Đào tạo tiến sĩ nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh để “rơi lan can”

Dung Hà |

Sau bài viết của Báo Lao Động “Tính mạng học sinh hay “tiến sĩ giấy”: Cái nào đáng ưu tiên hơn?” nêu quan điểm của ĐBQH Dương Trung Quốc về sự bức thiết phải có trường học an toàn cho học sinh, trước các vụ tai nạn học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến này.

Sau vụ sập lan can mới đây tại Trường tiểu học Văn Môn (Bắc Ninh) một phụ huynh của học sinh bị nạn đã phải thốt lên rằng: “Đến đứng ở lan can mà cũng sập. Nhà trường quan tâm các em như thế nào mà cơ sở vật chất xuống cấp đến vậy cũng không biết?”. Hay sau cái chết thương tâm của nam sinh Trường Đại học Hutech (TPHCM), người cha của nam sinh này cũng đã thốt lên đầy đau xót, “Sao con tôi đi học mà cũng chết?”.

Trường học là nơi học sinh học tập, vui chơi, phát triển về trí tuệ và thể chất, thế nhưng, không biết từ khi nào trường học lại trở thành nỗi ám ảnh, trở thành nơi mà con em chúng ta đang ngày ngày “đánh cược” mạng sống. 

Nhiều bậc phụ huynh giờ đây không còn coi trường học là nơi an toàn để gửi con sau các vụ tai nạn kinh hoàng vừa qua. “Bây giờ, sao ở đâu cũng có nguy hiểm rình rập các bé, làm cha làm mẹ sao yên đây, khi con mình ở đâu cũng không an toàn”, một phụ huynh xót xa. “Những tưởng đến trường mỗi ngày là một ngày vui nhưng giờ đây thì sao, mỗi ngày đến trường là một ngày lo”.

Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: “Năm nào cũng đóng tiền xây dựng. Học sinh vẫn ngồi bàn cũ, lớp cũ ẩm mốc thiếu thốn trang thiết bị. Quá nghi ngờ về văn hóa "đạt chuẩn", cái gì cũng thi đua đạt chuẩn, nhưng cuối cùng mạng sống của học sinh thì bị coi nhẹ”.

Bạn đọc Nguyễn Tiến cho rằng: “Nếu giáo viên và học sinh, phụ huynh thấy nguy cơ trường lớp có thể đổ sập thì từ chối vào dạy và học trong đó, không thể đánh đố tính mạng hàng trăm con người như thế được”.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng ta đặt ra vấn đề xây trường xây lớp. Tai nạn đã xảy ra, mạng sống của con em chúng ta không còn dừng lại ở mức bị đe doạ nữa. Chẳng nhẽ vấn đề còn chưa bức thiết?

Đồng quan điểm, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, ngân sách của chúng ta còn hạn chế trong khi nhiều thứ phải chi, song các nhà quản lý cần phải biết cân nhắc xem cái gì là cái đáng chi lúc này.

“Một nền giáo dục toàn tiến sĩ mà tính mạng của tương lai đất nước vẫn bị đe doạ thì tiến sĩ để làm gì?”, bạn đọc Quỳnh Mai bày tỏ quan điểm. “Dự án đào tạo “tiến sĩ giấy”, những công trình nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh lại để rơi lan can”.

“Mất bò mới lo làm chuồng” thế mà ở đây tai nạn được báo trước rồi, vẫn chẳng ai lo. Tai nạn xảy ra rồi thì đi truy trách nhiệm thuộc về ai? Cái đó để làm gì? Vì cuối cùng, tôi vẫn không thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm cả?”, bạn đọc Trần Thắng bức xúc.

Dung Hà
TIN LIÊN QUAN

Tính mạng học sinh hay "tiến sĩ giấy": Cái nào đáng ưu tiên hơn?

Dung Hà |

Vụ sập lan can trường học tại Trường Tiểu học xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) khiến 16 học sinh bị thương một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi: Tính mạng của học sinh đang bị mang ra "đánh cược" trong những ngôi trường chờ sập, vậy tại sao các dự án đầu tư cho trường học vẫn bị "xếp xó"?

Vụ 16 học sinh bị tai nạn sập lan can: 2 học sinh phẫu thuật đã tỉnh

LH |

Vụ sập lan can tại trường tiểu học Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh khiến 16 học sinh bị thương, trong đó có 2 học sinh phải phẫu thuật.

Đánh cược tính mạng học sinh đến bao giờ?

ĐẶNG CHUNG |

Vụ sập lan can trường học tại Trường Tiểu học xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) mới đây khiến 16 học sinh bị thương, trong đó có em bị chấn thương sọ não. Và hằng ngày, trên cả nước, vẫn có hàng nghìn học sinh bị đánh cược tính mạng như thế, khi phải học trong những ngôi trường chờ sập, còn phụ huynh bất an khi “tử thần” rình rập ngay trên đầu con mình.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Xa gia đình, 6.000 cán bộ đường sắt phục vụ trên những chuyến tàu xuyên Tết

BÙI THƠM - HẢI DANH- Hải Nguyễn |

Mặc dù xa gia đình, người thân vào thời khắc giao thừa thiêng liêng nhưng với 6.000 nhân viên cán bộ ngành đường sắt, niềm vui và tự hào cảm xúc nhiều hơn cả. Bởi sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, vận tải đường sắt đã có nhiều khởi sắc trở lại.

Linh vật mèo sen trên Đất Sen Hồng

Lục Tùng |

Đồng Tháp – Tận dụng lá sen tại quê nhà, tỉnh Đồng Tháp - Đất Sen Hồng, đã tạo ra linh vật mèo vô cùng độc đáo.

Để 2023 may mắn, tham khảo ngay điểm đến cho 12 con giáp

Ý Yên |

Chọn hướng xuất hành may mắn có thể giúp bạn mở ra một năm 2023 hanh thông. Hãy tham khảo gợi ý hướng xuất hành theo tuổi cho hành trình du xuân Quý Mão.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Những giọt nước mắt chiều cuối năm

Thùy Linh- Đức Mạnh |

30 Tết - Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai vẫn hối hả người ra kẻ vào. Các y bác sĩ chạy đôn chạy đáo, khẩn trương cấp cứu, dùng hết khả năng của mình, kéo những người bệnh trở về từ cõi chết. Những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gương mặt những người nhà bệnh nhân.

Tính mạng học sinh hay "tiến sĩ giấy": Cái nào đáng ưu tiên hơn?

Dung Hà |

Vụ sập lan can trường học tại Trường Tiểu học xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) khiến 16 học sinh bị thương một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi: Tính mạng của học sinh đang bị mang ra "đánh cược" trong những ngôi trường chờ sập, vậy tại sao các dự án đầu tư cho trường học vẫn bị "xếp xó"?

Vụ 16 học sinh bị tai nạn sập lan can: 2 học sinh phẫu thuật đã tỉnh

LH |

Vụ sập lan can tại trường tiểu học Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh khiến 16 học sinh bị thương, trong đó có 2 học sinh phải phẫu thuật.

Đánh cược tính mạng học sinh đến bao giờ?

ĐẶNG CHUNG |

Vụ sập lan can trường học tại Trường Tiểu học xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) mới đây khiến 16 học sinh bị thương, trong đó có em bị chấn thương sọ não. Và hằng ngày, trên cả nước, vẫn có hàng nghìn học sinh bị đánh cược tính mạng như thế, khi phải học trong những ngôi trường chờ sập, còn phụ huynh bất an khi “tử thần” rình rập ngay trên đầu con mình.