Co ro trong giá lạnh, lao động tự do mong Tết trọn vẹn hơn

Minh Hương |

Những ngày này, nhiệt độ ngoài trời ở Hà Nội có lúc chỉ 10 độ C, dưới cái rét “cắt da cắt thịt”, lao động tự do co ro bên đống lửa chờ có thêm cuốc xe ôm, đi từng con ngõ nhặt nhạnh vỏ lon, chai nhựa mong có Tết ấm ấp hơn.

Làm việc không kể thời tiết

Vừa trả khách trong đêm 28.12, ông Lê Đình Nam (58 tuổi, quê Hà Nam) dựng xe ở góc vỉa hè trên đường Liễu Giai (quận Ba Đình, Hà Nội) tranh thủ ngồi bên đống lửa.

Làm nghề xe ôm 8 năm ở Hà Nội, mỗi khi trời trở lạnh, căn bệnh xương khớp khiến cơ thể ông thêm đau nhức. Vì vậy, chở được một vài khách, ông Nam liền kiếm chỗ nào có lửa để sưởi ấm ngay. Cho thêm củi vào chỗ lửa đang cháy, ông Nam nói, từ khi thành phố nới lỏng, cánh xe ôm như ông vui mừng khôn xiết vì có thể kiếm cơm mỗi ngày. Song số ca nhiễm ngày một tăng, khách hàng có tâm lý sợ không đảm bảo an toàn nên số tiền kiếm được cũng chỉ bằng một nửa so với trước dịch.

Mặc 2 lớp áo dày, hôm nay, ông Nam vẫn cố nán làm thêm giờ vì cả ngày mới kiếm được 100.000 đồng. “Gần Tết rồi, có vất vả tôi cũng phải cố cày cuốc để có tiền lo cho gia đình. Những ngày này đói việc hơn nhưng có cơ hội đi làm vẫn còn may mắn chán” - ông Nam nói.

Nhớ lại quãng thời gian thành phố giãn cách xã hội, ông Nam rơi vào bế tắc vì về không được, ở cũng không xong. Không thể đi làm trong khi tiền trọ, ăn uống vẫn phải chi, ông Nam vay mượn ngược xuôi từ họ hàng mới có thể lo liệu.

Nay được đi làm trở lại, ông Nam dành hết công suất mong kiếm thêm được chút tiền. “Ai thuê gì tôi làm nấy. Xe ôm không có khách thì tôi nhận giao hàng cho khách quen. Vợ tôi ở quê hay ốm đau, tháng nào tôi kiếm được ít coi như bà ấy không có tiền thuốc men” - ông Nam kể.

Bán đồ ăn vặt trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba đình), ông Hoàng Xuân Lộc (ở huyện Hoài Đức) ăn tạm bắp ngô nướng rồi xoa đôi tay để xua đi cái lạnh. Trời càng rét, người dân càng ít ra đường. Mấy tối nay, ông Lộc chỉ kiếm được khoảng 60.000 đồng rồi trở về nhà. “Công việc chỉ lấy công làm lãi nhưng vì sắp Tết rồi, kiếm được đồng nào hay đồng đó” - ông Lộc cho hay.

Gắn bó với nghề bán hàng rong gần 10 năm nay, ông Bách bộc bạch, nghề này không phân biệt thời tiết nắng gắt, gió mưa hay lạnh giá, chỉ cần không ốm đau, nhà có công việc thì không nghỉ ngày nào.

2-3 công việc mà thu nhập chẳng đáng bao nhiêu

Sáng sớm, trời còn mù sương, bà Trần Thị H. (65 tuổi, quê Thái Bình) bắt đầu nhặt nhạnh từng vỏ lon, chai nhựa trên đường Đội Cấn (quận Ba Đình). Bố mẹ mất từ khi bà còn nhỏ, hoàn cảnh khó khăn, bà H phải bươn chải sớm nên “quên” cả việc lập gia đình. Lom khom nhặt ve chai cho vào túi, bà H nói, bà bị bệnh khớp, “trái gió trở trời” cơ thể “nhận ra” ngay. Do vậy, khi chân tay đau nhức, “liều thuốc” duy nhất với bà H là lọ dầu gió luôn mang theo bên mình.

Mấy hôm nay lạnh, bà H bất chấp bệnh tật, vẫn dậy sớm làm công việc thường ngày. Công việc này giúp bà kiếm thêm 20.000 - 50.000 đồng/ngày. “Nếu một buổi không đi làm, xem như hôm đó tôi mất mấy chục nghìn đồng nên dù có mệt tôi vẫn dậy nhặt ve chai” - bà H nói.

Trước đây khi còn đủ sức khỏe, bà đi được xa hơn, vài kilômét là chuyện bình thường: “Đi xa sẽ nhặt được nhiều ve chai. Nay sức khoẻ giảm sút, tôi chỉ đi khoảng 1km rồi trở về phòng trọ”.

Sau khi đến các con ngõ lượm đồng nát, bà H trở về phòng trọ trên đường Hoàng Hoa Thám ăn trưa, nghỉ ngơi đến 12 giờ rồi đi rửa bát thuê cho các quán ăn đến 8 giờ tối. Bà H nói vui, làm 2-3 công việc một lúc nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Nếu ngày nào cũng đi làm đều, bà H kiếm được gần 6,5 triệu đồng.

6 năm ở Hà Nội, bà H trải qua vô số công việc, từ giúp việc, nhặt phế liệu, rửa bát thuê đến phụ hồ… Một mình nơi đất khách, không có con cái, người thân bên cạnh, bà H luôn trăn trở về cuộc sống sau này. Vì lẽ ra, ở tuổi của bà đáng ra phải được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già…

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Lao động tự do lớn tuổi càng khó tìm việc

LƯƠNG HẠNH |

Để tìm được một công việc phù hợp với tuổi già, sức khỏe… nhiều lao động tự do lớn tuổi chấp nhận công việc lương thấp, không có bất kỳ một chế độ phúc lợi nào để tự trang trải cuộc sống, không phụ thuộc vào con cái.

Lao động tự do: Nỗi khổ của “người làm hồ” những ngày cận Tết

Huỳnh Hiền |

Đồng Nai – Dưới tác động nặng nề của dịch COVID-19, nhiều ngành nghề gấp rút chạy đua cuối năm sau thời gian dài bị đình trệ. Điều này khiến người lao động vui mừng khi được trở lại với công việc. Tuy nhiên, một phần lớn lao động tự do lại như “ngồi trên đống lửa” khi không có việc làm ổn định. Nổi bật nhất là nghề làm thợ hồ - một công việc tưởng chừng dễ kiếm việc nhưng nay lại khan hiếm vô cùng.

Lao động tự do: Tết là... gánh nặng

Chân Phúc |

Trở lại làm việc sau thời gian dài phải tạm ngưng vì dịch COVID-19, những lao động tự do, làm công ăn lương theo ngày đã không ngần ngại tăng ca, làm việc từ 10-12 giờ/ngày, thậm chí 15 giờ/ngày vì mong muốn có thêm tấm áo mới cho con, cháu khi dịp Tết Nguyên đán đang đến gần hay chỉ đơn giản là để... chạy cơm từng bữa.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lao động tự do lớn tuổi càng khó tìm việc

LƯƠNG HẠNH |

Để tìm được một công việc phù hợp với tuổi già, sức khỏe… nhiều lao động tự do lớn tuổi chấp nhận công việc lương thấp, không có bất kỳ một chế độ phúc lợi nào để tự trang trải cuộc sống, không phụ thuộc vào con cái.

Lao động tự do: Nỗi khổ của “người làm hồ” những ngày cận Tết

Huỳnh Hiền |

Đồng Nai – Dưới tác động nặng nề của dịch COVID-19, nhiều ngành nghề gấp rút chạy đua cuối năm sau thời gian dài bị đình trệ. Điều này khiến người lao động vui mừng khi được trở lại với công việc. Tuy nhiên, một phần lớn lao động tự do lại như “ngồi trên đống lửa” khi không có việc làm ổn định. Nổi bật nhất là nghề làm thợ hồ - một công việc tưởng chừng dễ kiếm việc nhưng nay lại khan hiếm vô cùng.

Lao động tự do: Tết là... gánh nặng

Chân Phúc |

Trở lại làm việc sau thời gian dài phải tạm ngưng vì dịch COVID-19, những lao động tự do, làm công ăn lương theo ngày đã không ngần ngại tăng ca, làm việc từ 10-12 giờ/ngày, thậm chí 15 giờ/ngày vì mong muốn có thêm tấm áo mới cho con, cháu khi dịp Tết Nguyên đán đang đến gần hay chỉ đơn giản là để... chạy cơm từng bữa.