Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Kinh tế số, kinh tế điện tử - giải pháp để nâng chất lượng năng suất lao động

Đức Mạnh - Phương Anh |

Là công nhân suốt 10 năm nhưng chị Nguyễn Thị Lan chỉ biết tăng thu nhập từ việc làm thêm giờ. Điều này phần nào phản ánh bức tranh năng suất lao động tại Việt Nam hiện nay, khi một phần nguyên nhân tới từ việc chưa có định hướng đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động, chuyển đổi sang mô hình kinh tế số, kinh tế điện tử…

Mới đây, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam cần phải sớm cải thiện giá trị năng suất lao động để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung.

Liên tục tăng ca nhưng vẫn không đủ sống

Gắn bó với công việc lắp ráp và đóng gói sản phẩm dụng cụ nhà bếp gần 10 năm nay, chị Nguyễn Thị Lan (Sóc Sơn, Hà Nội) - công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) - mỗi tháng kiếm về chỉ khoảng 6,5 triệu đồng. Mỗi ngày chị làm 8 tiếng, đóng gói 30.000 sản phẩm. Có những tháng được tăng ca, thu nhập nhỉnh hơn một chút được gần 8 triệu đồng nhưng vẫn không thể chi tiêu đủ cho các khoản của gia đình.

“Hằng năm, công nhân như tôi sẽ có một buổi để kiểm tra tiến độ làm việc và xét tăng lương từ 400.000 - 500.000 đồng/năm. Tuy nhiên, đa phần chỉ xem các bộ phận làm việc như thế nào và thực hiện có đúng quy trình hay không thôi" - chị Lan chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động.

Vấn đề ở đây là chất lượng năng suất lao động của Việt Nam. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Năng suất lao động của người Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2010 - 2020 khi đạt 64%, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu nhờ sự cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dòng vốn FDI lớn.

Tuy nhiên, mức năng suất lao động tuyệt đối vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, nhất là các nước phát triển.

Lấy ví dụ từ Malaysia, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế - cho biết quốc gia này đã có sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất từ một nền sản xuất nông nghiệp thuần tuý sang phát triển công nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ. Một số năm gần đây, Malaysia đã trở thành nước xuất khẩu lượng lớn về linh phụ kiện bán dẫn cũng như trở thành một trung tâm cung cấp linh phụ kiện điện tử cho quốc tế. Đồng thời, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Chính nhờ việc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp chế biến chế tạo và chuyển sang trình độ kinh tế tri thức với việc vận dụng công nghệ điện tử, công nghệ số, năng suất lao động thay đổi theo từng bước và thay đổi tái cấu trúc nền kinh tế.

"Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội khi các tập đoàn đa quốc gia đang có sự chuyển hướng và chú trọng đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong công nghệ điện tử. Vì vậy, chúng ta cần có những quyết định mang tính đột phá, đi tắt đón đầu để có thể tận dụng những cơ hội đó, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số một cách nhanh và bền vững" - ông Thịnh cho hay.

Tập trung vào mô hình kinh tế số, kinh tế điện tử

Để từng bước rút ngắn khoảng cách về mức năng suất lao động với các nước trong khu vực và trên thế giới, ông Jonathan Pincus - Chuyên gia Kinh tế của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - cho biết: "Thách thức hiện nay của Việt Nam là làm sao để tăng chi tiêu cho nghiên cứu phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ đối với các trường đại học quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia. Từ đó có sự phối hợp giữa các bên, tăng được tính hiệu quả, giúp nâng cao năng suất lao động và thị trường lao động sẽ có cải thiện trong thời gian tới".

Còn với PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi nói đến việc tăng năng suất lao động trong điều kiện tình hình hiện nay, trước hết Việt Nam nên quay lại việc hồi phục và tăng trưởng kinh tế, để tạo ra đà và lực đẩy cho nền kinh tế tăng trưởng. Như vậy, Việt Nam phải quay trở lại tìm cách nắm được thị trường xuất nhập khẩu cũng như thị trường tiêu dùng trong nước. Từ đó đảm bảo công ăn việc làm, năng suất lao động đáp ứng được mức tăng trưởng bình thường.

"Trên cơ sở có thể tăng trưởng kinh tế, điều này thể hiện Việt Nam đang có thay đổi về mặt môi trường đầu tư và môi trường sản xuất kinh doanh. Đây là động lực để hút các nhà đầu tư quốc tế, tập đoàn đến với Việt Nam nhiều và mạnh hơn, cũng như các nhà đầu tư trong nước có mong muốn đầu tư mạnh hơn. Từ đó, chúng ta có được những vấn đề về mặt thay đổi công nghệ trong sản xuất.

Các tập đoàn lớn đang mong muốn phát triển công nghệ điện tử tại Việt Nam. Rõ ràng các doanh nghiệp của chúng ta cũng phải đáp ứng được những yêu cầu đó. Các doanh nghiệp phải là những bộ phận cung cấp linh phụ kiện để đáp ứng yêu cầu sản xuất chíp điện tử và linh phụ kiện điện tử. Tiếp đó, trở thành một bộ phận trong chuỗi sản xuất linh phụ kiện của thế giới. Như vậy, khi có nhu cầu thì việc đào tạo mới tăng lên. Thực tế, động lực để thay đổi năng suất lao động chính là thay đổi cơ cấu sản xuất và quyết tâm đi vào mô hình kinh tế số, kinh tế điện tử. Lúc đó chúng ta mới thay đổi một cách toàn diện năng suất lao động trong thời gian tới" - ông Thịnh cho biết thêm.

TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - nhận định nâng cao năng suất lao động phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, kỹ năng và chuyên môn của người lao động. Vì vậy, giáo dục cho người dân, mở rộng độ bao phủ, phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có định hướng ưu tiên đào tạo các tài năng cá biệt và các kỹ năng mới nổi phải là quốc sách hàng đầu đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển.

Đức Mạnh - Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương tối thiểu vùng là động lực để tăng năng suất lao động

Hạnh An - Bảo Hân |

Vừa qua, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã nhóm họp và chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng 6%, trình Chính phủ để xem xét, quyết định, áp dụng từ ngày 1.7.2024. Nhiều ý kiến cho rằng, mức tăng lương tối thiểu này khi áp dụng sẽ là động lực để tăng năng suất lao động, giảm bớt khó khăn cho NLĐ.

Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 8.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Cải thiện năng suất lao động, mỗi doanh nghiệp sẽ thành một trường nghề

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Về năng suất lao động là chỉ tiêu 2-3 nhiệm kỳ chưa đạt, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ tập trung vào 5 giải pháp căn bản để cải thiện.

2 sếp ngân hàng SCB đã chết không bị xử lý ở vụ Vạn Thịnh Phát

Quang Việt |

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, cơ quan công tố đã phân hoá vai trò đối với nhiều cá nhân liên quan, cũng như xác định sai phạm của 2 sếp ngân hàng SCB song họ đã chết để không xử lý trách nhiệm hình sự.

Chùa Phúc Khánh vẫn thu tiền dâng sao giải hạn

NHÓM PV |

Dù Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các địa phương không để xảy ra hoạt động dâng sao giải hạn tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nhưng tại Chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội), việc thu tiền để thực hiện hoạt động này diễn ra công nhiên.

Mẹ bầu 8 tháng vẫn đi bốc vác mưu sinh không muốn nhận từ thiện

Tân Văn |

Cao Bằng - Hình ảnh mẹ bầu tháng thứ 8 vẫn miệt mài bốc vác để kiếm tiền trang trải cuộc sống đã lay động đến trái tim nhiều người.

Định hướng nghề sớm giúp thị trường không thừa thầy thiếu thợ

Chân Phúc |

Thay vì tiếp tục chọn học THPT, nhiều em học sinh đã định hướng nghề nghiệp tương lai từ sớm khi vừa kết thúc chương trình học THCS để chọn hướng học nghề với hy vọng sớm gia nhập thị trường lao động.

Huyện vùng ven TPHCM ngày càng có thêm nhiều đường phố khang trang

Huân Cao |

Thời gian qua, huyện Hóc Môn (TPHCM) đã được đầu tư xây nhiều công trình giao thông, giúp cho bộ mặt đô thị của một huyện vùng ven TPHCM ngày càng trở nên khang trang hơn.

Tăng lương tối thiểu vùng là động lực để tăng năng suất lao động

Hạnh An - Bảo Hân |

Vừa qua, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã nhóm họp và chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng 6%, trình Chính phủ để xem xét, quyết định, áp dụng từ ngày 1.7.2024. Nhiều ý kiến cho rằng, mức tăng lương tối thiểu này khi áp dụng sẽ là động lực để tăng năng suất lao động, giảm bớt khó khăn cho NLĐ.

Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 8.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Cải thiện năng suất lao động, mỗi doanh nghiệp sẽ thành một trường nghề

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Về năng suất lao động là chỉ tiêu 2-3 nhiệm kỳ chưa đạt, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ tập trung vào 5 giải pháp căn bản để cải thiện.