Bạo lực giáo viên gia tăng, trường học như cái chợ: Ai bảo vệ nhà giáo?

Đặng Chung |

Sau vấn nạn bạo hành bác sĩ, đến lượt giáo viên - một nghề vẫn được xem là cao quý - đang phải đối mặt với tình trạng bạo hành ngày càng gia tăng. Ai sẽ bảo vệ nhà giáo, để hằng ngày lên lớp, thầy cô không phải lo bị học trò đánh, phụ huynh chửi?

Nghề nguy hiểm

Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng chục vụ bạo hành trong trường học đã xảy ra. Giáo viên dùng bạo lực dạy dỗ học sinh và nhận lại bằng bạo lực, từ chính người mình từng dạy dỗ và cha mẹ của chúng. 

“Trường học có phải là cái chợ không, đương nhiên không phải chợ, nhưng tôi có cảm giác nó đang giống cái chợ” – GS-TSKH Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam – trong cuộc trao đổi với phóng viên đã tự hỏi và trả lời như vậy.

Ông ngạc nhiên khi ở Việt Nam, tất cả mọi người đều có thể ra vào trường học một cách dễ dàng, việc giám sát an ninh quá lỏng lẻo, dẫn đến việc phụ huynh xông vào tận lớp đánh đập giáo viên. Trước đây, GS Phạm Tất Dong chưa từng nghĩ đến một lúc nào đó, phụ huynh lại có thể xưng “mày-tao”, chỉ mặt giáo viên gọi “con này, con kia” ngay trước mặt học sinh. Phụ huynh không phối hợp, bàn bạc với giáo viên trong việc dạy dỗ con cái mình, mà sẵn sàng giải quyết vấn đề bằng nắm đấm.

Đến lúc này, giáo viên có lẽ không còn được coi là nghề ổn định như quan niệm trước. Giáo viên ngày nay không có được sự bảo vệ của những đồng nghiệp, bởi ai cũng sợ liên lụy, sợ áp lực thành tích, cắt thi đua. Có lẽ, nghề giáo đã trở thành nghề nguy hiểm, khi vấn đề an ninh trường học đang ở mức báo động.

Vì đâu nên nỗi?

Tình trạng bạo lực giáo viên, học sinh ngày càng gia tăng, theo GS Phạm Tất Dong, lý do là vấn đề “dân chủ trường học” không được thực hiện một cách nghiêm túc, vấn đề đạo đức trong trường học đang bị lệch chuẩn. Giáo viên đối xử không công bằng, đánh đập, không tôn trọng học sinh thì cũng nhận lại sự không tôn trọng từ học trò và cha mẹ của chúng.

Ngoài ra, vấn đề an ninh trường học đang bị bỏ lỏng. Để bảo vệ nhà giáo, Bộ GDĐT cần có những quy định cụ thể, phối hợp với các địa phương siết lại vấn đề này.

Theo GS-TSKH Hoàng Xuân Sính - nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội, chỉ cần nhìn những hiện tượng xảy ra trong thời gian qua cũng đủ hiểu lý do vì sao truyền thống tôn sư trọng đạo phai nhạt.

Muốn làm giáo viên phải chạy việc, muốn con đi học phải chạy trường, chạy lớp; muốn con không bị trù dập phải lót tay thầy cô; muốn con được đối xử công bằng phải đi học thêm. Nhà trường thì tận thu, mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên như người bán-kẻ mua. Môi trường giáo dục đã bị thương mại hóa đương nhiên làm ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử.

Để giải quyết vấn đề này, GS Hoàng Xuân Sính cho rằng, Bộ GDĐT, các cơ quan chức năng cần xử lý triệt để những vấn đề tiêu cực trong giáo dục. Chỉ khi nào trường ra trường, thầy phải ra thầy, thì trò mới ra trò.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Làm gì để trong sạch, lành mạnh môi trường giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

Trước hàng loạt các vụ việc đáng tiếc xảy ra gần đây trong môi trường giáo dục như phụ huynh ép giáo viên quỳ gối xin lỗi, gia đình học sinh đánh thầy giáo nhập viện, hay hành hung giáo viên dẫn đến nguy cơ sẩy thai, rồi học sinh bóp cổ cô giáo..., nhiều chuyên gia nhận định, môi trường giáo dục đang dần bị phụ huynh nghĩ theo hướng thương mại hoá theo kinh tế thị trường.

Vụ cô giáo mang bầu bị phụ huynh đánh, ép quỳ: Không khởi tố sẽ khó răn đe

Bích Hà |

Việc phụ huynh ở Nghệ An xông vào trường học, đánh đập giáo viên thực tập, ép phải quỳ xin lỗi đã gây phẫn nộ trong dư luận. Nhiều độc giả cho rằng cần xử lý thật nghiêm phụ huynh có hành vi bạo lực này, để làm gương cho người khác.

Phụ huynh đánh, ép giáo viên phải quỳ: Có dấu hiệu phạm nhiều tội

Đặng Chung |

Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền, hành vi đánh đập dù biết giáo viên thực tập đang mang thai, ép giáo viên phải quỳ xin lỗi của phụ huynh ở Nghệ An có dấu hiệu phạm tội làm nhục người khác, cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Làm gì để trong sạch, lành mạnh môi trường giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

Trước hàng loạt các vụ việc đáng tiếc xảy ra gần đây trong môi trường giáo dục như phụ huynh ép giáo viên quỳ gối xin lỗi, gia đình học sinh đánh thầy giáo nhập viện, hay hành hung giáo viên dẫn đến nguy cơ sẩy thai, rồi học sinh bóp cổ cô giáo..., nhiều chuyên gia nhận định, môi trường giáo dục đang dần bị phụ huynh nghĩ theo hướng thương mại hoá theo kinh tế thị trường.

Vụ cô giáo mang bầu bị phụ huynh đánh, ép quỳ: Không khởi tố sẽ khó răn đe

Bích Hà |

Việc phụ huynh ở Nghệ An xông vào trường học, đánh đập giáo viên thực tập, ép phải quỳ xin lỗi đã gây phẫn nộ trong dư luận. Nhiều độc giả cho rằng cần xử lý thật nghiêm phụ huynh có hành vi bạo lực này, để làm gương cho người khác.

Phụ huynh đánh, ép giáo viên phải quỳ: Có dấu hiệu phạm nhiều tội

Đặng Chung |

Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền, hành vi đánh đập dù biết giáo viên thực tập đang mang thai, ép giáo viên phải quỳ xin lỗi của phụ huynh ở Nghệ An có dấu hiệu phạm tội làm nhục người khác, cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.