Nghịch lý cung - cầu lao động sau Tết: Thừa vẫn thừa - thiếu vẫn thiếu

Quỳnh Chi |

Tỉ lệ kết nối cung - cầu qua hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, nếu đạt 30% đã là con số khá ổn đối với các trung tâm. Thế nhưng, chuyên gia cho rằng con số này vẫn là mức thấp. Trong khi đó, tỉ lệ kết nối cung - cầu nhóm lao động phổ thông thường chỉ đạt 7%. Doanh nghiệp (DN) khát nhân lực, người lao động lại lao đao tìm việc. “Bức tranh” cung - cầu lao động đang cho thấy độ vênh, những mảng miếng khá rời rạc và sự liên kết giữa các địa phương, vùng miền hiện rất yếu.

Nhu cầu cao, đáp ứng thấp

Năm 2020, dù dịch COVID-19 khiến các phiên giao dịch trực tiếp gần như “đóng băng” nửa năm trời nhưng Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vẫn thực hiện tư vấn cho 756.800 lượt người lao động. Hoạt động giới thiệu việc làm tập trung nhiều vào các đối tượng lao động hưởng BHTN, bằng nhiều phương án linh hoạt như phiên online, phiên kết nối các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đã giúp giới thiệu việc làm cho 48.384 lượt người.

Với 176 phiên giao dịch việc làm trong năm 2020, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thu hút 6.595 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh là 83.692 chỉ tiêu. Kết quả, chỉ 13.930 người được tuyển dụng. Như vậy, chỉ tiêu tuyển dụng chỉ đạt 1/6 nhu cầu.

Cũng trong năm 2020, số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội là 81.304 người nhưng chỉ 2.936 người được hỗ trợ học nghề. Nếu hiểu nhóm học nghề này có cơ hội chuyển sang 1 công việc mới thì con số người lao động có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp/thuận lợi hơn trong cơ hội tìm kiếm việc làm chỉ chiếm một tỉ lệ vô cùng khiêm tốn.

Nhiều lao động không bị động trông chờ vào việc thụ hưởng trợ cấp thất nghiệp, cũng không học nghề mà nhanh chóng tìm cho mình một công việc mới để duy trì đời sống. T.A vốn là nhân viên phát triển thị trường cho một công ty chuyên về tư vấn du học Nhật Bản. Trước khi có dịch COVID-19, T.A nhận mức lương cứng 16 triệu đồng/tháng, chưa kể thưởng doanh số và các khoản phúc lợi khác. Dịch xảy ra, đường bay đóng băng, công việc của T.A cũng ngưng trệ hoàn toàn. “Công ty em từ việc giãn việc, cho nghỉ bớt nhân sự ở những bộ phận không quan trọng, đến hoàn trả mặt bằng thuê khang trang rộng rãi ở Mỹ Đình để chuyển đến một tòa nhà ở ngoại thành”, T.A nói.

Cũng theo T.A, khi công ty cho nghỉ việc kèm lời hẹn “khi nào mở đường bay lại làm”, cô nghỉ ở nhà hơn 2 tháng, sau đó quyết định xin làm phục vụ tại 1 nhà hàng Nhật Bản. “Em làm cho nhà hàng đã được 3 tháng, do từng làm thêm ở Nhật Bản thời gian du học nên em thạo món và tư vấn lưu loát cho khách. Gần đây công ty cũ có gọi em trở lại làm nhưng trước mắt lại làm mảng bất động sản. Em không biết gì về công việc này nên khất khi nào quay lại mảng tư vấn du học thì sẽ đi làm trở lại”, T.A cho hay.

Khi được hỏi về việc có muốn gửi hồ sơ qua các trung tâm dịch vụ việc làm để tìm cơ hội việc làm phù hợp hay không, T.A nhanh nhảu: “Bạn em cũng thử rồi nhưng không ổn lắm ạ, thôi chúng em tự chủ động vẫn hơn”.

Kết nối lao động phổ thông chỉ đạt 7%

Trao đổi với Báo Lao Động ngày 28.2, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Kết nối lao động phổ thông chỉ đạt 7% và nếu đạt tỉ lệ kết nối 10% đã là con số mơ ước.

Theo ông Thành, thực chất vấn đề tuyển dụng số lượng lớn lao động phổ thông là để phục vụ các đơn hàng lớn. Tình hình này tương đối phổ biến trong một vài năm gần đây và việc tuyển dụng một lúc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lao động là khó khăn do hiện nay không còn dồi dào nguồn nhân lực phổ thông nữa.

“Việc khan hiếm lao động phổ thông, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp tương đối nhiều và diễn ra ở tất nhiêu tỉnh thành trên cả nước chứ không phải chỉ riêng Hà Nội. Hầu như tỉnh thành nào cũng kêu khan hiếm lao động phổ thông, đâm ra lao động phổ thông có những thời điểm được gọi là quý hiếm. Nói chung rất khan hiếm nguồn lao động đó để phục vụ cho lao động sản xuất”, ông Thành cho hay.

Một nguyên nhân nữa được ông Thành chỉ ra là đến nay, nhờ nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động đào tạo ở tất cả địa phương nên số lao động qua đào tạo rất nhiều. Chính vì thế nguồn lao động phổ thông ngày càng ít đi. Ngoài ra, nhóm lao động phổ thông hiện nay tương đối dễ kiếm được việc làm, mẫu chốt là họ chấp nhận mức thu nhập hàng tháng là bao nhiêu.

Được hỏi có DN nào tuyển dụng lượng lớn lao động thông qua Trung tâm hay không, ông Thành cho hay có thời điểm Trung tâm được DN đặt tuyển từ 500 đến hàng nghìn người. Trong bối cảnh COVID-19, số tuyển dụng nhiều lên tới hàng nghìn không còn. Cao điểm “khát” lao động phổ thông là những năm 2012 - 2014, sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 - 2010 và DN bắt đầu phục hồi, tăng cường sản xuất. Ngay trong thời kỳ cao điểm đó, ông Thành cho biết Trung tâm chỉ đáp ứng “trên dưới 10% là nhiều rồi. 1.000 người mà chỉ tuyển được 100 người đã là tốt lắm rồi”.

Cách làm truyền thống không còn phù hợp

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ LĐTBXH) cho rằng, việc kết nối cung - cầu lao động chưa hiệu quả là do cách làm truyền thống không còn phù hợp.

Bà Hương chỉ ra các tồn tại dẫn đến có độ vênh trong kết nối cung - cầu. Thứ nhất, là về mặt địa bàn, tuyển nhiều - thất nghiệp vẫn nhiều có diễn ra ở cùng một nơi, một địa bàn hay không. Có thể người đang cần việc với doanh nghiệp tuyển khác địa bàn. Thứ hai, những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển đột biến thì có thể họ bị đóng cửa/đình trệ khá lâu do COVID-19, giờ tuyển mới lại và chọn lọc hơn. “Hai bên cung - cầu không gặp nhau nhưng tôi nghĩ là vấn đề tính vùng trong thị trường lao động không khớp nhau”, bà Hương nói.

Từ những tồn tại đó, bà Hương đề xuất áp dụng phương án kết nối việc làm từ xa. DN và người lao động tự đưa ra các điều kiện, nếu ổn sẽ tự kết nối. Để làm được điều này, các bên cần rành mạch các tiêu chuẩn.

Bà Hương cho rằng, Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới nên sử dụng được rất nhiều nền tảng công nghệ mới vào sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc sa thải lao động. Chúng ta phải tuyên truyền việc đào tạo, đào tạo lại cho người lao động để đón nhu cầu mới về thị trường lao động bởi khi doanh nghiệp quay lại tuyển dụng sẽ áp dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến.

Riêng hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm, bà Hương nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất, các phiên phải tập trung vào phân khúc, mùa vụ. Ví dụ, giáp tết cần nhóm lao động không yêu cầu chuyên môn. Các phiên phải đặc thù theo trình độ, đối tượng, nhóm riêng biệt. “Thị trường lao động mang tính văn hóa, chính trị, xã hội, tính địa lý rất cao. Thế mà mình phát triển kinh tế lại không tính đến tính vùng”, bà Hương chia sẻ.

Thứ hai, phải ứng dụng triệt để công nghệ thông tin để kết nối toàn quốc được. “Đâu cần phải xây dựng trung tâm đẹp rồi đi ra đi vào. Người ta cần thông tin phải lên nhanh. Các trung tâm việc làm phải phân loại, tương kế tựu kế, có hình thức kết nối với nhau”, bà Hương nói.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương lưu ý, doanh nghiệp tuyển dụng cũng phải mềm mỏng vì cơ hội lựa chọn của người lao động hiện nay rất nhiều. Họ có thể kiếm được rất nhiều việc làm đạt được mức thu nhập mong muốn mà lại nhẹ nhàng. Vì vậy, cách tuyên truyền phải thật khéo để người lao động thấy họ đi đến nơi khác làm việc cũng có lợi. Ví dụ phải cho người lao động thấy việc làm online không chắc chắn, đến khi hết giãn cách xã hội có thể mất việc. Online sẽ là của tương lai, còn bây giờ việc làm bán hàng, ship hàng chỉ phù hợp trong bối cảnh kinh tế giãn cách, còn kinh tế liên thông thì những nghề đó không ổn định.

Những doanh nghiệp biến động đặt hàng mình không đáp ứng được vì đa phần người ta tuyển lao động phổ thông. Chúng tôi phải giới thiệu xuống tận địa phương hoặc là một số tỉnh lân cận Hà Nội như: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ,… hay thậm chí là Cao Bằng, Bắc Kạn - ông Vũ Quang Thành cho biết.

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp dệt may ra đường tìm, người lao động vẫn vắng bóng

HƯNG THƠ |

Công suất nhà máy được nâng lên vì có đầu ra ổn định, doanh nghiệp hứa hẹn mức lương ổn định, nhưng tìm đỏ mắt vẫn chưa đủ số lượng lao động cần tuyển.

Người lao động vui mừng khi con được trở lại trường

Nam Dương |

Mấy hôm nay, thông tin về việc UBND TPHCM cho phép các học sinh, sinh viên quay trở lại trường học để học tập bình thường từ 1.3 sau thời gian phải nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19 được nhiều phụ huynh là người lao động quan tâm, mừng rỡ.

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp

Hà Anh |

Giai đoạn 2018 - 2020, việc sửa đổi, bổ sung, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) tại các đơn vị thuộc Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cơ bản được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Doanh nghiệp dệt may ra đường tìm, người lao động vẫn vắng bóng

HƯNG THƠ |

Công suất nhà máy được nâng lên vì có đầu ra ổn định, doanh nghiệp hứa hẹn mức lương ổn định, nhưng tìm đỏ mắt vẫn chưa đủ số lượng lao động cần tuyển.

Người lao động vui mừng khi con được trở lại trường

Nam Dương |

Mấy hôm nay, thông tin về việc UBND TPHCM cho phép các học sinh, sinh viên quay trở lại trường học để học tập bình thường từ 1.3 sau thời gian phải nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19 được nhiều phụ huynh là người lao động quan tâm, mừng rỡ.

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp

Hà Anh |

Giai đoạn 2018 - 2020, việc sửa đổi, bổ sung, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) tại các đơn vị thuộc Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cơ bản được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật.