Các địa phương, trường học vẫn gặp khó khăn, lúng túng trong dạy học tích hợp

Tường Vân |

Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 3 triển khai dạy học tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có nhiều văn bản hướng dẫn, song phía các địa phương, trường học vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai.

Giáo viên chưa đủ tự tin đứng lớp

So với chương trình hiện hành, điểm mới nổi bật của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc THCS là xuất hiện môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học; môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp từ các các môn Lịch sử, Địa lý.

Hiệu trưởng 1 trường THCS trên địa bàn Hà Nội nói rằng, mặc dù đại đa số giáo viên dạy đơn môn đã được tập huấn, cấp chứng chỉ dạy tích hợp, song, thầy cô vẫn chưa thực sự tự tin đứng lớp.

Với khối lớp 6, lớp 7, lượng kiến thức của môn Khoa học tự nhiên chưa quá nặng, 1 thầy cô có thể đảm đương cả 3 phần: Vật lý, Hóa học, Sinh học. Song từ lớp 8, kiến thức ngày càng khó, trường lại phải tính đến phương án 3 giáo viên cùng dạy song song, độc lập các phần kiến thức chuyên môn.

Ông Vũ Đức Thọ - Phó Giám đốc Sở GDĐT Nam Định - bày tỏ, địa phương gặp nhiều khó khăn khi thực hiện dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có các môn tích hợp. Thiếu giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý khiến nhiều trường phải bố trí 2 - 3 giáo viên dạy 1 môn. Điều này gây khó khăn trong quản lý, kiểm tra, đánh giá và xây dựng thời khóa biểu.

"Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên ở bậc THCS tuổi khá cao, sức ỳ lớn, tinh thần an phận dẫn đến việc đổi mới phương pháp và nội dung dạy học còn khá chậm" - ông Thọ nói.

Không riêng Nam Định hay Hà Nội, báo cáo của 33/63 Sở GDĐT cho thấy, đến nay dạy học tích hợp vẫn vướng với 5 nhóm vấn đề khó khăn như: Thiếu giáo viên, giáo viên chưa tự tin trong giảng dạy; khó bố trí sắp xếp thời khóa biểu; chưa đồng bộ giữa chỉ đạo của Bộ GDĐT và hướng dẫn của tác giả SGK; khó khăn trong kiểm tra, đánh giá; không đủ thiết bị dạy học nên giờ học không đạt hiệu quả như mong muốn…

Nhiều giải pháp gỡ rối

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT nhìn nhận, phần lớn các địa phương gặp khó khăn do thiếu giáo viên và giáo viên chưa tự tin trong giảng dạy, khó khăn trong tổ chức thực hiện, thiếu cơ sở vật chất và thiết bị thí nghiệm, khó khăn về kinh phí triển khai…

Trước những khó khăn trên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học đưa ra các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ cho các địa phương và cơ sở giáo dục trong việc triển khai dạy học môn tích hợp.

Cụ thể, với tích hợp, các nhà trường phân công giáo viên phù hợp năng lực chuyên môn với nội dung dạy học (theo mạch nội dung lớn của chương trình môn học hoặc theo các chủ đề).

Tuy nhiên không bắt buộc giáo viên bồi dưỡng, đào tạo bổ sung 3-6 tháng phải đảm nhiệm cả môn tích hợp, mà tùy theo điều kiện, khả năng đáp ứng của giáo viên, nhằm duy trì chất lượng. Việc bố trí giáo viên dạy các môn tích hợp vẫn do các nhà trường chủ động phân công, theo hướng giáo viên được đào tạo phân môn nào sẽ đảm nhiệm dạy và kiểm tra đánh giá phân môn đó.
Việc bố trí thời khóa biểu cần khoa học hơn để giáo viên giảm tải...

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Nhiều vướng mắc trong dạy học tích hợp đã được tháo gỡ

Vân trang |

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều vướng mắc trong dạy học môn tích hợp đã được tháo gỡ.

Giáo viên cần linh hoạt hơn trong dạy học tích hợp

Trà My |

Đối với chương trình dạy học tích hợp ở bậc THCS, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người điều phối, hỗ trợ học sinh quá trình học tập.

Bộ Giáo dục cân nhắc điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS

Tường Vân |

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ xem xét điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS.

Petrovietnam và hành trình hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng

Nhóm PV |

Hôm nay (16.12), Báo Lao Động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức tọa đàm trực tuyến “Petrovietnam về đích sớm kế hoạch 2023, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng”.

Bên trong phòng môi giới đưa người đi nước ngoài lọc máu ngừa đột quỵ

NHÓM PV |

Nổi lên như một xu hướng sau COVID-19, lọc máu ngừa đột quỵ dù là dịch vụ không được cấp phép nhưng vẫn được nhiều cơ sở y tế quảng cáo rầm rộ và lách luật để thực hiện. Tiếp tục hành trình tìm hiểu về các gói tầm soát đột quỵ, việc môi giới đưa người đi nước ngoài lọc máu được PV ghi nhận.

Chờ đợi những nhịp hồi phục của thị trường chứng khoán

Gia Miêu |

Diễn biến chung trên thị trường chứng khoán trong trung hạn nhiều khả năng sẽ là những nhịp tăng giảm đan xen.

Bến cóc xuất hiện ở đầu cầu Thăng Long, Hà Nội

Tô Thế |

Đầu cầu Thăng Long (thuộc địa phận quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang tồn tại "bến cóc" để đón/trả khách, hàng hóa của nhiều nhà xe, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Đắk Lắk từng tiếp nhận 2 văn bản từ ông Lưu Bình Nhưỡng

BẢO TRUNG |

Ngày 15.12, UBND tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có văn bản gửi Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thái Bình về việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra vụ án hình sự liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng.

Nhiều vướng mắc trong dạy học tích hợp đã được tháo gỡ

Vân trang |

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều vướng mắc trong dạy học môn tích hợp đã được tháo gỡ.

Giáo viên cần linh hoạt hơn trong dạy học tích hợp

Trà My |

Đối với chương trình dạy học tích hợp ở bậc THCS, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người điều phối, hỗ trợ học sinh quá trình học tập.

Bộ Giáo dục cân nhắc điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS

Tường Vân |

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ xem xét điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS.