Tâm thư của những giáo viên vùng kinh tế đặc biệt khó khăn

Tập thể giáo viên Ia Dơk |

Chúng tôi là những giáo viên đang công tác và giảng dạy tại xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (xã Ia Dơk, Đức Cơ, Gia Lai). Khi tuyển dụng có hộ khẩu tại xã đặc biệt khó khăn, một số giáo viên vẫn còn hộ khẩu tại chỗ, một số giaso viên hiện tại hộ khẩu đã chuyển về vùng thuận lợi trước khi Nghị định 19/2013NĐ/CP có hiệu lực thi hành nhưng chúng tôi vẫn công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vậy chúng tôi có thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013NĐ/CP hay không ?

Vừa qua, thực hiện hướng dẫn của Bộ giáo dục và ĐT, Công văn số 1040/ BGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 19/2013/NĐ-CP đề nghị đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở vùng chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn(ĐBKK), gọi chung là Nghị định 19/2013 NĐ/CP. 

Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP quy định: "Tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nhưng thôi không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24.12.2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK".  

Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định: Việc từ trước đến nay không có Quyết định Luân chuyển ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, xảy ra 02 trường hợp:

+ Tình nguyện ở lại định cư lâu dài ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK thì không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP. 

+ Xin luân chuyển ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, nhưng không được cấp có thẩm quyền bố trí sắp xếp thì đối tượng này được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP. 

Với điều kiện công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế ĐBKK thì việc hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013NĐ/CP nên xét theo điều kiện làm việc chứ không nên xét theo theo hộ khẩu khi tuyển dụng để phù hợp với mức lương, mức sống của giáo viên ở vùng khó khăn vì mỗi ngày chúng tôi phải đi dạy cả chặng đường 100 km mà đường khó đi, hàng ngày phải đi xuống từng làng vận động học sinh đến lớp.

Nỗi khổ của giáo viên vùng sâu vùng xa như chúng tôi hiện tại có ai hiểu và thông cảm cho không? Có lẽ  giáo viên như chúng tôi đã công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK  trên dưới 20 năm rồi nhưng chưa bao giờ được nhận 1 bông hoa của học sinh hay phụ huynh tặng cho cô ngày 20/11. Đó là một nỗi buồn của nghề giáo viên như chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn thầm lặng hy sinh cống hiến để cõng từng con chữ giảng dạy cho các em nên người mà chưa bao giờ đòi hỏi ở các em một điều gì chỉ mong sao cho các em đi học đầy đủ. Hơn nữa có giáo viên nữ thì hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cống hiến phục vụ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK  phải sống cảnh không có chồng vì đã quá lứa lỡ thì. 

Một điều vô lí hiện nay là trả lương theo hộ khẩu chứ không phải theo điều kiện làm việc. 

Như vậy có công bằng hay không? Vậy những người về công tác ở vùng có ĐKKT ĐB khó khăn từ lâu lương lại bằng những người về công tác sau, ít năm hơn.           

Để yên tâm công tác có những giáo viên chuyển cả gia đình về vùng khó khăn thì laị không thuộc đối tượng được hưởng thu hút.               

Về nhận công tác từ những năm 1991, trình độ dân trí còn thấp phải kêu gọi học sinh đi học, điện thì không có phải thắp đèn dầu, UBND Huyện còn động viên kêu gọi giáo viên bám trường bám lớp để xóa trắng bản làng, đưa dân trí đi lên. Cuộc sống thì vất vả khổ cực để xây dựng được hệ thống trường lớp như hiện nay, nếu không có những người tiên phong cắm bản như chúng tôi thì thử hỏi giáo dục vùng sâu vùng xa có được như ngày hôm nay hay không?              

Nếu truy thu cũng vô lí bởi vì lương giáo viên hiện nay đa số phải vay ngân hàng để mua phương tiện đi giảng dạy, nếu truy thu có gia đình cả hai vợ chồng đều bị truy thu thì lấy gì nuôi con, lấy gì ăn để bám lớp nên không thể truy thu, nếu không Chính phủ và các cấp có thẩm quyền thuyên chuyển chúng tôi về vùng  - nơi có điều kiện công tác thuận lợi.            

Với những giáo viên hộ khẩu đã chuyển về vùng thuận lợi thì hàng ngày phải đi hơn 50, 60 km, mưa, gió không quản ngại để tới lớp, vất vả vậy mà lại không được hưởng chế độ thu hút - một điều quá vô lí.   

Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ ra Thông báo số 29/TB-UBND ngày 20/5/2016 của Phó Chủ tịch huyện thực hiện truy thu bắt đầu từ  01 tháng 7/2016 trừ vào lương hàng tháng.              

Nếu Chính phủ cho hưởng chế độ thu hút thì tất cả những giáo viên đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn đều được hưởng, như vậy mới công bằng, mới phù hợp với điều kiện công tác của họ. Nếu không hưởng thì cắt hết luôn cho chúng tôi hưởng chế độ 116 và không thể truy thu, nếu truy thu thì giáo viên chúng tôi rơi vào cảnh khốn đốn như thế nào đây, gia đình con cái ai nuôi. 

Trên đây là ý kiến kiến nghị và cũng là tâm thư  của toàn thể giáo viên đang trực tiếp quản lý và giảng dạy tại Ia Dơk, Đức Cơ, Gia Lai.            

Chúng tôi tha thiết kính mong các cấp có thẩm quyền xem xét và giải quyết trong thời gian sớm nhất để chúng tôi được an tâm công tác.   

Tập thể giáo viên Ia Dơk, Đức Cơ, Gia Lai.    

Tập thể giáo viên Ia Dơk
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.