Phải nghỉ làm, thu nhập của công nhân "teo" đi một nửa

Bảo Hân |

Thông tin nghỉ làm ở nhà chỉ được hưởng 60% lương cơ bản, chị Nông Thị N - công nhân thuê trọ tại thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) thất vọng, bần thần cả người và thêm lo lắng cho cuộc sống của mình thời gian tới.

Thôn dỡ phong toả, vẫn chưa được đi làm  

Dịch COVID-19 kéo dài khiến đời sống công nhân càng thêm khó khăn, thiếu thốn. Tại thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), nhiều công nhân phải tạm nghỉ việc gần 1 tháng nay do thôn này bị phong toả, phòng chống dịch. Đến thời điểm này, tuy lệnh phong toả đã được dỡ, nhưng nhiều người vẫn chưa thể đi làm việc trở lại.

Chị N cũng là một trong những công nhân đang bị ảnh hưởng nặng nề khi phải nghỉ làm gần 1 tháng nay (từ 9.8).

Rời Cao Bằng đi làm công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long được 3 năm nay, chưa khi nào chị N thấy cuộc sống của mình khó khăn đến vậy. “Trước đây, khi còn đi làm bình thường, thu nhập của tôi khoảng 5 triệu đồng/tháng do công ty nơi tôi làm ít việc, tôi chỉ được làm giờ hành chính. Nếu tháng nào được làm thêm, thu nhập tăng lên được khoảng 7 triệu đồng/tháng”- chị N kể.

Với mức thu nhập trên, cuộc sống độc thân của chị khá chật vật. Chị N thuê nhà ở một mình, chi phí hết 800.000 đồng/tháng; cộng với các khoản phí sinh hoạt khác, tổng chi phí khoảng 3 triệu đồng. Thi thoảng, chị mới có thể gửi một vài đồng về để đỡ đần bố mẹ già ở quê. Chị N cho biết, thu nhập của chị còn dùng để chữa vết chàm trên mặt, tính đến nay, cả tiền làm thủ thuật, tiền thuốc đã là hơn 100 triệu đồng.

Từ ngày 9.8, do thôn Bầu bị phong toả, chị phải nghỉ ở nhà từ đó đến nay. “Công ty chưa thông báo về mức lương được hưởng, nhưng tôi nghe đồng nghiệp nói chỉ được 60% lương cơ bản. Trong khi lương cơ bản của tôi chỉ được 4 triệu đồng, tính ra tôi chỉ được khoảng 2,4 triệu đồng - không đủ để trang trải cuộc sống nhà trọ”- chị N than thở.

Mới đây, khi thôn Bầu được giỡ phong toả, chị N. mừng thầm, liên hệ với công ty để hỏi thông tin sẽ đi làm như thế nào. “Người của công ty cho tôi biết là công ty đang thực hiện “3 tại chỗ”, nhưng không bổ sung người ở xã Kim Chung, nên những công nhân như tôi phải chờ đến 21.9, khi có chỉ đạo mới của huyện thì công ty mới có quyết định cụ thể”- chị N kể, giọng lo lắng.

Bữa ăn của chị N những ngày này bớt đi thịt cá. Thi thoảng, chị nhận được hỗ trợ về rau, củ quả. Khi được hỏi về khoản dành dụm, chị N thật thà: “Trong tài khoản ngân hàng của tôi không còn tiền, vì có đến đâu, tôi rút hết để đi chữa bệnh, gửi về quê, trang trải chi phí. Hiện giờ, tôi chỉ còn 1-2 triệu tiền mặt. Nếu sắp tới lương bị giảm nhiều hoặc không được trả lương, hay vẫn phải nghỉ làm việc thì không biết tôi sẽ xoay xở ra sao. Tôi rất lo lắng”- chị N tâm sự.

Thu nhập giảm đi một nửa  

Cũng giống như chị N, anh Ma Trung V cũng phải nghỉ làm từ ngày 10.8 đến nay. Anh V đã xây dựng gia đình, vợ anh cũng làm công nhân. Anh V có 2 con, một cháu năm nay lên lớp 2, một học mẫu giáo. Bình thường, thu nhập của anh là 12 triệu đồng/tháng; của vợ, ít hơn, được khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này, chi tiêu tiết kiệm, 2 vợ chồng cũng đủ để nuôi các con ăn học, trang trải các khoản chi phí thuê trọ (tiền thuê trọ là 1,5 triệu đồng/tháng). Ngoài ra, hai vợ chồng còn tiết kiệm một khoản để phòng những lúc ốm đau, cũng như để dự định mua nhà.

Một dãy nhà trọ xuống cấp dành cho công nhân thuê tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Bảo Hân
Một dãy nhà trọ xuống cấp dành cho công nhân thuê tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Bảo Hân

Gần 1 tháng nay, cả 2 vợ chồng anh phải ở nhà, không đi làm, khiến anh V rất lo lắng. “Bình thường, cuộc sống gia đình đã khá khó khăn, tằn tiện rồi. Nay phải nghỉ làm, dù đến thời điểm này mới chỉ là 1 tháng thôi, tôi càng thêm lo lắng cho những ngày sắp tới. Hiện tôi đã phải “tiêu lẹm” vào khoản dành dụm của cả nhà”- anh V tâm sự.

Dù công ty chưa ra thông báo cụ thể mức lương cho thời gian nghỉ làm, nhưng theo tính toán của anh, thu nhập của anh trong thời gian nghỉ sẽ giảm 1 nửa, nghĩa là anh chỉ còn khoảng 5 triệu đồng/tháng; của vợ anh còn thấp hơn. Với thu nhập này, sẽ không đủ cho anh trang trải cuộc sống gia đình.

Cũng như nhiều công nhân khác, khi thôn Bầu được dỡ phong toả mới đây, anh V rất vui vì nghĩ sắp được đi làm trở lại, nhưng khi liên hệ với công ty, anh được thông báo tiếp tục nghỉ đến 21.9 để chờ đến khi có chỉ đạo mới.

“Tôi rất lo lắng cho thời gian sắp tới khi mà chưa được đi làm, đồng nghĩa với thu nhập sẽ giảm sâu hoặc không có thu nhập. Nếu cả nhà khoẻ mạnh thì còn cầm cự được; chẳng may bị ốm đau thì tôi không biết cả gia đình mình sẽ lấy tiền đâu để trang trải”- anh V than.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Sẽ dừng hoạt động nếu doanh nghiệp không xét nghiệm COVID-19 cho công nhân

Thanh Chung |

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm 100% COVID-19 cho công nhân và người lao động, nếu không thực hiện sẽ xem xét tạm dừng hoạt động. Đồng thời, tỉnh Quảng Ngãi cũng tổ chức xét nghiệm 100% cho người dân ở khu vực, vùng phong tỏa.

Chưa nhận được hỗ trợ, gia đình công nhân tiêu cạn tiền để dành vợ sinh con

ĐÌNH TRỌNG |

Nhiều người dân khó khăn ở Bình Dương vẫn chưa nhận được chi trả trợ cấp mất việc (1,5 triệu đồng) và hỗ trợ tiền trọ, tiền ăn (800.000 đồng). Trong khi đó, tiền tích trữ đã cạn kiệt, đồ ăn trong nhà sắp hết.

Còn lo miếng ăn, việc học của con công nhân càng khó

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, cả trăm nghìn lao động đã 3 tháng ròng ở phòng trọ, không đi làm, không có thu nhập, tiền tích trữ đã cạn. Vào năm học mới trong bối cảnh dịch bệnh, người lao động còn vật lộn với cái ăn, chưa biết xoay xở việc học cho con cái ra sao.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Sẽ dừng hoạt động nếu doanh nghiệp không xét nghiệm COVID-19 cho công nhân

Thanh Chung |

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm 100% COVID-19 cho công nhân và người lao động, nếu không thực hiện sẽ xem xét tạm dừng hoạt động. Đồng thời, tỉnh Quảng Ngãi cũng tổ chức xét nghiệm 100% cho người dân ở khu vực, vùng phong tỏa.

Chưa nhận được hỗ trợ, gia đình công nhân tiêu cạn tiền để dành vợ sinh con

ĐÌNH TRỌNG |

Nhiều người dân khó khăn ở Bình Dương vẫn chưa nhận được chi trả trợ cấp mất việc (1,5 triệu đồng) và hỗ trợ tiền trọ, tiền ăn (800.000 đồng). Trong khi đó, tiền tích trữ đã cạn kiệt, đồ ăn trong nhà sắp hết.

Còn lo miếng ăn, việc học của con công nhân càng khó

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, cả trăm nghìn lao động đã 3 tháng ròng ở phòng trọ, không đi làm, không có thu nhập, tiền tích trữ đã cạn. Vào năm học mới trong bối cảnh dịch bệnh, người lao động còn vật lộn với cái ăn, chưa biết xoay xở việc học cho con cái ra sao.