Nhiều vướng mắc trong dạy học tích hợp đã được tháo gỡ

Vân trang |

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều vướng mắc trong dạy học môn tích hợp đã được tháo gỡ.

Ngày 10.12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tập huấn về dạy học các môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho các cán bộ quản lý, giáo viên trên cả nước.

Nội dung mới, khó, điều kiện triển khai khác nhau

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, năm học 2023 - 2024 là năm học thứ 3 triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở. Báo cáo của các tỉnh, thành phố cho thấy, nhiều địa phương đã chủ động, linh hoạt tổ chức dạy học rất tốt. Triển khai đảm bảo yêu cầu của Bộ, phù hợp thực tiễn của địa phương.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng. Ảnh: Nguyễn Mạnh
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng. Ảnh: Nguyễn Mạnh

Tuy nhiên, đổi mới giáo dục nói chung, cũng như tổ chức dạy học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp diễn ra trên phạm vi toàn quốc, số lượng trường học rất lớn.

"Đây lại là nội dung mới, khó, điều kiện các vùng miền, địa phương khác nhau về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, công tác tổ chức dạy học… nên không tránh khỏi có vướng mắc, khó khăn, lúng túng" - ông Thưởng nhận định.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chỉ ra nguyên nhân khó khăn trong việc triển khai, dạy môn tích hợp ở các địa phương do thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị và vật dụng thí nghiệm, lúng túng trong tổ chức thực hiện hoạt động, trong tổ chức kiểm tra đánh giá, khó khăn về kinh phí.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành tập huấn, trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Mạnh
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Nguyễn Mạnh

Vụ trưởng phân tích, hiện nay cơ cấu giáo viên không đồng đều giữa các phân môn để đảm bảo dạy đúng chuyên môn. Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn tích hợp hoặc không được đào tạo đầy đủ, chưa đủ điều kiện, tự tin để dạy được các chủ đề trong chương trình môn học.

Một số nơi giáo viên chưa được đào tạo bồi dưỡng dạy học tích hợp môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý nên gặp khó khăn trong việc dạy học (như Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Quảng Trị, Bạc Liêu, Kon Tum).

"Phần lớn các địa phương gặp khó khăn do thiếu giáo viên và giáo viên chưa tự tin trong giảng dạy, khó khăn trong tổ chức thực hiện, thiếu cơ sở vật chất và thiết bị thí nghiệm, khó khăn về kinh phí triển khai…" - ông Thành nói.

Chủ động tháo gỡ khó khăn

Qua quá trình triển khai thực tế, đại diện một số Sở GDĐT đã thẳng thắn trao đổi về khó khăn, vướng mắc, cũng như giải pháp trong quá trình triển khai môn học tích hợp và hoạt động giáo dục tại các địa phương.

Ví dụ như tại Nam Định, để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, Nam Định đã cử 182 giáo viên biệt phái nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình, đặc biệt là tổng số giờ triển khai môn học trong một năm.

Còn Sở GDĐT Hải Phòng đã xây dựng đề án bồi dưỡng giáo viên trình UBND tỉnh xem xét. Trong đó, Sở phối hợp với nhiều trường đại học bồi dưỡng để một giáo viên có thể dạy nhiều nội dung trong các môn học. Sở tổ chức hội nghị chuyên đề cấp thành phố nhằm cung cấp, thực hiện phương pháp dạy học mẫu; rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp thực tế nếu có khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, để việc dạy học các môn và hoạt động giáo dục tại các nhà trường được triển khai tốt hơn thì các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục lắng nghe ý kiến từ cơ sở để tham mưu, chỉ đạo, thực hiện tốt hơn nữa Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nơi nào khó khăn thì phải tháo gỡ, làm tốt thì nhân rộng, còn nơi nào làm chưa tốt cần có văn bản xử lý kịp thời. Việc đào tạo, bồi dưỡng là quá trình liên tục, gắn với mục tiêu trước mắt và lâu dài, mang tầm chiến lược với phương châm tập trung cao độ nhất cho đội ngũ giáo viên...

Thứ trưởng đề nghị các địa phương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng văn bản, chủ động, linh hoạt, sáng tạo nhưng đảm bảo khoa học, hợp lý, bám sát chương trình, yêu cầu của Bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cùng với đó, địa phương cần tập trung đảm bảo nguồn lực, rà soát chế độ, chính sách, đãi ngộ cho giáo viên...

Vân trang
TIN LIÊN QUAN

Hiệu trưởng nếu không quản lý tốt nên trở về làm tròn vai trò giáo viên

Tuyết Anh thực hiện |

Vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) đang nhận về sự quan tâm lớn từ dư luận. Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện cùng Nhà văn Hoàng Anh Tú về vấn đề này.

Vụ cô giáo bị học sinh bạo hành dưới góc nhìn của chuyên gia giáo dục

Tường Vân thực hiện |

Những ngày qua, vụ việc nhóm học sinh Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang) có hành vi bạo hành cô giáo ngay tại lớp học đã khiến dư luận xôn xao và bức xúc. Báo Lao Động có buổi trò chuyện cùng TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT xoay quanh vụ việc này.

Dạy học theo chương trình GDPT 2018: Đổi mới để đem lại hiệu quả tích cực

Vân Trang |

Trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, giáo viên cần thay đổi, sáng tạo trong quá trình dạy học để đem lại hiệu quả tích cực, tránh đặt nặng kiến thức với học sinh.

Phong cách thanh lịch của Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

Thanh Hà |

Ngày 12.12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viên bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12-13.12.

Làm rõ vụ tai nạn giao thông giữa xe khách Phương Trang và 4 ôtô khác

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Một vụ tai nạn liên hoàn giữa 5 phương tiện đã xảy ra giữa xe khách Phương Trang và 4 xe ôtô khác, nhưng may mắn không có thiệt hại về người.

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng cấp bậc hàm cho Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc

Vương Trần |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc luôn giữ vững bản lĩnh của người đảng viên, của vị tướng lĩnh trong Công an nhân dân; tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.

Vụ sập sàn nhà đang sửa, tìm thấy một người tử vong

NHÓM PV |

TPHCM - Đến 11h30 hôm nay (12.12), lực lượng chức năng đã đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của căn nhà trong một hẻm trên đường Nguyễn Xiển (phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TPHCM).

Vụ giả danh phóng viên cưỡng đoạt tài sản ở Thái Nguyên, không ai biết 5 đối tượng đi đâu, làm gì

Lam Thanh |

Các đối tượng làm giả bằng cấp rồi xin cộng tác viên cho một số tạp chí để cưỡng đoạt tiền doanh nghiệp, người dân.

Hiệu trưởng nếu không quản lý tốt nên trở về làm tròn vai trò giáo viên

Tuyết Anh thực hiện |

Vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) đang nhận về sự quan tâm lớn từ dư luận. Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện cùng Nhà văn Hoàng Anh Tú về vấn đề này.

Vụ cô giáo bị học sinh bạo hành dưới góc nhìn của chuyên gia giáo dục

Tường Vân thực hiện |

Những ngày qua, vụ việc nhóm học sinh Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang) có hành vi bạo hành cô giáo ngay tại lớp học đã khiến dư luận xôn xao và bức xúc. Báo Lao Động có buổi trò chuyện cùng TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT xoay quanh vụ việc này.

Dạy học theo chương trình GDPT 2018: Đổi mới để đem lại hiệu quả tích cực

Vân Trang |

Trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, giáo viên cần thay đổi, sáng tạo trong quá trình dạy học để đem lại hiệu quả tích cực, tránh đặt nặng kiến thức với học sinh.