Cận kề năm học mới, phụ huynh vẫn "chật vật" tìm mua sách giáo khoa

Phương Thúy - Hoàng Hằng |

Chỉ còn ít ngày nữa là năm học mới 2022-2023 bắt đầu, nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn lo lắng khi chưa tìm mua được đủ bộ sách giáo khoa cho con em mình.


Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại các hiệu sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đi hàng chục nhà sách vẫn chưa mua đủ bộ

Sau nhiều ngày lặn lội khắp các cửa hàng sách quanh khu vực sinh sống, chị Lê Thanh Nga (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa thể tìm đủ bộ sách giáo khoa cho con.

"Con tôi năm nay học lớp 2 và lớp 10. Sách các con học được lựa chọn từ nhiều bộ nên hiện tại rất khó để tìm mua. Nhiều ngày nay, tôi đã tìm ở rất nhiều hiệu sách nhưng vẫn chưa đủ" - chị Nga nói.

Cũng chung tình trạng đó, chị Lương Thu Trang (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã đi 3 - 4 nhà sách nhưng vẫn chưa mua được đủ bộ sách cho con.

"Sau khi được nhà trường thông báo sẽ dạy các con theo 2 bộ sách khác nhau là bộ Kết nối tri thức và bộ Cánh diều, tôi đã đi tìm mua cho con ngay để cháu có thể tự đọc tại nhà trước.

Nhưng mấy ngày nay đi hỏi nhiều hiệu sách, nhân viên đều báo không đủ. Vì thế mỗi nơi tôi chỉ tìm mua được vài cuốn” - chị Trang chia sẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, những ngày qua, tại các cửa hàng sách tại Hà Nội đều xảy ra tình trạng khan hiếm sách giáo khoa các lớp 3, 4, 7, 10.

Nhân viên tại Nhà sách Trí Tuệ, cơ sở Giảng Võ (Hà Nội) cho biết, hiện tại, đối với sách giáo khoa lớp 3, bộ sách Cánh diều còn thiếu sách Mỹ thuật, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống thiếu sách Âm nhạc; Lớp 7 bộ Cánh diều thiếu sách Công nghệ, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm, bộ sách Kết nối tri thức thiếu sách Mỹ thuật, Âm nhạc; Lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức thiếu sách Ngữ văn, Toán, Âm nhạc, Tiếng Anh, Tin học.

Nhân viên này khẳng định: "Đa số tại các hiệu sách ở Hà Nội trong thời điểm hiện nay đều không có đủ sách để bán, không riêng gì hiệu sách nào".

Nhân viên tại các cửa hàng cho biết, tình trạng này là do các lớp 4, 8 và 11 sẽ chỉ học sách cũ trong năm học tới. Từ năm sau sẽ đổi sách mới. Vậy nên, các nhà sách không nhập nhiều vì sợ tồn đọng.

Các lớp 3, 7, 10 học theo chương trình mới, các đơn vị không dám phát hành nhiều do các trường học được tự chọn các đầu sách từ nhiều bộ sách khác nhau. Chưa kể, các trường có thể thay đổi danh mục sách giáo khoa theo từng năm. Do đó, rất khó để nắm bắt số lượng cụ thể.

Năm học mới đã cận kề, nhưng đến nay, nhiều phụ huynh vẫn đang chật vật để tìm mua đủ sách giáo khoa cho con. Điều phụ huynh mong mỏi lúc này là ngành giáo dục cùng các địa phương, đơn vị xuất bản, phát hành cần có phương án nhằm đưa ra những giải pháp mang tính đồng bộ, bảo đảm kịp thời phát hành sách giáo khoa đến giáo viên, học sinh.

Sẽ in gấp, đảm bảo cung ứng đầy đủ theo nhu cầu

Trước những thông tin phụ huynh phản ánh về tình trạng khan hiếm sách giáo khoa, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, hiện nay, đối với sách giáo khoa phục vụ học sinh các lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12 theo chương trình hiện hành, nhà xuất bản đã hoàn thành việc in, nhập kho 55 triệu bản. Đối với sách giáo khoa các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10, nhà xuất bản đã cung ứng tới các địa phương hơn 40 triệu bản sách.

Cũng theo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai áp dụng sách giáo khoa các lớp 3, 7 và 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các nhà xuất bản có sách giáo khoa được phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ sách giáo khoa phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh theo số lượng các địa phương đăng ký.

Nhà xuất bản Giáo dục thừa nhận trên thực tế, việc công bố danh mục sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 lựa chọn sử dụng trong nhà trường diễn ra chậm hơn nhiều so với thời gian quy định. Điều này là thách thức thức lớn cho các đơn vị xuất bản đảm bảo tiến độ in ấn, phát hành sách giáo khoa tới tay học sinh trước năm học mới.

Đặc biệt đối với sách giáo khoa lớp 10, ở nhiều môn học, học sinh sẽ lựa chọn từ các tổ hợp môn học khác nhau nên các tên sách cụ thể và số lượng tương ứng phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của học sinh tại từng nhà trường, từng địa phương cụ thể.

“Lường trước thực tế này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã triển khai bám sát các địa phương, nhà trường để nắm bắt cụ thể số lượng từng tên sách và số lượng cần cung ứng, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để có thể triển khai in gấp, đảm bảo cung ứng đầy đủ sách theo nhu cầu”- đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định.

Phương Thúy - Hoàng Hằng
TIN LIÊN QUAN

Đi nửa thành phố mới mua được sách giáo khoa mới cho con

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Đi hàng chục km, lòng vòng vài cửa hàng may ra mới có thể mua đủ sách giáo khoa lớp 10 là tình trạng chung của nhiều phụ huynh, học sinh TPHCM nếu muốn sớm có trong tay bộ SGK mới.

Kết luận của 2 Phó Thủ tướng về học phí và sách giáo khoa

Ái Vân |

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 236/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về học phí phổ thông và sách giáo khoa.

Bộ Tài chính: Thận trọng khi tăng giá sách giáo khoa, học phí

TRÍ MINH |

Ngày 21.7, phía Bộ Tài chính thông tin, trong bối cảnh hiện nay, quan điểm xuyên suốt của Chính phủ đó chính là việc tăng giá bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào (đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, y tế) phải được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ càng trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định, tránh tác động tới lạm phát.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đi nửa thành phố mới mua được sách giáo khoa mới cho con

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Đi hàng chục km, lòng vòng vài cửa hàng may ra mới có thể mua đủ sách giáo khoa lớp 10 là tình trạng chung của nhiều phụ huynh, học sinh TPHCM nếu muốn sớm có trong tay bộ SGK mới.

Kết luận của 2 Phó Thủ tướng về học phí và sách giáo khoa

Ái Vân |

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 236/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về học phí phổ thông và sách giáo khoa.

Bộ Tài chính: Thận trọng khi tăng giá sách giáo khoa, học phí

TRÍ MINH |

Ngày 21.7, phía Bộ Tài chính thông tin, trong bối cảnh hiện nay, quan điểm xuyên suốt của Chính phủ đó chính là việc tăng giá bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào (đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, y tế) phải được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ càng trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định, tránh tác động tới lạm phát.