Nữ sinh Việt học thạc sĩ tại Harvard ở tuổi 19

HOÀI ANH |

Sau khi nhận bằng cử nhân đại học năm 19 tuổi, Phương đăng ký học lên thạc sĩ tại Đại học Harvard (Mỹ).

Lê Ngọc Nam Phương (sinh năm 2003) hiện đang học thạc sĩ ngành Kinh tế - Tài Chính, Đại học Harvard. Trước đó, nữ sinh hoàn thành chương trình cử nhân tại Đại học Central Washington trong vòng 1,5 năm với điểm GPA (điểm trung bình các môn học) 4.0/4.0.

Nam Phương tốt nghiệp Đại học Central Washington hồi tháng 6.2022. Ảnh: NVCC
Nam Phương tốt nghiệp Đại học Central Washington hồi tháng 6.2022. Ảnh: Quang Nhật

Nữ sinh quê TPHCM sang Mỹ du học năm 2019, sau khi hoàn thành chương trình lớp 10 tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Em theo học High School Completion Program (Chương trình hoàn thành bậc THPT) tại trường Seattle Central College. Hoàn thành chương trình này, học sinh nhận được hai bằng là bằng THPT bang Washington và bằng cao đẳng (Associate Degree). Nhờ đó, thời gian học đại học sẽ rút ngắn xuống còn 2 năm.

Dù có nền tảng tiếng Anh ở mức tốt, Phương vẫn bị sốc trong khoảng thời gian đầu sang Mỹ. Em từng phải ghi âm lại toàn bộ bài giảng của thầy cô để về nghe lại. Em cũng thường phải hỏi giáo viên và đối chiếu vở của mình với những bạn khác để bổ sung những kiến thức chưa kịp ghi chép.

Học ở xứ người, việc căng thẳng vì lịch học dày đặc hay khi gặp phải bài tập khó là không thể tránh khỏi. Động lực từ anh trai đã giúp nữ sinh vượt qua tất cả. “Anh trai em sở hữu 3 bằng thạc sĩ Mỹ của Đại học Johns Hopkins, Đại học Harvard và Đại học Thành phố Seattle. Mỗi lần nản chí, em lại nhìn vào anh để cố gắng. Anh luôn là người hướng dẫn và động viên em”, 10x nói.

Nhờ nỗ lực, em hoàn thành chương trình tại Seattle Central College trong vòng một năm và thi đỗ 8 trường đại học tại Mỹ. Em quyết định theo học Đại học Central Washington với mức học bổng 50% học phí.

Trước mỗi giờ học, Nam Phương đều đọc kỹ giáo trình và làm bài tập thực hành để nắm rõ kiến thức và kỹ năng làm bài. Em chọn ngồi bàn đầu để việc học và ghi chép thuận tiện nhất. Nam Phương luôn cố gắng ghi chép đầy đủ và đặc biệt chú ý những phần thầy cô mở rộng thêm bên ngoài giáo trình để đạt điểm cao trong các bài thi. Bởi theo kinh nghiệm của 10x, đề thi thường rơi vào những phần kiến thức này.

Em cũng chủ động gặp giảng viên sau giờ học, hỏi điều em còn khúc mắc. Ngay cả khi học online, em cũng không bao giờ vắng mặt trong các phòng học ảo để học hỏi và mở rộng mối quan hệ. Nhờ thành tích học tập tốt, Nam Phương được các bạn học kém hơn nhờ kèm học. Đó đồng thời là cơ hội giúp em củng cố lại bài và ghi nhớ chắc các kiến thức đã học.

Tháng 6.2022, Phương nhận bằng cử nhân của đại học Đại học Central Washington khi vừa tròn 19 tuổi. Phương cũng là chủ nhân huy chương vàng Medallion Scholar (điểm cao nhất khoa) với điểm GPA tuyệt đối 4.0.

Nam Phương chụp ảnh cùng gia đình tại Đại học Harvard. Ảnh: NVCC
Nam Phương chụp ảnh cùng gia đình tại Đại học Harvard. Ảnh: Quang Nhật

Vài tháng sau khi nhận bằng cử nhân, Phương được Đại học Harvard “bật đèn xanh” để theo học bậc thạc sĩ. 10x đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về bảng điểm, thư giới thiệu, bản tóm tắt thành tích và mục tiêu học tập.

“Thời gian đầu em rụt rè, ngại giao tiếp với mọi người vì thấy mình nhỏ nhất lớp và đang học cùng những người anh chị xuất sắc cả trong kiến thức xã hội lẫn học vấn”, Phương cho biết tất cả thành viên của lớp đều trên 23 tuổi. Em cũng áp lực trước thành tích của những cựu sinh viên Harvard.

Thấy Phương nhỏ nhất lớp, các thành viên khác coi em như em út. Mọi người chủ động bắt chuyện, quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ cho em nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhờ đó, nữ sinh dễ dàng bắt nhịp với chương trình học bậc thạc sĩ.

Khi chưa nắm rõ kiến thức phần nào, em thường đến văn phòng của thầy cô để hỏi thêm. Em đặc biệt cực kì thích thư viện trực tuyến của Harvard với đa dạng nguồn tài nguyên, giúp dễ dàng tra cứu.

Phương hiện cũng đang làm việc tại Công ty Ion Prototyping Lab với vị trí IT-Business Ops Analyst (chuyên viên phân tích kỹ thuật). Công ty là nơi tư vấn và chế tạo các mô hình hoặc mẫu vật theo yêu cầu khách hàng trước khi họ có thể làm dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Nam Phương hiện là nhân viên công ty Ion Prototyping Lab. Ảnh: NVCC
Nam Phương hiện là nhân viên công ty Ion Prototyping Lab. Ảnh: Quang Nhật

Bà Caitlin W. Lawson - Cố vấn sinh viên quốc tế, Đại học Central Washington nhận xét: Phương là một sinh viên siêng năng, tháo vát, có thể cùng lúc thực hiện nhiều dự án. Suốt thời gian học đại học, Phương đã tham gia nhiều hoạt động, giúp đỡ sinh viên quốc tế và được các giáo sư của trường yêu mến.

HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Hành trình chạm tay tới học bổng Harvard của cô nữ sinh nghèo

Minh An |

Ngoài thành tích học tập xuất sắc, trải nghiệm phong phú và lối suy nghĩ vì cộng đồng đã giúp Seema gây ấn tượng với ban tuyển sinh tại Harvard.

Thủ khoa gác chuyện du học, về miền đất nắng trồng giống bắp "lạ"

Thiều Trang |

Gác chuyện du học trời Tây, thủ khoa 9x ngành bảo vệ thực vật Trường Đại học Nông Lâm TPHCM Nguyễn Phan Ngọc Anh quyết định về quê cùng chị gái Nguyễn Phan Thanh Thủy khởi nghiệp với giống bắp nữ hoàng đỏ. Nhờ cách làm đúng và mang lại hiệu quả, dự án mang tên "Sắc tím trên miền đất nắng" của hai chị em đã vinh dự nhận giải Ba cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021, do Trung ương Đoàn phát động.

Du học “online” mùa dịch: Vào lớp lúc tờ mờ sáng, thiếu tài liệu nghiên cứu

HOÀI ANH |

Dịch bệnh diến biến phức tạp nên có không ít du học sinh đã quyết định trở về Việt Nam cùng gia đình, số khác quyết định nhập học trực tuyến để đảm bảo không bị gián đoạn. Gặp nhiều khó khăn khi phải du học "online", thế nhưng, các du học sinh cũng đã biết biến thách thức thành những cơ hội mới.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Hành trình chạm tay tới học bổng Harvard của cô nữ sinh nghèo

Minh An |

Ngoài thành tích học tập xuất sắc, trải nghiệm phong phú và lối suy nghĩ vì cộng đồng đã giúp Seema gây ấn tượng với ban tuyển sinh tại Harvard.

Thủ khoa gác chuyện du học, về miền đất nắng trồng giống bắp "lạ"

Thiều Trang |

Gác chuyện du học trời Tây, thủ khoa 9x ngành bảo vệ thực vật Trường Đại học Nông Lâm TPHCM Nguyễn Phan Ngọc Anh quyết định về quê cùng chị gái Nguyễn Phan Thanh Thủy khởi nghiệp với giống bắp nữ hoàng đỏ. Nhờ cách làm đúng và mang lại hiệu quả, dự án mang tên "Sắc tím trên miền đất nắng" của hai chị em đã vinh dự nhận giải Ba cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021, do Trung ương Đoàn phát động.

Du học “online” mùa dịch: Vào lớp lúc tờ mờ sáng, thiếu tài liệu nghiên cứu

HOÀI ANH |

Dịch bệnh diến biến phức tạp nên có không ít du học sinh đã quyết định trở về Việt Nam cùng gia đình, số khác quyết định nhập học trực tuyến để đảm bảo không bị gián đoạn. Gặp nhiều khó khăn khi phải du học "online", thế nhưng, các du học sinh cũng đã biết biến thách thức thành những cơ hội mới.