Chuyện những người gieo chữ nơi rẻo cao Tây Bắc

Hùng Dân- Minh Chuyên |

Sơn La - Mặc những khó khăn lẫn sự hiểm nguy, các thầy cô cần mẫn lên lớp gieo chữ cho con trẻ vùng cao Tây Bắc. Dù điều kiện thiếu thốn, các thầy cô vẫn bám trường, bám lớp bằng nhiệt huyết và trái tim của mình.

Vượt sông, băng núi… tới trường

Những ngày đầu tháng 9, PV Báo Lao Động có mặt tại trường Tiểu học Chiềng Công, xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, nơi có gần 900 em học sinh dân tộc Mông và La Ha theo học.

Để đến được đây, PV phải đi phà qua sông Đà, vượt con đường dốc ngược, lởm chởm đá tai mèo chừng 10 Km.

Nhìn một bên núi, một bên là vực thẳm, đường đi khúc khuỷu, cheo leo mới thấu hiểu sự vất vả mà các thầy cô phải trải qua để “cõng chữ lên non”.

Hằng ngày, hằng tuần, các thầy cô cắm bản phải đi phà, vượt con sông Đà hung dữ để “cõng chữ lên non“.
Hằng ngày, hằng tuần, các thầy cô cắm bản phải đi phà, vượt con sông Đà hung dữ để “cõng chữ lên non“.

Cô Đặng Thị Thanh Tâm – Phó Hiệu trưởng nhà trường kể, khó khăn lớn nhất ngoài đường xá cách trở, điều kiện vật chất thiếu thốn là sự bất đồng ngôn ngữ, gây khó trong giao tiếp và giảng dạy.

Ngoài điểm trường trung tâm xã, có 15 điểm trường ở 17 bản, đi lại rất khó khăn vì toàn đường rừng. Điểm trường gần như Kéo Hỏm cũng cách 5 km, như Hán Cá Thệnh thì tới hơn 30 km.

Hôm trời nắng thì gập ghềnh, trời mưa lại trơn trượt… nên các thầy cô cắm bản thường xuyên phải đối diện sự hiểm nguy rình rập.

Con đường rừng trơn trượt, lầy lội các thầy cô phải vượt qua để đến các điểm trường cắm bản.
Con đường rừng trơn trượt, lầy lội mà các thầy cô phải vượt qua để đến các điểm trường cắm bản.

“Ở đây, cô giáo vừa là thầy, là mẹ, là bạn, là bác sĩ… của học sinh. Phụ huynh ít khi quan tâm tới việc học con trẻ. Cuộc sống quá khó khăn, cái ăn không đủ nghĩ gì đến chuyện học hành” – cô Tâm chia sẻ.

Theo cô Tâm, các thầy cô phải thường xuyên vận động phụ huynh cho con em đến trường, có trường hợp khi đến nhà vận động, còn bị phụ huynh vác dao ra dọa chém...

Để học trò đến lớp, thầy cô tự bỏ tiền cá nhân mua sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi, bánh kẹo… phát cho các em vào thứ 6 hàng tuần, tạo tâm lí “yêu trường, mến lớp” cho các em tích cực đi học.

Em Vàng A Chử - học sinh lớp 3A - kể bập bẹ bằng tiếng Việt, em ở bản Vi Lay, hàng ngày em đi bộ đến trường, em rất thích đến lớp vì được học chữ, được ăn cơm có thịt, ăn bánh kẹo… Em ước mơ trở thành nhà giáo như thầy cô.

Yêu nghề, thương trẻ để bám lớp

Yêu nghề, thương trẻ, các thầy cô mới đủ dũng cảm, nhiệt huyết tình nguyện lên vùng cao giảng dạy.
Yêu nghề, thương trẻ, các thầy cô mới đủ dũng cảm, nhiệt huyết tình nguyện lên vùng cao Tây Bắc giảng dạy.

Là cô giáo mới về công tác tại trường, cô Lê Thị Nga (24 tuổi) tâm sự - “ám ảnh” nhất là cung đường đi lại, toàn dốc đá tai mèo, cheo leo, tưởng chừng ngã bất kì lúc nào. Nhiều hôm mưa bão, đường xá bị chia cắt, phải ngủ lại bản cả tháng là chuyện thường.

Do không quen nguồn nước, thời tiết lạnh nên nhiều thầy cô mới về bị ốm cả tuần. Hằng ngày, họ phải dậy lúc 5h sáng để chuẩn bị lên lớp. Ở nơi heo hút này, nỗi nhớ nhà luôn túc trực, vì yêu nghề, thương trẻ mới đủ dũng cảm, tình nguyện lên đây công tác.

“Tuy còn nhiều khó khăn, các thầy cô luôn động viên nhau cố gắng khắc phục. Đặc biệt, là sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ để chúng em yên tâm công tác.

Những người đi trước như cô Tâm (Phó Hiệu trưởng) dù đã 50 tuổi nhưng vẫn nhiệt huyết cống hiến. Là tấm gương cho thế hệ trẻ như em học hỏi, tạo động lực cho chúng em bám trường, bám lớp, truyền đạt kiến thức cho học sinh vùng cao” – cô Nga bộc bạch.

Video: Chuyện những người gieo chữ nơi rẻo cao Tây Bắc.

Thầy Đỗ Đức Tĩnh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Chiềng Công cho biết, năm học 2022 - 2023, nhà trường có 860 học sinh, trong đó có 450 học sinh trong chế độ bán trú. Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo, đáp ứng công tác dạy và học.

Nhà trường rất mong muốn các mạnh thường quân hỗ trợ đổi toàn bộ các khay thức ăn bằng nhựa của học sinh sang inox để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà trường rất mong muốn các "mạnh thường quân" hỗ trợ đổi toàn bộ khay thức ăn bằng nhựa của học sinh sang inox để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Là giáo viên vùng cao thì có muôn vàn nỗi trăn trở… nhưng có một mong muốn hiện tại của nhà trường là hiện 450 khay thức ăn cho sinh bán trú đa phần làm bằng nhựa, không đảm bảo vệ sinh. Nhà trường rất mong được các nhà hảo tâm, cơ quan, đơn vị… quan tâm chia sẻ, tài trợ đổi sang bằng khay inox cho hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe để các em đến trường” – Thầy Tĩnh chia sẻ.

Chiềng Công là xã vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn), cách trung tâm huyện Mường La (Sơn La) 42 km. Cả xã có 1078 hộ, nhưng có tới 600 hộ nghèo và cận nghèo; chủ yếu là người Mông và La Ha sinh sống, kinh tế dựa vào làm nương rẫy, trồng táo mèo nên đời sống cực kì khó khăn... - ông Mùa A Lụ - Chủ tịch UBND xã Chiềng Công thông tin.

Hùng Dân- Minh Chuyên
TIN LIÊN QUAN

Chuyện cảm động về cô giáo vùng cao vượt qua nghịch cảnh

Nhóm PV |

Sơn La - Vượt qua nghịch cảnh với đôi chân không lành lặn, cô giáo Vì Thị Nhân hằng ngày vẫn miệt mài làm tốt công việc chăm lo các cháu mầm non trên vùng cao Tây Bắc.

Theo chân lực lượng gìn giữ rừng xanh nơi vùng cao Tây Bắc

Hùng Dân - Trần Trọng |

Hòa Bình - Yêu rừng, gắn bó với rừng, các anh ngày ngày tuần tra, kiểm soát, bảo vệ lá phổi xanh của đại ngàn Tây Bắc. Dẫu đối diện nhiều khó khăn, nguy hiểm vẫn không hề chùn bước… giữ vững sự bình yên cho rừng xanh.

Các trường học miền núi Tây Bắc sẵn sàng cho năm học mới

Khánh Linh |

Năm học mới đã cận kề, các trường học ở miền núi Tây Bắc đang khẩn trương sửa sang trường lớp, chuẩn bị cơ sở vật chất để đón học sinh tựu trường.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chuyện cảm động về cô giáo vùng cao vượt qua nghịch cảnh

Nhóm PV |

Sơn La - Vượt qua nghịch cảnh với đôi chân không lành lặn, cô giáo Vì Thị Nhân hằng ngày vẫn miệt mài làm tốt công việc chăm lo các cháu mầm non trên vùng cao Tây Bắc.

Theo chân lực lượng gìn giữ rừng xanh nơi vùng cao Tây Bắc

Hùng Dân - Trần Trọng |

Hòa Bình - Yêu rừng, gắn bó với rừng, các anh ngày ngày tuần tra, kiểm soát, bảo vệ lá phổi xanh của đại ngàn Tây Bắc. Dẫu đối diện nhiều khó khăn, nguy hiểm vẫn không hề chùn bước… giữ vững sự bình yên cho rừng xanh.

Các trường học miền núi Tây Bắc sẵn sàng cho năm học mới

Khánh Linh |

Năm học mới đã cận kề, các trường học ở miền núi Tây Bắc đang khẩn trương sửa sang trường lớp, chuẩn bị cơ sở vật chất để đón học sinh tựu trường.