Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI |

Dù đã có nhiều nỗ lực kiểm soát, nhưng thực trạng vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới vẫn diễn ra tràn lan. Ngoài việc gây thiệt hại cho các đơn vị nắm giữ bản quyền, vấn đề này còn đặt ra cho các cơ quan quản lý bài toán nan giải, cần phải có những giải pháp triệt để, mạnh mẽ hơn để xử lý tận gốc vi phạm.

Vô tư vi phạm bản quyền

YouTube, Facebook, Tiktok… được coi là những nền tảng hàng đầu về chia sẻ thông tin trực tuyến xuyên biên giới. Đây là công cụ mà nhiều nhà phát triển nội dung và các đơn vị nắm giữ bản quyền hiện nay đang hướng tới. Thế nhưng gần đây, tình trạng quảng cáo, vi phạm bản quyền vẫn xuất hiện tràn lan trên các nền tảng này và chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Theo ghi nhận của PV, trong tính năng Facebook Watch, người xem dễ dàng bắt gặp những đoạn video vi phạm bản quyền trắng trợn. Các đoạn video được reup (đăng tải lại) một cách tinh vi, xóa logo nhà sản xuất. Vấn đề này phổ biến ở các bộ phim truyền hình ăn khách, MV ca nhạc, hài kịch, TV show đến các đoạn kịch ngắn...

Điều đáng nói, các video vi phạm bản quyền được xuất hiện với tần suất dày đặc trên Facebook Watch. Vào khung giờ vàng phát sóng của các bộ phim truyền hình ăn khách hay những bộ phim bom tấn chiếu rạp, một số cá nhân đã lợi dụng sức hút này để thành lập ra các trang fanpage chuyên về review phim trên như “Phim hay TV”, “Phim ngôn tình”... để đăng tải trọn bộ các tập phim đang trình chiếu bằng hình thức livestream..

Những video, hình ảnh này khi đăng tải đã được cắt ghép, lồng tiếng rất khéo léo nhưng không được Facebook kiểm duyệt bản quyền chặt chẽ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu cũng như hoạt động của kênh phân phối, nhà sản xuất chính thức.

Trước đó, lợi dụng sức nóng từ các giải đấu vòng loại World Cup hay EURO 2020, nhiều cá nhân, tổ chức trên các fanpage như vuasanco, xoilac, tructiep24h, cà khịa TV, Live Football… đã đăng tải hàng loạt video vi phạm bản quyền, thậm chí livestream luôn cả trận đấu. Họ ngang nhiên che mờ logo kênh phát sóng chính thức, chèn logo của fanpage lên đó một cách rất trắng trợn. Đáng chú ý, những video vi phạm trên các trang fanpage, website lậu này đã thu hút hàng trăm nghìn người trực tiếp theo dõi.

Trong khi đó, trên nền tảng mạng xã hội YouTube, để đánh lừa những người dân nhẹ dạ, cả tin, nhiều video quảng cáo dược, thực phẩm chức năng xuất hiện, lấy uy tín các từ bệnh viện lớn để quảng cáo. Bằng hình thức re-up, cắt ghép các đoạn video, chỉnh sửa logo từ các bản tin của truyền hình nổi tiếng, phỏng vấn của bác sĩ tại các bệnh viện lớn… Những quảng cáo này được phát tán với mục đích mời chào người dân mua sản phẩm không rõ nguồn gốc để thu lợi bất chính. Ngoài ra, nhiều mặt hàng dược phẩm cũng đang được quảng cáo là có công dụng chữa COVID-19, mời chào rầm rộ trên các nền tảng theo lối thổi phồng, bất chấp hậu quả đối với người tiêu dùng.

Không chỉ với các nội dung giải trí, tình trạng vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ còn diễn ra tràn lan với các sản phẩm báo chí. Trong một cuộc hội thảo được tổ chức cuối năm 2020, lãnh đạo một tờ báo đã cho biết đơn vị này và nhiều cơ quan báo chí đang phải đối mặt với nạn xâm phạm bản quyền tác phẩm báo chí ngày càng nghiêm trọng. Nhiều sản phẩm ngay sau khi xuất bản liền đã bị các trang web khác, các tài khoản mạng xã hội… tự ý lấy lại, khai thác sử dụng trái phép mà không trích dẫn nguồn, dẫn link. Thậm chí, có khi báo vừa xuất bản một phóng sự điều tra độc quyền thì ngay sau đó đã có những trang tin tức trên mạng lấy lại và xuất bản trái phép trên trang của họ để câu view.

Đáng nói ở đây, các kênh vi phạm trên đang ngày một phát triển bởi thu hút được lượng người theo dõi đông đảo trên mạng xã hội. Còn các nền tảng như Facebook hay YouTube cũng kiếm lời từ việc cho phép chủ kênh quảng cáo bài viết hay đặt quảng cáo mặc định, tự động nhảy ra, chèn vào giữa nội dung.

Hướng tới xử lý nghiêm

Theo chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh, nguyên nhân của việc tràn lan các vi phạm bản quyền trên nền tảng xuyên biên giới là do chưa có một hệ thống phát hiện, báo cáo vi phạm và xử lý vi phạm bản quyền một cách hữu hiệu.

"Người bị vi phạm chỉ có cách kêu cứu, sử dụng mạng xã hội để lên án, chứ thủ tục hành chính nhiêu khê hầu như không có tác dụng. Chúng ta cần có một hệ thống báo cáo vi phạm trên nền tảng website, sử dụng công cụ AI để phân tích nội dung, cảnh báo vi phạm và kịp thời ngăn chặn nội dung vi phạm. Đồng thời, pháp luật về vi phạm bản quyền vẫn chưa có những quy định về chế tài, xử phạt đủ mức răn đe" - chuyên gia Lê Quốc Vinh phân tích.

Mới đây, để siết chặt việc quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó, sửa đổi, bổ sung điều 13 về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.

Theo nghị định, từ ngày 15.9, các nền tảng xuyên biên giới (như Facebook, Google...) không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 điều 8 Luật An ninh mạng, điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật từ các bộ, ngành, địa phương và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm pháp luật cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị phải thực hiện xử lý vi phạm trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn trên, nếu không xử lý và không có lý do chính đáng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn các quảng cáo vi phạm này.

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Vụ bản hit Đàm Vĩnh Hưng bị gỡ vì vi phạm bản quyền: Người thứ 3 lên tiếng

ĐÔNG DU |

Mới đây, khán giả không khỏi bất ngờ khi thấy bản hit của Đàm Vĩnh Hưng mới phát hành là “Còn lại chút tình người” bị gỡ khỏi kênh YouTube chính thức của anh. Sau đó, nam ca sĩ cho biết, một nhạc sĩ khi vừa bán hit này cho anh và cho một bên khác nên dính vấn đề bản quyền. Vụ việc này hiện ra sao?

Đàm Vĩnh Hưng trước nghi vấn vi phạm bản quyền âm nhạc: Họ đã nói dối tôi

ĐÔNG DU |

Đàm Vĩnh Hưng đã lên tiếng giải thích trước hoài nghi rằng, MV mới của anh bị vi phạm bản quyền âm nhạc, buộc phải gỡ bỏ khỏi YouTube.

40 website vi phạm bản quyền Ngoại hạng Anh: Đừng trông chờ vào khán giả

Thế Lâm |

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa kiểm tra và phát hiện 40 website đã vi phạm bản quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh (EPL).

Từ "Hoa nở không màu" bị vi phạm bản quyền: Không phải cá biệt mà tràn lan!

NGỌC DỦ |

Vi phạm bản quyền âm nhạc là chuyện phổ biến lâu nay, gần đây, vấn nạn này lại tiếp tục nổi cộm với đủ hình thức sai phạm.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Vụ bản hit Đàm Vĩnh Hưng bị gỡ vì vi phạm bản quyền: Người thứ 3 lên tiếng

ĐÔNG DU |

Mới đây, khán giả không khỏi bất ngờ khi thấy bản hit của Đàm Vĩnh Hưng mới phát hành là “Còn lại chút tình người” bị gỡ khỏi kênh YouTube chính thức của anh. Sau đó, nam ca sĩ cho biết, một nhạc sĩ khi vừa bán hit này cho anh và cho một bên khác nên dính vấn đề bản quyền. Vụ việc này hiện ra sao?

Đàm Vĩnh Hưng trước nghi vấn vi phạm bản quyền âm nhạc: Họ đã nói dối tôi

ĐÔNG DU |

Đàm Vĩnh Hưng đã lên tiếng giải thích trước hoài nghi rằng, MV mới của anh bị vi phạm bản quyền âm nhạc, buộc phải gỡ bỏ khỏi YouTube.

40 website vi phạm bản quyền Ngoại hạng Anh: Đừng trông chờ vào khán giả

Thế Lâm |

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa kiểm tra và phát hiện 40 website đã vi phạm bản quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh (EPL).

Từ "Hoa nở không màu" bị vi phạm bản quyền: Không phải cá biệt mà tràn lan!

NGỌC DỦ |

Vi phạm bản quyền âm nhạc là chuyện phổ biến lâu nay, gần đây, vấn nạn này lại tiếp tục nổi cộm với đủ hình thức sai phạm.