Xử phạt Công ty Khoá Minh Khai vì nợ đóng bảo hiểm xã hội

ANH THƯ - VIỆT LÂM |

Từ năm 2014, Công ty Cổ phần Khoá Minh Khai (Cty Minh Khai) đã nợ đóng bảo hiểm xã hội. Đến nay, số tiền chậm đóng lên đến hàng chục tỉ đồng. Dù đã 2 lần bị thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt, song công ty vẫn trây ỳ.

Mới bị xử phạt do nợ bảo hiểm xã hội kéo dài

Hiện nay, Cty Minh Khai đang có 47 người lao động. Từng là một trong những thương hiệu khoá lớn nhất cả nước, song đến nay, Cty khoá Minh Khai hoạt động lay lắt, người lao động không những ít việc làm mà còn bị nợ đóng bảo hiểm xã hội kéo dài.

 
Người lao động vẫn bị trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội mỗi tháng, song công ty vẫn nợ đóng bảo hiểm xã hội.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tân Nhã - Tổ trưởng Tổ thu cấp sổ thẻ, thanh tra, kiểm tra của Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì (Hà Nội) - cho hay, Cty Minh Khai là đơn vị “đội sổ” trong nợ bảo hiểm xã hội của địa phương.

Đơn vị này nợ đóng bảo hiểm từ tháng 4.2014. Tính đến ngày 30.6.2022, đơn vị đã chậm đóng số tiền lên đến hơn 12 tỉ đồng, trong đó tiền gốc hơn 7 tỉ đồng và tiền lãi là hơn 5 tỉ đồng. Công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến hết tháng 1.2019 và đóng bảo hiểm y tế đến hết tháng 1.2022.

Liên quan tới việc Cty Khoá Minh Khai nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài, ông Nhã cho hay, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã làm các quy trình thu bảo hiểm xã hội. Năm 2019, thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xuống làm việc và xử phạt về việc nợ đọng bảo hiểm xã hội đối với công ty.

Gần đây nhất vào tháng 6, đơn vị này cũng ra quyết định xử phạt 150 triệu đồng với hành vi vi phạm hành chính chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đối với Cty khoá Minh Khai.

Theo Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hành vi trên đã vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 39 Nghị định số 12 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Từ đó, buộc công ty truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và số tiền lãi phải đóng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan công an nếu vẫn tiếp tục chậm nộp bảo hiểm xã hội

Ngày 20.7, đại diện Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì đã có buổi làm việc với lãnh đạo công ty về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cho người lao động của công ty.

Theo biên bản làm việc, về tình hình chốt sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, tính đến ngày 30.6, đơn vị còn 27 lao động đã nghỉ việc nhưng chưa được chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, đơn vị còn số tiền là 520 triệu đồng thanh toán các chế độ ngắn hạn đã làm thủ tục thanh toán nhưng chưa được bảo hiểm xã hội chuyển tiền do còn nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì yêu cầu đơn vị chuyển ngay số tiền còn nợ vào tài khoản thu của bảo hiểm xã hội huyện. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, yêu cầu đơn vị thực hiện đăng í đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trước ngày cuối tháng.

Bên cạnh đó, từ tháng 7 trở đi, công ty phải tham gia theo đúng quy định, chuyển tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế theo đúng quy định.

Người lao động lo lắng khi công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội kéo dài. Ảnh AT
Người lao động lo lắng khi công ty nợ đóng bảo hiểm xã hội kéo dài. Ảnh: AT

Ông Nhã cho biết: “Sau khi thanh tra xử phạt, chúng tôi sẽ đôn đốc thu nợ theo đúng quy trình. Công ty có hứa chưa thể trả ngay tổng nợ, nhưng sẽ trả trong thời gian sớm nhất. Với trường hợp sắp nghỉ chế độ, đơn vị có tờ trình gửi lên Tổng Công ty Cơ khí xây dựng để vay vốn khắc phục việc này”.

Về trường hợp những người lao động đang làm việc tại công ty phản ánh, Tổ trưởng Tổ thu cấp sổ thẻ, thanh tra, kiểm tra của Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì cho rằng, người lao động lo lắng khi công ty nợ bảo hiểm xã hội là có cơ sở. Nếu đến ngày người lao động này muốn nghỉ chế độ, chuyển việc, mà công ty vẫn nợ bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng việc chốt sổ của họ.

Sau thời hạn đôn đốc mà công ty vẫn không nộp số tiền nợ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý.

ANH THƯ - VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Tạm ứng 500 triệu đồng thanh toán cho 46 công nhân môi trường bị nợ lương

VƯƠNG TRẦN |

Đợt 1, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội đã tổ chức trả nợ tiền lương cho 46 công nhân vệ sinh môi trường tổ Cầu Diễn và Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) với số tiền ban đầu là 500 triệu đồng.

Công nhân môi trường bị nợ lương: Yêu cầu công ty trả trước ngày 10.7

Minh Hương |

Sau khi báo chí phản ánh vụ hàng trăm công nhân vệ sinh môi trường từng làm việc cho Công ty Minh Quân bị nợ lương, cơ quan chức năng quận Hà Đông (Hà Nội) đã làm việc với các bên liên quan, qua đó yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội trả nợ lương cho công nhân trước 10.7.2021.

Công nhân bị nợ lương phải đi rửa bát thuê, con không dám đi học vì xấu hổ

Minh Hương |

Nhiều công nhân vệ sinh môi trường từng làm việc cho Công ty Minh Quân, trụ sở tại Hà Đông, Hà Nội bị nợ lương từ tháng 6.2020-12.2020, đến nay vẫn chưa được chi trả. Để duy trì cuộc sống, họ phải đi rửa bát thuê, con cái không dám đến trường vì bố mẹ chậm đóng tiền học...

Doanh nghiệp xuất khẩu tỉ USD tìm mọi cách xoay xở để vượt khó

Anh Tuấn |

Những doanh nghiệp xuất khẩu tỉ USD trong các ngành dệt may, da giày, thuỷ sản... đang tìm mọi cách xoay sở vượt qua "bão tố" trước những biến động mạnh về lạm phát, tỉ giá, lãi suất leo thang. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận tổ chức sản xuất linh hoạt, bù chi phí, đảm bảo việc làm là mục tiêu ưu tiên.

Cấp cứu 115: Những người vận chuyển giữa lằn ranh sinh tử

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Cấp cứu ngoại viện – công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, trong khi mức lương của các nhân viên y tế chưa thể lo toan trọn vẹn gia đình. Dù vậy các y bác sĩ tại Trung tâm Cấp cứu 115 cũng như hàng vạn nhân viên y tế trên cả nước, vẫn tự động viên nhau, động viên chính mình để yêu nghề, ở lại với nghề.

Chiêu thông thầu, nâng giá thiết bị giáo dục ở Quảng Ninh của nữ doanh nhân

Việt Dũng |

Hoàng Thị Thuý Nga sau khi hoạt động ở Quảng Ninh, vạch ra quy trình 93 bước để thông thầu rồi chỉ đạo nhân viên tiêu huỷ chứng cứ, nhằm đối phó với cơ quan chức năng.

Dự kiến triệu tập 1.100 đại biểu chính thức dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 27.2, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 33 (khoá XII) dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Một trong những nội dung của Hội nghị là bàn về công tác Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Đại diện các ban Xây dựng Đảng Trung ương tới dự.

Nhiếp ảnh gia đưa vẻ đẹp Việt Nam vươn ra thế giới

Chí Long |

Với tình yêu nhiếp ảnh và dải đất hình chữ S, nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt không ngại đi khắp Việt Nam để khám phá và chụp lại những hình ảnh tuyệt đẹp khiến thế giới phải trầm trồ.

Tạm ứng 500 triệu đồng thanh toán cho 46 công nhân môi trường bị nợ lương

VƯƠNG TRẦN |

Đợt 1, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội đã tổ chức trả nợ tiền lương cho 46 công nhân vệ sinh môi trường tổ Cầu Diễn và Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) với số tiền ban đầu là 500 triệu đồng.

Công nhân môi trường bị nợ lương: Yêu cầu công ty trả trước ngày 10.7

Minh Hương |

Sau khi báo chí phản ánh vụ hàng trăm công nhân vệ sinh môi trường từng làm việc cho Công ty Minh Quân bị nợ lương, cơ quan chức năng quận Hà Đông (Hà Nội) đã làm việc với các bên liên quan, qua đó yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội trả nợ lương cho công nhân trước 10.7.2021.

Công nhân bị nợ lương phải đi rửa bát thuê, con không dám đi học vì xấu hổ

Minh Hương |

Nhiều công nhân vệ sinh môi trường từng làm việc cho Công ty Minh Quân, trụ sở tại Hà Đông, Hà Nội bị nợ lương từ tháng 6.2020-12.2020, đến nay vẫn chưa được chi trả. Để duy trì cuộc sống, họ phải đi rửa bát thuê, con cái không dám đến trường vì bố mẹ chậm đóng tiền học...