Ba nền tảng để kinh tế số phát triển nhanh và bền vững

Lê Thanh Phong |

Việc lựa chọn kinh tế số là hướng đi để Việt Nam vượt lên trở thành quốc gia phát triển, phồn thịnh là đúng đắn, phù hợp với thực lực, thực tế của đất nước. Thực lực và thực tế là ở chỗ, con người Việt Nam thông minh, có thể xây dựng được một lực lượng đủ năng lực phục vụ cho các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế số.

Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030, trước hết là phải hoàn thiện chính quyền điện tử. Hoàn thiện có nghĩa là một hệ thống kết nối mạch lạc từ trên xuống dưới, không rời rạc, đơn lẻ. Sự không tương thích các ứng dụng của hệ thống hành chính làm lãng phí nguồn lực, chậm triển khai trình số hóa và hiệu quả thấp.

Chính quyền điện tử hoàn thiện sẽ tạo ra không gian và môi trường hình thành xã hội số. Bộ máy hành chính vận hành bằng hệ thống được số hóa, bắt buộc doanh nghiệp, người dân thực hiện các quan hệ Nhà nước - công dân qua các ứng dụng công nghệ. Đó chính là tiền đề để thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động khác phải được số hóa.

Thứ hai là cộng đồng doanh nghiệp phải chuyển đổi để số hóa tối đa các hoạt động, các ứng dụng công nghệ tiên tiến được áp dụng, đồng thời sáng tạo ra các ứng dụng để thay thế cho công nghệ "chạy bằng cơm". Muốn được như vậy, cần phải có nhiều "start up" đầu tư lĩnh vực công nghệ, làm ra những sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp các công cụ để số hóa, nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và môi trường xã hội số.

Các ứng dụng của doanh nghiệp trong nước sản xuất không chỉ cho thị trường nội địa, mà còn xuất khẩu đến các nước trong khu vực, thậm chí là các nước có nền công nghiệp công nghệ số tiên tiến. Đây không phải là chuyện xa vời, vì trên thực tế, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm công nghệ sang các thị trường khu vực, châu Âu và Mỹ.

Thứ ba là đào tạo nguồn nhân lực số, không có con người "số" thì không số hóa được. Đầu tiên là lực lượng làm việc trong hệ thống hành chính, sản phẩm công nghệ chỉ vận hành được khi có con người làm chủ được các sản phẩm đó. Phải tích cực "thay máu", ưu tiên sử dụng người có năng lực, đảm đương được đòi hỏi của thời đại công nghệ. Bộ máy chính quyền thiếu nguồn nhân lực này thì không thể tạo ra không gian số cho cộng đồng xã hội tham gia hoạt động và phát triển kinh tế số.

Nguồn nhân lực số không tự dưng mà có, phải có chiến lược đào tạo, thu hút nhân tài, "săn đầu người". Các doanh nghiệp sở hữu nhiều nhân tài công nghệ thì mới nói đến chuyện kinh tế số.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng và sự xuất hiện của khái niệm mới

NGUYỄN ĐĂNG |

Kinh tế số Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc gia, nhưng với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp cũng đối mặt với thách thức phải đổi mới.

Mục tiêu năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt 20% GDP, đứng top khu vực Đông Nam Á

Ái Vân |

Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 20% GDP, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á.

Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số

Vân Trường |

Ngày 14.9, tại Nam Định, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng UBND tỉnh Nam Định tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ I với chủ đề: “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 3.10: Cầu mây nữ chuẩn bị thi bán kết

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 trong ngày 3.10.

FWD Việt Nam kinh doanh có lãi, nợ nhân viên gần 57 tỉ đồng

Quang Dân |

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, có hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bao gồm Sun Life Việt Nam và Shinhan Life Việt Nam ghi nhận lợi nhuận âm. Trong khi đó, FWD Việt Nam có số tiền phải trả nhân viên gần 57 tỉ đồng.

Bị hại liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đồng loạt nộp hồ sơ tố cáo

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Rất nhiều bị hại liên quan đến các sai phạm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức, đơn vị khác đã bắt đầu đến cơ quan công an địa phương để nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác điều tra.

Nhà ở công nhân Kim Chung: Ngã giá tiền lót tay bên trong trụ sở xí nghiệp

NHÓM PV |

Với giá "lót tay" từ 7 đến 10 triệu đồng cho một suất thuê nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), việc cò mồi, dắt mối chạy suất cho thuê nhà đã âm thầm diễn ra nhiều năm nay. Bên trong trụ sở của Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội), những cuộc ngã giá tiền "bôi trơn" suất thuê nhà ở công nhân được Lao Động ghi nhận.

Vụ giáo viên bạo hành trẻ 15 tháng: Nhóm trẻ hoạt động không phép

Vân Trang |

Nhóm trẻ mầm non tư thục tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), nơi xảy ra vụ việc việc bé gái 15 tháng tuổi bị giáo viên bạo hành, hoạt động không phép.

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng và sự xuất hiện của khái niệm mới

NGUYỄN ĐĂNG |

Kinh tế số Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc gia, nhưng với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp cũng đối mặt với thách thức phải đổi mới.

Mục tiêu năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt 20% GDP, đứng top khu vực Đông Nam Á

Ái Vân |

Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 20% GDP, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á.

Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số

Vân Trường |

Ngày 14.9, tại Nam Định, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng UBND tỉnh Nam Định tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ I với chủ đề: “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.