Lao động tự do "mắc kẹt" trong đắn đo ở lại hay về quê dịp Tết

Minh Hương |

Chỉ còn vài tuần nữa là bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Với những lao động tự do xa quê, có lẽ đây là thời điểm mong chờ nhất sau một năm quá nhiều khó khăn, mệt mỏi vì COVID-19 hoành hành.

Đếm từng ngày

Khao khát được khỏe mạnh, bình an về đoàn tụ với gia đình ở quê là điều mong đợi của người lao động vào lúc này.

Hà Nội những ngày này gió rét tê tái. Trên các con phố hay dưới góc đường, những lao động tự do vẫn đang tất bật mưu sinh trong những ngày cận Tết.

Rong ruổi trên chiếc xe cà tàng, chị Phượng hy vọng bán được nhiều hàng, có thêm chút tiền về quê ăn Tết.
Rong ruổi trên chiếc xe cà tàng, chị Phượng hy vọng bán được nhiều hàng, có thêm chút tiền về quê ăn Tết.

Sống trong một khu trọ nhỏ ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), hàng ngày chị Phượng (quê Thái Bình) dùng chiếc xe đạp cũ bán bánh rán khắp phố phường. Chị nói, suốt 7 năm nay kể từ khi chuyển lên thành phố mưu sinh, chưa năm nào cuộc sống và thu nhập của chị lại bấp bênh như năm nay.

Từ lúc dịch bùng phát trở lại, chị không đi làm được cũng không có thu nhập, mọi chi tiêu đều phải thắt chặt. Khi thành phố bình thường mới, chị cố gắng làm việc để bù lại khoảng thời gian ở nhà. Vì vậy, số lần chị về quê cũng ít dần mặc dù quãng đường về nhà chỉ khoảng 100km.

Mỗi khi nhớ con, nhớ gia đình chị đành gói gọn vào lòng, gửi yêu thương qua màn hình điện thoại. Dịp Tết Dương lịch vừa rồi, những tưởng sẽ được về quê nghỉ ngơi và thăm gặp người thân nhưng lại nghe tin về quê sẽ phải cách ly tại nhà 7 ngày, chị Phượng gác mọi dự định.

Tết Nguyên Đán đến gần, chị Phượng đếm từng ngày để được về quê. Thế nhưng cùng với sự mong ngóng, là nỗi lo về tiền bạc, sức khoẻ trước diễn biến phức tạp của dịch. Bên cạnh đó, nhiều địa phương liên tục thay đổi quy định phòng chống dịch khiến những người con xa quê như chị Phượng càng thêm hoang mang.

“Với một người đi làm ăn xa như tôi, Tết là thời điểm mong chờ nhất sau một năm quá nhiều khó khăn, mệt mỏi vì dịch bệnh. Nhưng quy định phải cách ly phòng dịch khiến tôi đắn đo rất nhiều. Nếu muốn về quê đón Tết, tôi buộc phải thu xếp mọi việc để về sớm thực hiện cách ly” - chị Phượng nói.

Chăm chỉ làm việc để Tết có thêm bánh chưng

Cũng chung suy nghĩ với chị Phượng, bà Thanh (52 tuổi, Nam Định) đang cố gắng kéo nhanh chiếc xe chất đầy phế liệu tới nơi thu mua.

Bà Thanh kéo xe đi thu mua đồng nát.
Bà Thanh kéo xe đi thu mua đồng nát.

Bà nói, thời điểm này những năm trước, bà khá bận rộn với lịch dọn dẹp nhà cửa cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, năm nay ảnh hưởng dịch COVID-19 nên công việc của bà ít đi rõ rệt. Không có người thuê việc, bà chuyển sang thu mua đồng nát.

Theo bà Thanh, thời điểm cận Tết, công việc vệ sinh nhà cửa rất hút khách và mang lại thu nhập cao. Nhưng 2 năm qua, dịch bệnh ảnh hưởng, nhiều người có tâm lý e ngại tiếp xúc với người lạ nên công việc lau dọn vệ sinh cũng ít dần.

Trong cái lạnh ngày đông, bà Thanh rảo nhanh đôi chân trên đường Trần Quốc Vượng (Cầu Giấy, Hà Nội). Bà tâm sự: “Những ngày cuối năm, tôi tranh thủ lao động để có chút tiền về quê ăn Tết cùng gia đình. Cả năm xa quê, chỉ mong được trở về để mọi người tề tựu đông đủ. Vậy là hạnh phúc rồi".

Khi dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến căng thẳng từng ngày, những lao động tự do ở thủ đô Hà Nội càng thêm lo lắng. Trải qua quãng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch, nhiều người đang tranh thủ kiếm thêm thu nhập từng ngày, để có cái Tết đủ đầy.

Thế nên, hơn lúc nào hết, những người lao động tự do như bà Thanh luôn mong ngóng được về quê sum họp, đón Tết cùng gia đình sau một năm quá nhiều biến động.

Trời nhá nhem tối, bà Bính cố “tăng ca” gom đồng nát bên vệ đường.
Trời nhá nhem tối, bà Bính cố “tăng ca” gom đồng nát bên vệ đường.

Gắn bó với nghề mua đồng nát cả chục năm nay, bà Bính (56 tuổi, quê Nam Định) bộc bạch, nghề này không phân biệt thời tiết nắng, mưa hay lạnh giá, chỉ cần không ốm đau hay nhà có công việc thì bà không nghỉ ngày nào. Nghề này chỉ lấy công làm lãi nhưng vì sắp Tết rồi, bà vẫn cố, kiếm được đồng nào hay đồng đó.

“Thu nhập của tôi không đáng là bao nên phải chăm chỉ. Cuối năm có thêm đồng ra đồng vào để Tết con cháu về có thêm chiếc bánh chưng, chút tiền mừng tuổi cho bọn trẻ. Tôi chỉ sợ rằng dịch phức tạp, chúng tôi muốn về quê ăn Tết cũng khó khăn" - bà Bính nói.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Co ro trong giá lạnh, lao động tự do mong Tết trọn vẹn hơn

Minh Hương |

Những ngày này, nhiệt độ ngoài trời ở Hà Nội có lúc chỉ 10 độ C, dưới cái rét “cắt da cắt thịt”, lao động tự do co ro bên đống lửa chờ có thêm cuốc xe ôm, đi từng con ngõ nhặt nhạnh vỏ lon, chai nhựa mong có Tết ấm ấp hơn.

Lao động tự do lớn tuổi càng khó tìm việc

LƯƠNG HẠNH |

Để tìm được một công việc phù hợp với tuổi già, sức khỏe… nhiều lao động tự do lớn tuổi chấp nhận công việc lương thấp, không có bất kỳ một chế độ phúc lợi nào để tự trang trải cuộc sống, không phụ thuộc vào con cái.

Lao động tự do: Nỗi khổ của “người làm hồ” những ngày cận Tết

Huỳnh Hiền |

Đồng Nai – Dưới tác động nặng nề của dịch COVID-19, nhiều ngành nghề gấp rút chạy đua cuối năm sau thời gian dài bị đình trệ. Điều này khiến người lao động vui mừng khi được trở lại với công việc. Tuy nhiên, một phần lớn lao động tự do lại như “ngồi trên đống lửa” khi không có việc làm ổn định. Nổi bật nhất là nghề làm thợ hồ - một công việc tưởng chừng dễ kiếm việc nhưng nay lại khan hiếm vô cùng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Co ro trong giá lạnh, lao động tự do mong Tết trọn vẹn hơn

Minh Hương |

Những ngày này, nhiệt độ ngoài trời ở Hà Nội có lúc chỉ 10 độ C, dưới cái rét “cắt da cắt thịt”, lao động tự do co ro bên đống lửa chờ có thêm cuốc xe ôm, đi từng con ngõ nhặt nhạnh vỏ lon, chai nhựa mong có Tết ấm ấp hơn.

Lao động tự do lớn tuổi càng khó tìm việc

LƯƠNG HẠNH |

Để tìm được một công việc phù hợp với tuổi già, sức khỏe… nhiều lao động tự do lớn tuổi chấp nhận công việc lương thấp, không có bất kỳ một chế độ phúc lợi nào để tự trang trải cuộc sống, không phụ thuộc vào con cái.

Lao động tự do: Nỗi khổ của “người làm hồ” những ngày cận Tết

Huỳnh Hiền |

Đồng Nai – Dưới tác động nặng nề của dịch COVID-19, nhiều ngành nghề gấp rút chạy đua cuối năm sau thời gian dài bị đình trệ. Điều này khiến người lao động vui mừng khi được trở lại với công việc. Tuy nhiên, một phần lớn lao động tự do lại như “ngồi trên đống lửa” khi không có việc làm ổn định. Nổi bật nhất là nghề làm thợ hồ - một công việc tưởng chừng dễ kiếm việc nhưng nay lại khan hiếm vô cùng.