Truyền hình trả tiền trên mạng Internet khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dự báo phát triển bùng nổ trong 5 năm tới

Đỗ Lộc |

Dịch vụ truyền hình trên mạng Internet (truyền hình OTT) tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng mạnh đạt 54 tỷ đô vào năm 2026, các nhà mạng viễn thông sẽ là nắm quyền quyết định tương lai của ngành truyền hình và nội dung số trong khu vực.

Đây là những nội dung được công bố tại báo cáo về dự báo thị trường truyền hình OTT trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2026 của tổ chức nghiên cứu thị trường uy tín Digital Reseach.

Theo đó, từ năm 2020 đến năm 2026 doanh thu thị trường dịch vụ truyền hình OTT dự báo sẽ tăng trưởng thêm 26 tỉ đô, trong đó Trung Quốc đóng góp 8.4 tỉ đô vẫn thể hiện là quốc gia có ảnh hưởng lớn trong toàn khu vực. Doanh thu dịch vụ truyền hình OTT tại Ấn Độ phát triển mạnh dự đoán tăng gấp 3 đóng góp 4.7 tỉ đô và Nhật Bản đóng góp 4.5 tỉ đô, doanh thu tăng trưởng gấp đôi.

Thị trường truyền hình OTT được phân chia thành các loại hình dịch vụ xem nội dung theo yêu cầu phải trả phí (SVOD), dịch vụ xem nội dung theo yêu cầu có quảng cáo (AVOD) và dịch vụ xem nội dung theo yêu cầu qua giao dịch sở hữu (TVOD). Nhờ có sự suy thoái ở Trung Quốc mà Doanh thu dịch vụ SVOD đã vượt qua doanh thu AVOD trong năm 2019. Tuy nhiên, AVOD sẽ phục hồi trên diện rộng từ sau năm 2021, nhưng doanh thu trong tương lai sẽ vẫn thấp hơn SVOD. Doanh thu cho cả AVOD và SVOD sẽ tăng gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2026 tương ứng là 22 tỉ đô la và 28 tỉ đô la.

Dự báo tăng trưởng dịch vụ SVOD, DTO, AVOD, thuê xem phim giai đoạn 2019-2026 (Nguồn: Digital Research)
Dự báo tăng trưởng dịch vụ SVOD, DTO, AVOD, thuê xem phim giai đoạn 2019-2026 (Nguồn: Digital Research)
Trung Quốc tiếp tục là 1 trong các quốc gia dẫn đầu và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bất chấp việc các quốc gia khác các đang dần đuổi kịp Trung Quốc thể hiện qua con số tỉ trọng trong năm 2020 chiếm 54% dự báo sẽ giảm xuống 44% vào năm 2026. Dịch vụ truyền hình OTT của Trung Quốc có sự tăng trưởng đáng kể đến năm 2019 cho đến khi bị suy thoái kinh tế trong nước gõ cửa. Dịch vụ AVOD của Trung Quốc dự báo sẽ hồi phục trong giai đoạn từ nay đến năm 2026.

Dự kiến từ sau năm 2021, AVOD sẽ tăng trưởng mạnh với tổng doanh thu dịch vụ dự báo đạt 10,6 tỉ đô la vào năm 2026 - hoặc gần một nửa tổng cộng 21,7 tỉ đô la của khu vực. Nhật Bản và Ấn Độ tiếp tục là các quốc gia đứng thứ 2 và thứ 3 sau Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân của việc tăng trưởng của dịch vụ AVOD đó là nhiều người không muốn trả tiền để mua nội dung. Hơn nữa, tại nhiều quốc gia, thị trường có quá nhiều nền tảng SVOD cung cấp, dẫn đến cuộc chiến giá cả ngăn cản sự tăng trưởng doanh thu của dịch vụ này. Công bằng mà nói nội dung trực tuyến vẫn có sức hút nhất định khi so sánh với các nội dung bị kiểm soát bởi các đài phát thanh, truyền hình quảng bá.

Trong khi đó, doanh thu dịch vụ SVOD dự báo sẽ tăng trưởng xấp xỉ 13 tỉ đô la từ 15 tỉ đô la vào năm 2020 lên 27,6 tỉ đô la vào năm 2026, thuê bao sử dụng dịch vụ SVOD tăng trưởng vượt bậc từ 400 triệu người dùng trong năm 2020 sẽ cán mốc 663 triệu người trong khu vực vào năm 2026. Số lượng người đăng ký có ít nhất một đăng ký sẽ đạt 373 triệu vào năm 2026, tăng từ 278 triệu vào năm 2020. Điều này có nghĩa là 38% hộ gia đình có TV sẽ trả cho ít nhất một đăng ký vào năm 2026, tăng từ 30% vào năm 2020.
Dự báo tăng trưởng dịch vụ SVOD trong khu vực giai đoạn 2019-2026 (Nguồn: Digital Research)
Dự báo tăng trưởng dịch vụ SVOD trong khu vực giai đoạn 2019-2026 (Nguồn: Digital Research)

Phần lớn sự tăng trưởng trong tương lai sẽ đến từ việc ra mắt nền tảng dịch vụ SVOD xuyên biên giới mới có sức hút với giới trẻ chẳng hạn như Disney+ và HBO Max. Trong đó không thể không nhắc đến những sự kiện nổi bật trong khu vực đó là sự ra mắt của Disney+ Hotstar tại Ấn Độ, với dự báo sẽ có 98 triệu người đăng ký vào năm 2026. Mặc dù các nền tảng xuyên biên giới khổng lồ đang thể hiện sự bành trướng trong khu vực, tuy nhiên một số quốc gia như Trung Quốc vẫn thể hiện sự không lệ thuộc vào các nền tảng này mà lại tập trung ưu tiên thúc đẩy sự phát triển cho các nền tảng dịch vụ trong nước làm đối trọng tương xứng trên thế giới.

Cũng theo báo cáo từ Digital Research thì các nhà mạng Viễn thông sẽ là những người dẫn dắt cuộc chơi trong tương lai, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành truyền hình và nội dung số trong khu vực. Dự báo sẽ có 2,8 tỉ người sử dụng điện thoại di động thông minh vào năm 2026, Số người dùng mạng băng rộng cố định mặt đất dự báo sẽ đạt 563 triệu hộ gia đình vào năm 2026. Nhà mạng với số lượng tệp khách hàng khổng lồ sẽ là người có thể nắm giữ vận mệnh và sự phát triển của ngành công nghiệp nội dung số trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Một trong những ưu điểm không thể chối bỏ của các nhà mạng đó là việc cung cấp nền tảng truy cập dịch vụ truyền hình OTT có thể chi tiết đáp ứng từng yêu cầu cụ thể của khách hàng mặt khác, các nhà mạng giờ đây còn tham gia vào hoạt động bán dữ liệu. Rất nhiều nhà mạng đã tính phí sử dụng dịch vụ rất cao để sử dụng dữ liệu đây chính là rào cản làm tăng giá thuê bao sử dụng dịch vụ. Các thương vụ hợp tác mua bán có thể cắt giảm được các chi phí này.

Dịch vụ truyền hình OTT là dịch vụ cung cấp các kênh phát thanh, chương trình truyền hình, nội dung theo yêu cầu (Video on Demand) trên mạng Internet. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà sẽ có các mô hình dịch vụ khác nhau được áp dụng. Cụ thể có 03 loại hình chính hiện nay được áp dụng:

+ Dịch vụ xem nội dung theo yêu cầu phải trả phí (SVOD) là loại hình dịch vụ mà ở đó người sử dụng phải chấp nhận một thỏa thuận về việc đăng ký, sau đó người sử dụng sẽ được cấp quyền để truy cập vào dịch vụ - và xem không có giới hạn. Hầu hết các dịch vụ sẽ hoạt động thông qua việc các đăng ký hàng tháng, các đăng kí này thường được gia hạn cho đến khi bị hủy bởi người đăng ký.

+ Dịch vụ xem nội dung theo yêu cầu có quảng cáo (AVOD) là loại hình dịch vụ cung cấp nội dung miễn phí cho người xem nhưng đổi lại người sử dụng sẽ phải dành thời gian để xem các quảng cáo có sẵn trên các nội dung.

+ Dịch vụ xem nội dung theo yêu cầu thông qua giao dịch sở hữu (TVOD) là loại hình dịch vụ không tính phí khi người sử dụng đăng ký dịch vụ. Thay vào đó để xem các nội dung theo yêu cầu, người sử dụng sẽ phải trả một số tiền nhất định để mua/thuê để sở hữu xem nội dung đó.

Đỗ Lộc
TIN LIÊN QUAN

Cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ cấp phép lĩnh vực phát thanh, truyền hình

Tuấn Linh |

Ngày 26.11.2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 1994/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó có nội dung cắt giảm và đơn giản hóa hồ sơ cấp phép lĩnh vực phát thanh, truyền hình thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam - Một năm nhìn lại

Hà Yên |

Trong một năm qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt làn sóng dịch thứ 4 thời gian qua đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền không đứng ngoài những ảnh hưởng đó, nhiều doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để vượt qua khó khăn và duy trì dịch vụ, một số doanh nghiệp khó khăn đến mức không thể triển khai được hoạt động kinh doanh theo kế hoạch, cá biệt có doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường dịch vụ.

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV)

Huy Cường |

Ngày 29.10.2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTTTT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01.5.2022.

Bắt tạm giam Chủ tịch Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang

Việt Dũng |

Ông Dương Văn Dũng - Chủ tịch Công ty Khoáng sản Bắc Giang bị bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm liên quan đến khai thác than.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Rắc rối tên gọi một khu công nghệ cao 5 năm chưa thể hoạt động

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2017, nhưng qua 5 năm triển khai, đến nay, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa hoạt động vì các thủ tục pháp lý liên quan đến tên gọi.

Khởi tố 8 đối tượng ở Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 47-06D Đắk Lắk

BẢO TRUNG - PHAN TUẤN |

Chiều 21.2, VKSND tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phê chuẩn quyết định khởi tố 8 bị can là lãnh đạo, nhân viên thuộc Công ty TNHH An Phát và Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 47-06D (xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ cấp phép lĩnh vực phát thanh, truyền hình

Tuấn Linh |

Ngày 26.11.2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 1994/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó có nội dung cắt giảm và đơn giản hóa hồ sơ cấp phép lĩnh vực phát thanh, truyền hình thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam - Một năm nhìn lại

Hà Yên |

Trong một năm qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt làn sóng dịch thứ 4 thời gian qua đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền không đứng ngoài những ảnh hưởng đó, nhiều doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để vượt qua khó khăn và duy trì dịch vụ, một số doanh nghiệp khó khăn đến mức không thể triển khai được hoạt động kinh doanh theo kế hoạch, cá biệt có doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường dịch vụ.

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV)

Huy Cường |

Ngày 29.10.2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTTTT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01.5.2022.