Chỉ tiêu thấp, đành vậy, còn hơn “ấp” ra hàng loạt tiến sĩ "dốt"

Thế Lâm |

Dư luận đang xôn xao về việc thực hiện Đề án 911 với tổng kinh phí 14.000 tỉ đồng đào tạo 23.000 tiến sĩ đến hết năm 2016, nhưng cuối cùng chỉ tiêu đạt quá thấp, nhiều chỉ tiêu đạt dưới 10%...

Mỗi suất đào tạo tiến sĩ “ngốn” từ 1,5-1,8 tỉ đồng. Số nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công, đúng kỳ hạn chỉ đạt 23%, nhiều chỉ tiêu đề ra nhưng kết quả thực hiện quá thấp… Đó là những kết quả không thể phấn khởi được, thậm chí rất đáng buồn.

Không chỉ buồn, mà còn cần cảnh báo: Sự lãng phí trong đào tạo trí thức tại Việt Nam hiện nay, với việc quản lí, đôn đốc thiếu chặt chẽ, vì thế tỉ lệ đạt thấp; ngay cả đối với những người hoàn thành khóa học thì tỉ lệ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cũng đạt chưa được 1/4.  

Thực trạng đào tạo tiến sĩ bằng kinh phí nhà nước và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Việt Nam đang có quá nhiều bất cập. Nhưng suy cho cùng, nguyên nhân nào thì dẫn đến hệ quả nấy, kết quả như thế nào thì cũng phản ánh thực trạng, thực lực học tập của những người trong khuôn khổ triển khai đề án.

Học NCS nhưng không chuyên tâm, thiếu tập trung, bị trễ hạn bảo vệ luận án là tình trạng xảy ra phổ biến; hay vừa học vừa làm, bị công việc làm ăn, kiếm sống cuốn theo và không biết điểm dừng. Đối với việc học NCS ở nước ngoài cũng thế, cũng xảy ra nhiều trường hợp trễ hạn, bỏ học v.v…, thậm chí ở lại, nhà nước cũng chẳng thể nào thu hồi lại khoản tiền bồi thường chi phí đào tạo.

Cần làm rõ rằng, tổng kinh phí cho Đề án 911 là 14.000 tỉ đồng nhưng việc giải ngân từ năm 2012-2016 mới hơn 1.400 tỉ đồng. Khi các chỉ tiêu đạt thấp, tiến độ giải ngân cũng sẽ tương ứng. Cho dù thế thì cũng cần xử lí nghiêm về mặt tài chính mà biện pháp chính là buộc bồi thường và thu hồi các khoản chi không đúng qui định.

Suy cho cùng, chúng ta chờ đợi gì từ các đề án đào tạo trí thức? Số lượng chăng? Không hoàn toàn. Mấu chốt vẫn là chất lượng.

Suy cho cùng, chúng ta cần những người giỏi, tâm huyết học tập, nghiên cứu và mang kiến thức chuyên môn, khả năng của mình vun đắp cho cá nhân, gia đình và đồng thời cũng đóng góp xây dựng cho đất nước, cộng đồng.

Nhìn vào những chỉ tiêu không đạt hay đạt thấp, cũng nảy ra những điều cần suy ngẫm: Không thể cứ chạy theo con số trong khi thực tế khó mà đạt được.

Chúng ta đã biết về những “lò ấp tiến sĩ” với các đề tài luận án cấp xã phường v.v… hoàn toàn không tương xứng, hoặc những tiến sĩ “bằng thật học giả”, thì những luận án tiến sĩ thì liệu có mang lại giá trị thực sự đóng góp cho khoa học và cuộc sống?

Không vui, không hài lòng, nhưng có một thực tế cần phải nhìn nhận là: Chỉ tiêu đạt thấp, đành vậy, còn hơn là “ấp” ra hàng loạt tiến sĩ thiếu thực chất.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chi hàng nghìn tỉ đồng cho đề án đào tạo tiến sĩ: Thảm bại nhiều chỉ tiêu, ai chịu trách nhiệm?

HUYÊN NGUYỄN |

Được đầu tư 14.000 tỉ đồng nhưng kết quả thực hiện “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS) các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020” (gọi tắt là Đề án 911) tính đến hết năm 2016 được đánh giá là thất bại.

Đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ, kết quả thấp thảm hại

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều chỉ tiêu đạt dưới 10%, số lượng nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thành khoá học, bảo vệ đúng thời hạn đạt tỉ lệ rất thấp... phần nào nói lên những thất bại trong thực hiện “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS) các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020” (gọi tắt là Đề án 911).

Đào tạo tiến sĩ nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh để “rơi lan can”

Dung Hà |

Sau bài viết của Báo Lao Động “Tính mạng học sinh hay “tiến sĩ giấy”: Cái nào đáng ưu tiên hơn?” nêu quan điểm của ĐBQH Dương Trung Quốc về sự bức thiết phải có trường học an toàn cho học sinh, trước các vụ tai nạn học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến này.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Chi hàng nghìn tỉ đồng cho đề án đào tạo tiến sĩ: Thảm bại nhiều chỉ tiêu, ai chịu trách nhiệm?

HUYÊN NGUYỄN |

Được đầu tư 14.000 tỉ đồng nhưng kết quả thực hiện “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS) các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020” (gọi tắt là Đề án 911) tính đến hết năm 2016 được đánh giá là thất bại.

Đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ, kết quả thấp thảm hại

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều chỉ tiêu đạt dưới 10%, số lượng nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thành khoá học, bảo vệ đúng thời hạn đạt tỉ lệ rất thấp... phần nào nói lên những thất bại trong thực hiện “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS) các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020” (gọi tắt là Đề án 911).

Đào tạo tiến sĩ nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh để “rơi lan can”

Dung Hà |

Sau bài viết của Báo Lao Động “Tính mạng học sinh hay “tiến sĩ giấy”: Cái nào đáng ưu tiên hơn?” nêu quan điểm của ĐBQH Dương Trung Quốc về sự bức thiết phải có trường học an toàn cho học sinh, trước các vụ tai nạn học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến này.