Kỹ năng nghề là chìa khoá cho mỗi người lao động

Nguyên Anh |

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thay đổi đột phá về công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động khác nhau đối với người lao động. Mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng, mang tính quyết định chính là kỹ năng nghề.

Trả lời Báo Lao Động về thúc đẩy vai trò của công nhân lao động trong cách mạng công nghiệp 4.0, ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh:

- Lịch sử cho thấy, công nhân lao động luôn có vai trò quan trọng trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có những tác động đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp là việc làm của người lao động. Sự phát triển của khoa học công nghệ với kết nối mạnh mẽ của Internet, trí tuệ nhân tạo, rô bốt có thể sẽ dần thay thế lao động giản đơn, lao động trình độ thấp, ít kỹ năng. Nhiều việc làm truyền thống sẽ dần mai một và phát triển những việc làm mới dựa trên nền tảng phát triển công nghệ. Đó là một thách thức khi phần lớn người lao động ở nước ta, nhất là trong các lĩnh vực gia công may mặc, da giày, điện tử, chế biến thủy sản… chưa qua đào tạo hoặc đào tạo thiếu bài bản. Lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ trong thu hút đầu tư của Việt Nam có thể sẽ dần giảm đi.

Xuất phát từ thực tế yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực dồi dào vẫn sẽ là một lợi thế của Việt Nam và công nhân lao động tiếp tục có vai trò quan trọng nếu chúng ta giải quyết tốt hơn vấn đề cung cầu nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại. Và, kỹ năng nghề là chìa khoá cho mỗi người lao động.

Là tổ chức đại diện hợp pháp cho người lao động, tổ chức Công đoàn Việt Nam làm gì để góp phần nâng cao trình độ, thúc đẩy vai trò của công nhân lao động trong Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, thưa ông?

- Ông Nguyễn Đình Khang: Việc tuyên truyền, vận động công nhân lao động (CNLĐ) thường xuyên tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, kiến thức pháp luật, kỹ năng sống,… để thích ứng với sự thay đổi không ngừng của công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng trở nên cấp thiết.

Đối với trách nhiệm là tổ chức đại diện của người lao động, thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là tay nghề cho đoàn viên, người lao động. Một trong những hoạt động hiệu quả là thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020” (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13.2.2015) với mục tiêu tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện để CNLĐ tại các doanh nghiệp, nhất là CNLĐ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tích cực học tập suốt đời để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Qua 5 năm triển khai thực hiện, đề án đã tạo sự chuyển động theo hướng tích cực trong việc thúc đẩy đội ngũ đoàn viên, người lao động học tập nâng cao trình độ. Nhận thức của cán bộ Công đoàn, công nhân lao động, người sử dụng lao động và các cấp chính quyền đối với nhiệm vụ đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp, nhất là nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật của công nhân lao động dần được nâng lên. Đã có nhiều Công đoàn cơ sở từng bước thực hiện thương lượng với người sử dụng lao động để hỗ trợ, tạo điều kiện cho công nhân lao động tham gia học tập nâng cao trình độ: Có hơn 30.400 doanh nghiệp, đơn vị đã đưa nội dung này vào nghị quyết hội nghị người lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể; có 11.647 đơn vị, doanh nghiệp xây dựng quỹ khuyến học hỗ trợ công nhân lao động.

Năm 2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Đề án “Công đoàn tham gia đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động giai đoạn 2020 - 2023 và định hướng đến năm 2030”. Tổng Liên đoàn đang tập trung sắp xếp, củng cố, kiện toàn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn, nâng cao năng lực đào tạo hướng tới tự chủ toàn diện; giải thể các cơ sở đào tạo hoạt động yếu kém, không đủ năng lực triển khai tự chủ. Tích cực phối hợp với người sử dụng lao động để xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc thương lượng với người sử dụng lao động, đưa nội dung đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động vào Thỏa ước lao động tập thể theo hướng cụ thể, thiết thực. Năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn đã đào tạo nghề cho 37.903 người, tăng 6% so với năm 2019 và đạt 105% kế hoạch năm 2020, trong đó: Cao đẳng nghề 621 người, trung cấp nghề 6.856 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 30.426 người. Năm 2021 phấn đấu đào tạo nghề cho 28.408 người, trong đó: Cao đẳng nghề 995 người, trung cấp nghề 7.400 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 20.013 người...

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn cũng triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua và làm tốt công tác khen thưởng, tạo động lực và môi trường để người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ, sẵn sàng chuyển đổi nghề nghiệp.

Tuy trách nhiệm học tập là của từng cá nhân người lao động nhưng để công nhân lao động phát huy được vai trò của mình cần có những chính sách cũng như sự hỗ trợ từ nhiều phía. Đặc biệt là cần có sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN (thứ 3, từ phải sang) - tặng quà đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Việt Lâm
Ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN (thứ 3, từ phải sang) - tặng quà đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Việt Lâm

Từ thực tiễn hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động, Công đoàn Việt Nam sẽ phát hiện, đề xuất với Đảng, Nhà nước những chính sách và tham gia cùng các cơ quan chức năng hoàn thiện hệ thống chính sách về giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm; có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút người lao động vào học nghề. Chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền, chuyên môn đồng cấp có nghị quyết, đề án đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực; khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tạo cơ hội để người lao động chuyển đổi nghề nghiệp. Làm tốt hơn nữa công tác giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm. Đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề thuộc địa phương.

Các bộ, ngành như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội… có trách nhiệm đồng hành với doanh nghiệp, nhà trường và rà soát chính sách, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thay đổi chính sách trong thẩm quyền, đảm bảo việc đào tạo được linh hoạt. Đề xuất cơ quan thẩm quyền có những hỗ trợ thuận lợi hơn về mặt điều kiện, thủ tục, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ.

Nhà trường cần tiếp cận thị trường với tinh thần phục vụ, đào tạo gắn với thực hành, giảm bớt thời gian học lý thuyết, dành cho sinh viên nhiều thời gian hơn để thực tập, được tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp. Nội dung đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, cùng với việc phân tích, đánh giá nhu cầu việc làm của các ngành nghề kinh tế quốc dân. Đa dạng hóa các phương thức, hình thức đào tạo.

Ngoài ra, tài sản quý nhất của doanh nghiệp là nhân lực, do đó chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động cũng cần có trách nhiệm đào tạo, nâng cao kỹ năng của chính bản thân công nhân lao động trong doanh nghiệp, vận động đổi mới công nghệ phù hợp Cách mạng công nghiệp 4.0. Chủ động đề xuất các định hướng hợp tác với nhà trường, đặc biệt trong đào tạo trình độ cao và nghiên cứu khoa học.

Tất cả hoạt động trên đều nhằm tạo cơ hội để người lao động có việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn, thích ứng nhanh với sự phát triển của thị trường lao động. Nâng cao trình độ, năng lực, sức cạnh tranh của nguồn nhân lực nước ta với các nước trong khu vực và thế giới; đáp ứng nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng của thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thưa ông, ông có nhắc tới Công đoàn triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua. Xin ông cho biết ý nghĩa việc tổ chức Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” trong Tháng Công nhân năm 2021?

- Ông Nguyễn Đình Khang: Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886-1.5.2021), phát huy tinh thần Ngày Quốc tế Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2021 với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển”. Một trong các hoạt động trọng tâm là tổ chức Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”.

Tổng Liên đoàn lựa chọn con số 75 nghìn sáng kiến của công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) để phát động thi đua với mong muốn công nhân lao động Việt Nam ghi nhớ, trân trọng dấu ấn Ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức kỷ niệm trọng thể ở nước ta cách đây 75 năm (1.5.1946) sau khi đất nước giành độc lập. Đồng thời chào mừng 75 năm Ngày Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thiết thực hưởng ứng chủ đề năm 2021 do Thủ tướng phát động là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”.

Đặc biệt, việc tổ chức chương trình thể hiện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từng bước đổi mới, tổ chức phát động phong trào thi đua theo hướng thiết thực, hiệu quả. Phát động thi đua tại cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đối tượng hưởng ứng, tham gia trực tiếp là đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Các công đoàn cơ sở có nhiệm vụ phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện với nội dung cụ thể, thiết thực và có hình thức ghi nhận, động viên, khen thưởng đối với đoàn viên, công nhân viên chức lao động có sáng kiến đã được áp dụng mang lại kết quả trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5.2021. Cùng với đó, phổ biến, vận động đoàn viên, công nhân viên chức lao động tích cực tham gia chương trình; tổng hợp, thẩm định và giới thiệu những sáng kiến của đoàn viên, công nhân viên chức lao động đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động đồng ý triển khai thực hiện hoặc các sáng kiến đã áp dụng thử có khả năng mang lại lợi ích thiết thực.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các cấp Công đoàn khẩn trương, quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” để phong trào Lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến được lan tỏa mạnh mẽ trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Chương trình sẽ khơi dậy khả năng sáng tạo, trí tuệ của người lao động - những yếu tố khẳng định vai trò của công nhân lao động trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, qua đó tích cực cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt khó, phát triển, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, phát triển.

Chương trình chính thức khởi động từ ngày 1.3 đến ngày 30.5.2021. Trong đợt cao điểm 40 ngày diễn ra từ 10.3 đến 20.4.2021, Cổng trực tuyến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tiếp nhận hơn 212.000 lượt nộp sáng kiến do CNVCLĐ cả nước gửi về. Tổng Liên đoàn đang tiếp tục phát động đợt thi đua cao điểm 30 ngày, từ ngày 23.4 đến hết ngày 23.5.2021 về thi đua trong công nhân viên chức lao động tham gia tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Việc tổng kết, khen thưởng được tổ chức ở 4 cấp Công đoàn. Tổng Liên đoàn sẽ rà soát, đánh giá, lựa chọn, tôn vinh những sáng kiến và các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyên Anh
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động ngành may

Nam Dương |

Công đoàn Dệt may Việt Nam chi trả toàn bộ kinh phí học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho trên 1.200 người lao động ngành may.

Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 sẽ được tổ chức với nhiều đổi mới

Tú Quỳnh |

Sau nhiều lần phải lùi thời gian do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 sẽ được tổ chức từ ngày 28.9-10.10 với nhiều nội dung đổi mới.

Khoảng 2.000 cán bộ, CNLĐ Dệt may được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp

Hải Anh |

Công đoàn Dệt May Việt Nam đã ký kết Chương trình hợp tác với Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội về công tác “Đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động”.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động ngành may

Nam Dương |

Công đoàn Dệt may Việt Nam chi trả toàn bộ kinh phí học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho trên 1.200 người lao động ngành may.

Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 sẽ được tổ chức với nhiều đổi mới

Tú Quỳnh |

Sau nhiều lần phải lùi thời gian do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 sẽ được tổ chức từ ngày 28.9-10.10 với nhiều nội dung đổi mới.

Khoảng 2.000 cán bộ, CNLĐ Dệt may được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp

Hải Anh |

Công đoàn Dệt May Việt Nam đã ký kết Chương trình hợp tác với Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội về công tác “Đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động”.