Vi phạm bản quyền nội dung số tại Việt Nam: Giải pháp nào để ngăn chặn?

Trần Tuấn |

Vi phạm bản quyền nội dung số tại Việt Nam đang diễn ra vô cùng nhức nhối. Vậy, có giải pháp kỹ thuật nào để ngăn chặn tình trạng này?

Trong bài viết trước, Báo Lao Động đã phản ánh tình trạng vi phạm bản quyền nội dung số tràn lan tại Việt Nam. Đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, YouTube...

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) - cho rằng, các vi phạm này "hết sức tinh vi và biến đổi liên tục".

Tính đến tháng 6.2022, Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 website vi phạm bản quyền.

Chặn tất cả web lậu có thể truy cập được

Chia sẻ về giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến, bà Celine Boyer - Trưởng phòng An ninh mạng của Tập đoàn Canal+ (Kênh truyền hình trả tiền cao cấp tại Pháp) - cho biết: "Tại Pháp, chúng tôi chặn tất cả trang web lậu có thể truy cập được từ Pháp, bất kể nguồn phát là ở Pháp hay ở các nước khác. Việc cho phép chặn các trang web từ nước ngoài có lượng truy cập lớn có thể đem lại những tác động to lớn tới tình trạng vi phạm bản quyền (lượng truy cập có thể được đo bởi những công cụ như Similarweb…)".

Cũng theo bà Celine Boyer, một điểm quan trọng khác là cần phải rút ngắn thời gian tiến hành chặn qua việc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thể thiết lập một công cụ để kết nối với đơn vị phát sóng/chủ sở hữu quyền để thu thập các trang web cần phải chặn cùng với các bằng chứng.

Đồng thời, kết nối với các ISP để việc chặn truy cập có thể được thực thi một cách gần như tự động bởi các ISP.

Ngoài ra, tuy việc chặn các trang web là quan trọng nhưng việc chặn các máy chủ phát lậu cũng vô cùng quan trọng. Vì thế, cần phải chặn các địa chỉ IP bởi vì các máy chủ không có DNS.

"Cuối cùng, để tăng nhận thức của cộng đồng, ngoài việc chặn tên miền, chúng ta có thể chuyển hướng họ tới một trang web nêu rõ rằng, trang web họ đang cố truy cập là trang web lậu và hướng họ tới những dịch vụ hợp pháp" - Trưởng phòng An ninh mạng của Tập đoàn Canal+ nói.

Khóa mã các nội dung có bản quyền

Ông Nguyễn Ngọc Hân - Tổng Giám đốc Thủ Đô Multimedia - đã đưa ra giải pháp công nghệ để chủ động ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến hiệu quả.

Đó là sử dụng Sigma DRM để khóa mã các nội dung có bản quyền khi phân phối trên môi trường Internet kết hợp với Finger Print để loại bỏ ngay lập tức các luồng phát lậu trực tiếp.

Cùng trao đổi về giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền, ông Jan van Voorn - đại diện Liên minh Sáng tạo và Giải trí quốc tế  - nhận định, Việt Nam cũng đang trở thành tâm điểm quốc tế của vi phạm bản quyền số.

"Các trang web vi phạm bản quyền phát trực tuyến và các dịch vụ vi phạm bản quyền khiến người tiêu dùng Việt Nam có nguy cơ nhiễm phần mềm độc hại, làm suy giảm nhu cầu đầu tư cúa các nhà đầu tư nước ngoài, giảm mức đóng góp thuế cho chính phủ và kìm hãm sự sáng tạo" - đại diện Liên minh Sáng tạo và Giải trí quốc tế nói.

Hiện, Liên minh Sáng tạo và Giải trí quốc tế đang mong muốn được hợp tác với Chính phủ và ngành công nghiệp nội dung Việt Nam trong việc xác định và truy tố các đối tượng điều hành dịch vụ vi phạm bản quyền trực tuyến.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam chặn truy cập trên 500 website vi phạm bản quyền

Trần Tuấn |

Tính đến tháng 6.2022, Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 website vi phạm bản quyền.

Video live stream suốt 2 năm bị Youtube dừng vì vi phạm bản quyền

Anh Vũ |

Một video chuyên phát trực tuyến nhạc Lo-Fi  với hơn 20.843 giờ liên tiếp từ tháng 2.2020 tới nay, đã bị dừng vì vấn đề bản quyền trên YouTube.

Vi phạm bản quyền truyền hình tại Việt Nam cao nhất trong khu vực Đông Nam Á

Nguyễn Lộc |

Đây là kết quả của từ cuộc khảo sát thống kê về hành vi xem truyền hình trực tuyến tại Việt Nam được thực hiện bởi Liên minh chống vi phạm bản quyền của Hiệp hội công nghiệp nội dung Video Châu Á (AVIA) trong năm 2021.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Việt Nam chặn truy cập trên 500 website vi phạm bản quyền

Trần Tuấn |

Tính đến tháng 6.2022, Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 website vi phạm bản quyền.

Video live stream suốt 2 năm bị Youtube dừng vì vi phạm bản quyền

Anh Vũ |

Một video chuyên phát trực tuyến nhạc Lo-Fi  với hơn 20.843 giờ liên tiếp từ tháng 2.2020 tới nay, đã bị dừng vì vấn đề bản quyền trên YouTube.

Vi phạm bản quyền truyền hình tại Việt Nam cao nhất trong khu vực Đông Nam Á

Nguyễn Lộc |

Đây là kết quả của từ cuộc khảo sát thống kê về hành vi xem truyền hình trực tuyến tại Việt Nam được thực hiện bởi Liên minh chống vi phạm bản quyền của Hiệp hội công nghiệp nội dung Video Châu Á (AVIA) trong năm 2021.