Chuyện cảm động về cô giáo vùng cao vượt qua nghịch cảnh

Nhóm PV |

Sơn La - Vượt qua nghịch cảnh với đôi chân không lành lặn, cô giáo Vì Thị Nhân hằng ngày vẫn miệt mài làm tốt công việc chăm lo các cháu mầm non trên vùng cao Tây Bắc.

Đã từng tuyệt vọng

Ở huyện vùng cao Vân Hồ của tỉnh Sơn La, người dân luôn cảm phục mỗi khi nhắc đến cô giáo Vì Thị Nhân chỉ còn một chân vẫn vượt hàng chục cây số đi dạy trên xã đặc biệt khó khăn Lóng Luông.

Đầu tháng 9.2022, PV Báo Lao Động có mặt tại bản Phiêng Hạ, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La, nơi có ngôi nhà nhỏ nhưng đầy ắp tình yêu thương của cô giáo Vì Thị Nhân.

Ngày mới của cô Nhân bắt đầu từ 5h30 sáng, sau khi thức dậy, với đôi nạng trên tay, mọi hoạt động thường nhật của cô diễn ra. Từ vo gạo, cắm nồi cơm, thả gà ra vườn cho đến sửa soạn chuẩn bị cho hai cô con gái đến trường đều được cô Nhân làm thuần thục. 

 
Gia đình luôn tạo động lực để cô giáo Nhân cố gắng.

Nhắc đến ngày định mệnh tháng 11.2018, anh Cầm Trung Thông  - chồng cô nhân nhớ lại: "Nhận được tin vợ bị tai nạn và sau đó phải cắt một chân để giữ tính mạng, tôi vừa bàng hoàng lại thương vợ phải chịu đau đớn".

"Lúc vợ tỉnh lại sau ca mổ, nhìn xuống tấm băng trắng quấn quanh đùi rồi khóc mà tôi vừa thương, vừa xót" - anh Thông tâm sự.

Còn với cô Nhân, đó là những tháng ngày chẳng thể nào quên: "Khi đó, tôi mới sinh xong bé thứ hai và quay trở lại đi làm được 2 tháng. Tôi chỉ nhớ rằng sau khi va chạm với xe tải đã ngã xuống và ngất luôn tại chỗ.

Tỉnh dậy thấy một bên chân không còn, lúc này trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất là mình sẽ thành kẻ tàn phế, làm khổ gia đình, không biết có được đến lớp nữa hay không”.

Nhưng sau khi bình tĩnh trở lại, cô nghĩ đến đứa con gái mới 7 tháng tuổi. Nghĩ đến người chồng cùng cô tần tảo sớm hôm và bố mẹ chồng thương con dâu như con gái ruột, đã giúp cô có thêm động lực để tiến về phía trước.

"Mình vẫn còn sống được đã là một hạnh phúc rồi. Mình còn rất nhiều động lực để cố gắng" - cô Nhân tâm sự.

 
Trường Mầm non Lóng Luông - nơi cô giáo Nhân đang công tác

Vượt qua nghịch cảnh

"Hãy để anh là chiếc chân phải của em" - lời động viên của chồng như tiếp thêm động lực để cô Nhân bước tiếp về phía trước.

Hai tháng sau vụ tai nạn, cô quay trở lại với công việc. Chỉ còn một chân, ngày ngày cô vẫn ôm chiếc nạng, nhờ người chị họ chở hơn 20km đến trường.

Đến năm 2019, vay mượn được một số tiền, vợ chồng cô Nhân quyết định xuống Hà Nội đặt làm chân giả để tiện đi làm và chăm sóc học sinh.

"Ban đầu khi mới dùng chân giả chưa quen, mỗi sáng hai vợ chồng phải chật vật đến cả tiếng đồng hồ băng bó rồi tháo ra lắp vào mãi mới được" - cô Nhân cười.

Trên quãng đường 20km từ nhà đến trường, cô Nhân tâm sự: “Mất một chân đâu phải mất tất cả, tôi vẫn muốn góp sức mình để những đứa trẻ vùng cao biết đọc, biết viết vì ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông nên còn nhiều khó khăn vất vả trong cuộc sống".

 
"Trừ khi nghề bỏ tôi, chứ tôi nhất định không bỏ nghề" - cô Nhân tâm sự.

Cô giáo Nguyễn Thị Nghĩa - Hiệu trưởng trường mầm non Lóng Luông chia sẻ: "Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cô yên tâm công tác, bằng việc phân công cho cô ở điểm trường gần trung tâm, bố trí dạy ở lớp có 2 giáo viên để sẵn sàng hỗ trợ"

"Giáo viên, học sinh và phụ huynh rất cảm phục trước ý chí, nghị lực của cô giáo Nhân, chúng tôi cũng lấy đó làm tấm gương để cùng nhau cố gắng" - cô Nghĩa nói.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Nghị lực phi thường của cô giáo bản "một chân cõng chữ" lên non

Nhóm PV |

Sơn La - Với nghị lực phi thường, cô giáo Vì Thị Nhân đã vượt qua nghịch cảnh, miệt mài đưa "con chữ" tới các em học sinh vùng cao.

Chuyện về cô giáo nặng lòng với học sinh vùng cao Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Bén duyên với mảnh đất vùng cao Mai Sơn, hơn 20 năm nay, cô giáo Phạm Thị Hồng Phượng vẫn miệt mài gieo chữ, gieo yêu thương cho học sinh dân tộc thiểu số nơi đây.

Chuyện về cô giáo nặng lòng với học sinh miền biên viễn

khánh Linh |

Sinh ra và lớn lên ở huyện nghèo Mường Tè, tỉnh Lai Châu nên cô giáo Bùi Thị Quế thấm hiểu những khó khăn, vất vả của bà con vùng cao. Với tình yêu và lòng nhiệt huyết, hơn 20 năm nay, cô giáo Quế đã gieo chữ, gieo yêu thương cho trẻ em nghèo miền biên viễn.

“Cô giáo mẹ” ở vùng cao Lào Cai

Trần Trọng |

7 năm qua, người phụ nữ với dáng vẻ gầy gò ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đã dang tay nhận nuôi nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có điều kiện học tập và được các em gọi với cái tên trìu mến là “cô giáo mẹ”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nghị lực phi thường của cô giáo bản "một chân cõng chữ" lên non

Nhóm PV |

Sơn La - Với nghị lực phi thường, cô giáo Vì Thị Nhân đã vượt qua nghịch cảnh, miệt mài đưa "con chữ" tới các em học sinh vùng cao.

Chuyện về cô giáo nặng lòng với học sinh vùng cao Sơn La

Khánh Linh |

Sơn La - Bén duyên với mảnh đất vùng cao Mai Sơn, hơn 20 năm nay, cô giáo Phạm Thị Hồng Phượng vẫn miệt mài gieo chữ, gieo yêu thương cho học sinh dân tộc thiểu số nơi đây.

Chuyện về cô giáo nặng lòng với học sinh miền biên viễn

khánh Linh |

Sinh ra và lớn lên ở huyện nghèo Mường Tè, tỉnh Lai Châu nên cô giáo Bùi Thị Quế thấm hiểu những khó khăn, vất vả của bà con vùng cao. Với tình yêu và lòng nhiệt huyết, hơn 20 năm nay, cô giáo Quế đã gieo chữ, gieo yêu thương cho trẻ em nghèo miền biên viễn.

“Cô giáo mẹ” ở vùng cao Lào Cai

Trần Trọng |

7 năm qua, người phụ nữ với dáng vẻ gầy gò ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đã dang tay nhận nuôi nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có điều kiện học tập và được các em gọi với cái tên trìu mến là “cô giáo mẹ”.