay khéo léo kết hợp sáng tạo tinh tế đã làm ra các sản phẩm đáp ứng thị hiếu khách du lịch và người tiêu dùng.

“Hiện nay có trên 1.284 lao động thực hiện các công đoạn trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây tre, tầm vông. Với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, làng nghề đã tạo công ăn việc làm, góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống", ông Danh cho biết thêm.

Theo Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Trà Cú, làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang được thành lập năm 2014 theo quyết định của UBND tỉnh Trà Vinh. Làng nghề hiện có 1.284 lao động, trong đó có 450 lao động thường xuyên. Thu nhập bình quân của mỗi lao động là 6 triệu đồng/người/tháng.

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Nhiều nông dân ở Trà Vinh thoát nghèo nhờ cây lác

HOÀNG LỘC |

Hàng chục năm qua, người dân huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) có cuộc sống khấm khá, thoát nghèo nhờ bám trụ vào cây lác.

Dùng vỏ trái cây chế tạo ví - ý tưởng khởi nghiệp táo bạo của cô gái Trà Vinh

HOÀNG LỘC |

Đầu tư hơn 1,2 tỉ đồng xây dựng nhà xưởng sản xuất các sản phẩm bóp, ví, móc khóa,... từ vỏ của các loại trái cây, để cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người. Đó là dự án của 5 bạn thanh niên xuất thân từ Trường Đại học Trà Vinh đang được nhà trường hỗ trợ các bước đăng ký sở hữu trí tuệ.

Một nông dân ở Trà Vinh bao tiêu đầu ra cho hơn 500 người nuôi ba ba

HOÀNG LỘC |

Một nông dân ở huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh) bao tiêu đầu ra cho hơn 500 người dân nuôi ba ba thịt ở ĐBSCL để bán về TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và xuất khẩu sang nước bạn Campuchia.

Người lao động khát khao có nhà ở xã hội giá rẻ

Đình Trọng - Hà Anh Chiến |

Bình Dương là một trong những địa phương thu hút đông công nhân lao động. Tỉnh có khoảng 2,7 triệu dân, trong đó có 1,2 triệu công nhân lao động làm việc trong các nhà máy, đa phần còn ở nhà trọ, đời sống bấp bênh. Theo khảo sát, có khoảng 380.000 công nhân lao động ở Bình Dương đang có nhu cầu tiếp cận nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ.

Bản tin công đoàn: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024; Đề xuất cho rút 50% bảo hiểm xã hội một lần; Công nhân lớn tuổi với nỗi lo sa thải,...

Tiến độ thi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau ngày khởi công, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã khẩn trương phối hợp với các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Tái phạm lệnh cấm bàn tán, ông Donald Trump bị phạt tiền gấp đôi

Thanh Hà |

Ông Donald Trump bị phạt 10.000 USD vào ngày 25.10 sau khi thẩm phán giám sát phiên tòa xét xử gian lận dân sự của cựu Tổng thống Mỹ phát hiện ông vi phạm lần thứ 2 lệnh cấm bàn tán.

Công an xác định bản chất vụ việc của Quốc Cơ - Quốc Nghiệp khác Ngọc Trinh

ĐÔNG DU |

Tối 25.10, Công an TP Thủ Đức, TPHCM cho biết, việc anh em nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp chạy xe máy chồng đầu không có dấu hiệu phạm tội, bản chất khác với vụ của người mẫu Ngọc Trinh.

Nhiều nông dân ở Trà Vinh thoát nghèo nhờ cây lác

HOÀNG LỘC |

Hàng chục năm qua, người dân huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) có cuộc sống khấm khá, thoát nghèo nhờ bám trụ vào cây lác.

Dùng vỏ trái cây chế tạo ví - ý tưởng khởi nghiệp táo bạo của cô gái Trà Vinh

HOÀNG LỘC |

Đầu tư hơn 1,2 tỉ đồng xây dựng nhà xưởng sản xuất các sản phẩm bóp, ví, móc khóa,... từ vỏ của các loại trái cây, để cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người. Đó là dự án của 5 bạn thanh niên xuất thân từ Trường Đại học Trà Vinh đang được nhà trường hỗ trợ các bước đăng ký sở hữu trí tuệ.

Một nông dân ở Trà Vinh bao tiêu đầu ra cho hơn 500 người nuôi ba ba

HOÀNG LỘC |

Một nông dân ở huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh) bao tiêu đầu ra cho hơn 500 người dân nuôi ba ba thịt ở ĐBSCL để bán về TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và xuất khẩu sang nước bạn Campuchia.