Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 8.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Theo Văn phòng chính phủ, mục tiêu cụ thể của chương trình là tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó; tốc độ tăng NSLĐ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng NSLĐ bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng NSLĐ bình quân khu vực dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm.

Tốc độ tăng NSLĐ của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng NSLĐ trung bình cả nước trong giai đoạn 2023-2030.

Phấn đấu nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng NSLĐ vào năm 2030.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của chương trình là thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng NSLĐ.

Cụ thể, lựa chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm chương trình thúc đẩy tăng NSLĐ, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế.

Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất Quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng NSLĐ. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động về các yêu cầu, rào cản đối với cải thiện NSLĐ và kiến nghị các giải pháp phù hợp.

Xây dựng chương trình truyền thông, phổ biến kiến thức về năng suất, cải tiến năng suất, kinh nghiệm điển hình cải tiến năng suất ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp doanh nghiệp và cộng đồng.

Nhiệm vụ và giải pháp khác là phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Cụ thể, chú trọng lồng ghép giải pháp tăng NSLĐ vào các chương trình, cơ chế, chính sách xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Phát triển thị trường khoa học công nghệ, khuyến khích hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số sâu rộng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp.

Xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển; phát huy vai trò của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp là trung tâm.

Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng NSLĐ; chú trọng tới chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số.

Cùng với nhiệm vụ, giải pháp nêu trên là nhiệm vụ thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành.

Theo đó, phát triển vùng và liên kết vùng hiệu quả. Hình thành không gian phát triển các tiểu vùng phù hợp trong từng vùng kinh tế - xã hội để kết nối phát triển, phát huy lợi thế cạnh tranh và tăng NSLĐ ở các tiểu vùng và từng địa phương trong vùng.

Hoàn thiện thể chế, chính sách cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cải thiện năng suất lao động, mỗi doanh nghiệp sẽ thành một trường nghề

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Về năng suất lao động là chỉ tiêu 2-3 nhiệm kỳ chưa đạt, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ tập trung vào 5 giải pháp căn bản để cải thiện.

Chuyên gia cảnh báo năng suất lao động của doanh nghiệp Việt đang tụt hậu

PHẠM ĐÔNG |

Hiện Việt Nam có 900 nghìn doanh nghiệp, có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, tức là có gần 6 triệu chủ thể kinh doanh. TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, số lượng doanh nghiệp không ít, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp của nước ta không cao, năng suất lao động đang tụt hậu.

Tăng lương bao nhiêu cho đủ khi năng suất lao động của Việt Nam thấp

NHÓM PV |

Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) cho rằng, đề xuất giải pháp tăng lương cán bộ, công chức là chưa căn cơ và chưa giải quyết được gốc vấn đề. Nếu tăng lương thì tăng bao nhiêu cho đủ khi năng suất lao động của Việt Nam thuộc hàng thấp trên thế giới.

Tuấn Hải nói về khả năng đá chính ở đội tuyển Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tiền đạo Phạm Tuấn Hải cho biết, tất cả cầu thủ đều phải nỗ lực thể hiện bản thân để cạnh tranh vị trí trong đội hình thi đấu của tuyển Việt Nam.

Giờ thứ 9: Chị là mẹ của tôi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, có một con gần đi được nửa cuộc đời mới nhận ra được mẹ đẻ của mình. Người mà cậu ta đã từng gọi với một danh xưng khác.

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt

Đức Mạnh |

Giới chuyên gia đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Con số này thậm chí có thể đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa được phân công làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hộ dùng nhiều điện phải trả thêm hơn 55.000 đồng sau khi EVN tăng giá điện

Cường Ngô |

Phân tích tác động của giá điện đến các hộ tiêu dùng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, giá bán lẻ điện cao nhất của nhóm đối tượng khách hàng sinh hoạt sẽ lên tới mức 3.151 đồng/kWh theo biểu giá 6 bậc.

Cải thiện năng suất lao động, mỗi doanh nghiệp sẽ thành một trường nghề

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Về năng suất lao động là chỉ tiêu 2-3 nhiệm kỳ chưa đạt, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ tập trung vào 5 giải pháp căn bản để cải thiện.

Chuyên gia cảnh báo năng suất lao động của doanh nghiệp Việt đang tụt hậu

PHẠM ĐÔNG |

Hiện Việt Nam có 900 nghìn doanh nghiệp, có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, tức là có gần 6 triệu chủ thể kinh doanh. TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, số lượng doanh nghiệp không ít, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp của nước ta không cao, năng suất lao động đang tụt hậu.

Tăng lương bao nhiêu cho đủ khi năng suất lao động của Việt Nam thấp

NHÓM PV |

Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) cho rằng, đề xuất giải pháp tăng lương cán bộ, công chức là chưa căn cơ và chưa giải quyết được gốc vấn đề. Nếu tăng lương thì tăng bao nhiêu cho đủ khi năng suất lao động của Việt Nam thuộc hàng thấp trên thế giới.