Đề án đào tạo 23.000 tiến sĩ, kết quả thấp thảm hại

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều chỉ tiêu đạt dưới 10%, số lượng nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thành khoá học, bảo vệ đúng thời hạn đạt tỉ lệ rất thấp... phần nào nói lên những thất bại trong thực hiện “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS) các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020” (gọi tắt là Đề án 911).

Đề án 911 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17.6.2010 của Thủ tướng Chính phủ có tổng kinh phí 14.000 tỉ đồng với mục tiêu đào tạo 23.000 TS.

Riêng giai đoạn 2012–2016, chỉ tiêu đào tạo là 12.800 NCS nhưng tính đến hết năm 2016, tổng số NCS trúng tuyển thực nhập học là 4.024 NCS, đạt 31,4% so với chỉ tiêu của giai đoạn và bằng 17,5% của đề án.

Trong đó, 787 NCS tốt nghiệp và được cấp bằng đạt 6% chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,5% cả đề án.

Về đào tạo tiến sĩ trong nước, tổng số NCS trúng tuyển đến hết năm 2016 là 2.062 đạt 36% chỉ tiêu đến năm 2016 và bằng 20,6% của đề án. Như vậy, với mục tiêu của đề án là từ năm 2010-2016 đào tạo từ 1.000 – 1.200 NCS/năm với tổng số 5.700 NCS trong nước là không đạt.

Đó là chưa kể, số NCS trúng tuyển không dự học, bỏ học không theo học hoặc chuyển sang nghiên cứu theo hình thức đại trà từ năm 2012 - 2016 là 143 NCS chiếm 6,9% số NCS trúng tuyển.

Số NCS kết thúc thời gian nghiên cứu là 703. Trong đó, 222 NCS hoàn thành khóa học bảo vệ thành công cấp bằng đạt 32% số NCS hết thời gian nghiên cứu; bao gồm tốt nghiệp đúng thời hạn là 165 NCS, chậm 1 năm là 46 NCS, chậm 2 năm 8 NCS. Số NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp là 501 NCS.

 
 

Như vậy, số NCS hoàn thành khóa học bảo vệ cấp bằng đúng kỳ hạn tỷ lệ thấp là 23% (165/703); số NCS đã hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ thành công cấp bằng chậm chiếm tỷ lệ tương đối cao là 77% (638/703).

Về đào tạo ngoài nước, tính đến hết năm 2016 chỉ tiêu là 5.800 NCS, kết quả thực hiện đạt tỉ lệ rất thấp. Cụ thể, trong số 2.926 NCS trúng tuyển, chỉ có 1.981 người đi học đạt 67%.

Điều đáng nói, số tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài nêu trên không phải hoàn toàn do Đề án 911 thực hiện, mà có 655 người thuộc danh sách do Đề án 356 chuyển sang. Vì vậy, kết quả thực chất chỉ có 1.306 NCS, bằng 23% chỉ tiêu năm 2016 và bằng 13% tổng chỉ tiêu 10.000 NCS của đề án.

Số NCS đào tạo ở nước ngoài bỏ học là 45 người. Số NCS hoàn thành khoá học về nước 549 NCS đạt 75% số NCS hết thời hạn nghiên cứu. Số NCS đã hết thời gian nghiên cứu nhưng chưa bảo vệ đề án hoặc bảo vệ đề án chậm 1 đến 2 năm chiếm tỷ lệ tương đối cao 45% (355/735NCS).

 
 

Về đào tạo TS theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường trong nước và ngoài nước, chỉ có 1 NCS đang học tập tại Pháp. Như vậy, tỉ lệ chỉ đạt 1/1300 NCS theo giai đoạn và 1/3.000 NCS theo cả đề án.

(Còn tiếp)

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Mỗi GS.TS về làm việc tại Hà Tĩnh được hỗ trợ 800 triệu đồng

Theo Dân trí |

Mỗi Giáo sư - Tiến sĩ (GS.TS) về làm việc tại Hà Tĩnh sẽ được hỗ trợ kinh phí một lần 300 triệu đồng và hỗ trợ thêm 500 triệu đồng để mua đất, xây nhà nếu chưa có nhà ở tại tỉnh.

Đào tạo tiến sĩ nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh để “rơi lan can”

Dung Hà |

Sau bài viết của Báo Lao Động “Tính mạng học sinh hay “tiến sĩ giấy”: Cái nào đáng ưu tiên hơn?” nêu quan điểm của ĐBQH Dương Trung Quốc về sự bức thiết phải có trường học an toàn cho học sinh, trước các vụ tai nạn học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến này.

Thưa các tiến sĩ, người dân không cần lý thuyết suông!

HẢI ĐĂNG |

Khác với làn sóng phản ứng dữ dội đề xuất của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền xem xét đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa, một vị tiến sĩ văn học vừa lên tiếng đồng tình, bảo vệ và cho rằng, phương án đưa tác phẩm nói trên giảng dạy ở bậc đại học “là một lựa chọn chuẩn xác”.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Mỗi GS.TS về làm việc tại Hà Tĩnh được hỗ trợ 800 triệu đồng

Theo Dân trí |

Mỗi Giáo sư - Tiến sĩ (GS.TS) về làm việc tại Hà Tĩnh sẽ được hỗ trợ kinh phí một lần 300 triệu đồng và hỗ trợ thêm 500 triệu đồng để mua đất, xây nhà nếu chưa có nhà ở tại tỉnh.

Đào tạo tiến sĩ nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh để “rơi lan can”

Dung Hà |

Sau bài viết của Báo Lao Động “Tính mạng học sinh hay “tiến sĩ giấy”: Cái nào đáng ưu tiên hơn?” nêu quan điểm của ĐBQH Dương Trung Quốc về sự bức thiết phải có trường học an toàn cho học sinh, trước các vụ tai nạn học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến này.

Thưa các tiến sĩ, người dân không cần lý thuyết suông!

HẢI ĐĂNG |

Khác với làn sóng phản ứng dữ dội đề xuất của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền xem xét đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa, một vị tiến sĩ văn học vừa lên tiếng đồng tình, bảo vệ và cho rằng, phương án đưa tác phẩm nói trên giảng dạy ở bậc đại học “là một lựa chọn chuẩn xác”.