Rắc rối tên gọi một khu công nghệ cao 5 năm chưa thể hoạt động

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2017, nhưng qua 5 năm triển khai, đến nay, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa hoạt động vì các thủ tục pháp lý liên quan đến tên gọi.

5 năm vẫn chưa triển khai

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu (Khu nông nghiệp) là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào ngành tôm; gia hóa tôm bố mẹ, sản xuất giống, nghiên cứu quy trình nuôi, nghiên cứu chế biến thức ăn, các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất chế phẩm sinh học, bảo quản chế biến, đào tạo, tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ ngành tôm của tỉnh, vùng Bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu kiểm tra thực tế Khu nông nghiệp ừng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu kiểm tra thực tế Khu nông nghiệp ừng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Khu nông nghiệp có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất tôm ứng dụng công nghệ cao, phục vụ phát triển ngành công nghiệp tôm cho tỉnh, vùng Bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong ngành tôm.

Đồng thời, đào tạo nhân lực công nghệ cao trong ngành công nghiệp tôm cho tỉnh, vùng Bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; tổ chức sự kiện, hội chợ, triển lãm, trình diễn công nghệ và sản phẩm tôm ứng dụng công nghệ cao; thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho tỉnh, vùng Bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Chức năng, nhiệm vụ đã rõ, nhưng qua 5 năm triển khai, Khu nông nghiệp này vẫn chưa hoạt động được do vướng hàng loạt pháp lý liên quan.

Theo tiến độ và cam kết thực hiện dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào Khu nông nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ thi công xây dựng trong 6 tháng sau khi được tuyển chọn. Nhưng từ năm 2020 đến nay, các doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận quyền sử sụng đất nên không thực hiện được việc đầu tư xây dựng để trình diễn các quy trình công nghệ theo thuyết minh dự án được duyệt.

Rắc rối từ tên gọi

Theo Ban Quản lý Khu nông nghiệp, về mô hình quản lý, phạm vi và đối tượng áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật (luật, nghị định, thông tư) hiện tại có cụm từ quy định Ban Quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhưng lại không có Ban Quản lý Khu nông nghiệp, vì vậy gây khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ.

Về thu hút đầu tư, Ban Quản lý Khu nông nghiệp chưa được phân cấp, ủy quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo khoản 2, Điều 32, Luật Đầu tư 2020. Do đó, trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì Ban Quản lý không thể giải quyết theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Luật Công nghệ cao năm 2014 tại khoản 1, Điều 32 có nêu: “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là Khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp”. Quyết định 694/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại khoản 1, Điều 3 có nêu: “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào ngành tôm”.

Trong khi đó, theo Công văn số 7448 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường lại nêu: “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu không phải là Khu công nghệ cao”.

Mặt khác, theo điểm b, khoản 2, Điều 7 của Quyết định số 694 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ “Được giao đất để tổ chức xây dựng, phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bạc Liêu theo quy hoạch được phê duyệt, cho thuê đất cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Trong khi đó, khoản 2, Điều 173 của Luật Đất đai năm 2013 “Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất”.

Do vướng quy định này nên Sở Tài nguyên và Môi trường chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp thuê đất trong Khu nông nghiệp. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc khó mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào Khu nông nghiệp.

Ông Phạm Hoàng Minh, Giám đốc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu cho biết: Ban Quản lý đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh sớm tháo gỡ khó khăn để Khu nông nghiệp sớm đi vào hoạt động.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu: Xuất khẩu 1 tỉ USD từ tôm trong năm 2023 không xa vời

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu được xem là thủ phủ tôm của cả nước. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu đối với tôm của Bạc Liêu vẫn còn thua xa tỉnh Cà Mau và tỉnh Sóc Trăng. Bước vào năm 2023, tỉnh này  quyết tâm đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD từ con tôm.

Kỷ lục về ẩm thực: 122 món từ tôm và muối Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - 122 món ăn được chế biến từ muối và tôm sẽ được lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.

Thiếu hụt tôm giống, mỗi năm Cà Mau nhập về 12 tỉ con

NHẬT HỒ |

Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết, Cà Mau chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tôm giống.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Bạc Liêu: Xuất khẩu 1 tỉ USD từ tôm trong năm 2023 không xa vời

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu được xem là thủ phủ tôm của cả nước. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu đối với tôm của Bạc Liêu vẫn còn thua xa tỉnh Cà Mau và tỉnh Sóc Trăng. Bước vào năm 2023, tỉnh này  quyết tâm đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD từ con tôm.

Kỷ lục về ẩm thực: 122 món từ tôm và muối Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - 122 món ăn được chế biến từ muối và tôm sẽ được lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.

Thiếu hụt tôm giống, mỗi năm Cà Mau nhập về 12 tỉ con

NHẬT HỒ |

Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết, Cà Mau chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tôm giống.