Kinh tế số Việt Nam có thể đạt mục tiêu 20% GDP vào năm 2025

Phong Nguyễn |

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay nền kinh tế số của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

3 trụ cột chính của kinh tế số

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tầm nhìn Chiến lược là phát triển số tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng...

Trao đổi với PV Lao Động, TS Nguyễn Huyền Diệu - CEO HD Farm - nhấn mạnh: Hiện tại, người tiêu dùng Việt Nam đang thích ứng nhanh chóng và chấp nhận các sản phẩm, dịch vụ mới của nền kinh tế số. Điều này có lợi cho việc thu hút đầu tư và phát triển nền kinh tế số của Việt Nam.

“Phát triển kinh tế số là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng cách, nó có thể tạo ra nhiều cơ hội và thay đổi tích cực cho xã hội và kinh tế. Có 3 trụ cột chính trong chuyển đổi số quốc gia, đó là: Chính phủ số, cải thiện hiệu quả và tính minh bạch của hoạt động Chính phủ thông qua công nghệ thông tin. Kinh tế số: Đóng góp vào GDP và tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp và người dân. Xã hội số: Tạo ra giá trị cho người dân thông qua các dịch vụ số” - TS Nguyễn Huyền Diệu nhấn mạnh.

Các chuyên gia công nghệ đánh giá rằng, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kinh tế số Việt Nam có thể đạt mục tiêu 20% GDP vào năm 2025.

Dẫn báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020” - ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam 2022 - đưa ra thông tin: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam đang bứt phá, luôn ở mức hai con số. Dự kiến đến năm 2025 bứt phá lên 52 tỉ USD. Các lĩnh vực thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, dịch vụ xe công nghệ đang là một trong những mũi nhọn về công nghệ số tại Việt Nam”.

TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) - nhấn mạnh: Chuyển đổi số là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp - cột trụ nền kinh tế

TS Nguyễn Huyền Diệu nhấn mạnh, nông nghiệp số là một xu hướng quan trọng, đang thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp. Dưới góc nhìn kinh tế số, chuyển đổi số trong nông nghiệp có mục tiêu tạo ra giải pháp công nghệ đột phá từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Cơ sở dữ liệu số là nền tảng để triển khai các dịch vụ kinh tế số trong nông nghiệp. Trong tương lai không xa, ngành nông nghiệp sẽ được số hóa sản xuất, ứng dụng kỹ thuật thông minh và robot hóa, bao gồm các thiết bị nông nghiệp với AI và phân tích dữ liệu, vệ tinh và drone, các hệ thống tưới tiêu và nhà kính bảo ôn.

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cho hay, chỉ tiêu đặt ra trong lĩnh vực kinh tế số năm 2024 với tổng doanh thu lĩnh vực kinh tế số nền tảng đạt 40 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế số nền tảng từ 20-25%. Tỉ lệ đóng góp của tổng các cấu phần kinh tế số vào GDP đạt từ 19%-20%. Tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 7,5%. Định hướng đến năm 2025, kinh tế số chiếm trên 20% GDP cả nước, tăng trưởng từ 20% - 25%/năm, gấp 3 lần tăng trưởng GDP. Tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

* Theo TS Trần Quý, Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam đã xác định rõ những mục tiêu cụ thể đến năm 2024:

Phát triển dữ liệu số: Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về người dân, doanh nghiệp và đất đai, đạt 100% đối với mỗi lĩnh vực.

Về phát triển định danh Số: Đạt tỉ lệ 70% dân số sở hữu danh tính số, với mỗi danh tính phát sinh trung bình 100 lượt sử dụng mỗi năm. Phát triển thanh toán số: Tỉ lệ người dân có tài khoản thanh toán điện tử đạt 80%, với 50% thanh toán thương mại điện tử không sử dụng tiền mặt. Tỉ lệ thanh toán hóa đơn điện, nước không sử dụng tiền mặt đạt 75%.

Về phát triển kỹ năng số: Đào tạo kỹ năng số cho 70% công nhân tuyển dụng mới và đào tạo lại. Tỉ lệ nông dân được đào tạo về kỹ năng số cơ bản đạt tối thiểu 50%. 100% học sinh phổ thông và sinh viên được đào tạo kỹ năng số.

Phát triển nhân lực số: Tỉ lệ học sinh phổ thông tiếp cận STEM/STEAM đạt 70%. Đưa vào hoạt động 5 đại học số thí điểm. Tổng số nhân lực công nghệ số Việt Nam đạt 1,5 triệu người.

(TS Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam)

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

TPHCM thúc đẩy phát triển kinh tế số ở mảng du lịch, giáo dục, logistics

NGUYỄN ĐĂNG |

Để có thể hoàn thành mục tiêu tỉ trọng đóng góp cho kinh tế số trong GRDP năm 2024 là 22%, TPHCM đề ra một loạt các giải pháp, như thúc đẩy chuyển đổi số ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, đo lường kinh tế số, đề ra các phương pháp phù hợp.

Kinh tế số, chìa khóa phát triển mới của Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Xuân Nhàn |

Ngày 24.4, tại thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định, báo Tiền Phong, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông (VNPT) phối hợp tổ chức hội thảo “Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên”.

Kinh tế số, kinh tế điện tử - giải pháp để nâng chất lượng năng suất lao động

Đức Mạnh - Phương Anh |

Là công nhân suốt 10 năm nhưng chị Nguyễn Thị Lan chỉ biết tăng thu nhập từ việc làm thêm giờ. Điều này phần nào phản ánh bức tranh năng suất lao động tại Việt Nam hiện nay, khi một phần nguyên nhân tới từ việc chưa có định hướng đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động, chuyển đổi sang mô hình kinh tế số, kinh tế điện tử…

Doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ để phát triển kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

TPHCM - Hôm 24.1, Khu Công viên Quang Trung (QTSC) và CDNetworks, doanh nghiệp hàng đầu châu Á về các dịch vụ trên nền tảng công nghệ biên (Edge), đã chính thức công bố việc hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển kinh tế số.

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Nguyễn Đăng - Đức Mạnh |

Năm 2023 chứng kiến làn sóng từ các cá nhân, hộ kinh doanh đến người nổi tiếng tham gia bán hàng trực tuyến. Đây là một trong nhiều minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam khi đạt tới quy mô ấn tượng 20,5 tỉ USD. Động lực này giúp nền kinh tế số nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong năm qua.

2 năm liên tiếp kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Huawei Cloud tiếp sức nền kinh tế số Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Tại Hội thảo & Triển lãm Internet Day 2023 với chủ đề “Không gian mới, Cơ hội mới cho Internet Việt Nam”, ông Li Chufei - Giám đốc Kinh doanh mảng Huawei Cloud Đông Nam Á đã có bài phát biểu về cách thức công nghệ điện toán đám mây có thể thúc đẩy các doanh nghiệp tăng trưởng và chia sẻ thịnh vượng, cũng như trao quyền cho nền kinh tế số Việt Nam.

Thận trọng với áp lực bán quay trở lại trên thị trường chứng khoán

Gia Miêu |

Dòng tiền “bắt đáy” phần lớn đặt niềm tin vào sóng tăng dài hạn của thị trường chứng khoán, nên các nhịp điều chỉnh hiện tại là cơ hội để thiết lập trạng thái tích lũy, chờ giai đoạn hồi phục.

TPHCM thúc đẩy phát triển kinh tế số ở mảng du lịch, giáo dục, logistics

NGUYỄN ĐĂNG |

Để có thể hoàn thành mục tiêu tỉ trọng đóng góp cho kinh tế số trong GRDP năm 2024 là 22%, TPHCM đề ra một loạt các giải pháp, như thúc đẩy chuyển đổi số ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, đo lường kinh tế số, đề ra các phương pháp phù hợp.

Kinh tế số, chìa khóa phát triển mới của Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Xuân Nhàn |

Ngày 24.4, tại thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định, báo Tiền Phong, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông (VNPT) phối hợp tổ chức hội thảo “Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên”.

Kinh tế số, kinh tế điện tử - giải pháp để nâng chất lượng năng suất lao động

Đức Mạnh - Phương Anh |

Là công nhân suốt 10 năm nhưng chị Nguyễn Thị Lan chỉ biết tăng thu nhập từ việc làm thêm giờ. Điều này phần nào phản ánh bức tranh năng suất lao động tại Việt Nam hiện nay, khi một phần nguyên nhân tới từ việc chưa có định hướng đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động, chuyển đổi sang mô hình kinh tế số, kinh tế điện tử…

Doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ để phát triển kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

TPHCM - Hôm 24.1, Khu Công viên Quang Trung (QTSC) và CDNetworks, doanh nghiệp hàng đầu châu Á về các dịch vụ trên nền tảng công nghệ biên (Edge), đã chính thức công bố việc hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển kinh tế số.

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Nguyễn Đăng - Đức Mạnh |

Năm 2023 chứng kiến làn sóng từ các cá nhân, hộ kinh doanh đến người nổi tiếng tham gia bán hàng trực tuyến. Đây là một trong nhiều minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam khi đạt tới quy mô ấn tượng 20,5 tỉ USD. Động lực này giúp nền kinh tế số nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong năm qua.

2 năm liên tiếp kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Huawei Cloud tiếp sức nền kinh tế số Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Tại Hội thảo & Triển lãm Internet Day 2023 với chủ đề “Không gian mới, Cơ hội mới cho Internet Việt Nam”, ông Li Chufei - Giám đốc Kinh doanh mảng Huawei Cloud Đông Nam Á đã có bài phát biểu về cách thức công nghệ điện toán đám mây có thể thúc đẩy các doanh nghiệp tăng trưởng và chia sẻ thịnh vượng, cũng như trao quyền cho nền kinh tế số Việt Nam.