Cải thiện năng suất lao động, mỗi doanh nghiệp sẽ thành một trường nghề

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Về năng suất lao động là chỉ tiêu 2-3 nhiệm kỳ chưa đạt, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ tập trung vào 5 giải pháp căn bản để cải thiện.

Năng suất lao động là chỉ tiêu 2-3 nhiệm kỳ chưa đạt

Chiều 7.11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Văn Thi (đoàn Bắc Giang) nêu rõ, một trong những tồn tại, hạn chế trong báo cáo kinh tế - xã hội nhiều năm đã chỉ ra chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động thấp, không đạt chỉ tiêu kế hoạch.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết trách nhiệm của Bộ và giải pháp trong thời gian tới?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ, năng suất lao động là một trong các chỉ tiêu vừa qua nước ta không đạt, 2-3 nhiệm kỳ đều khó khăn trong vấn đề này.

Để nâng cao năng suất lao động, ngoài quản lý nhà nước, Bộ trưởng nhận thấy có 4 vấn đề quan trọng.

Thứ nhất là công nghệ đổi mới sáng tạo để tăng năng suất lao động.

Thứ hai là vốn, nhiều vốn và vốn chất lượng cao rất quan trọng, sẽ giúp các quốc gia xây dựng nền tảng sản xuất và chế biến.

Thứ ba là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là yếu tố nền tảng, nhất là về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và ý thức tổ chức của người lao động.

Thứ tư là kinh nghiệm cho thấy các quốc gia phát triển, năng suất lao động cao thường là tỉ lệ lực lượng lao động phi chính thức thấp.

Bộ trưởng cho biết, sau kỳ họp Quốc hội trước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phân công rất rõ ràng. Trong đó, đề án về nâng cao năng suất lao động, giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ; về nâng cao năng suất và đặc biệt là đào tạo chất lượng cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; về hệ thống đào tạo trường nghề và giáo dục Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

Thừa nhận những hạn chế trong lĩnh vực này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay toàn bộ các trường nghề do địa phương quản lý trực tiếp và chủ quản. Còn 99 trường do các bộ, ngành quản lý.

"Chúng tôi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và chúng tôi có trách nhiệm về việc này. Trong đó, chủ yếu là tham mưu xây dựng các chủ trương, các chính sách, kiểm tra, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra... và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.

Chúng tôi đã tham mưu để Ban Bí thư có Chỉ thị 21 ngày 4.5.2023, Nghị quyết của Quốc hội vừa rồi cũng đã giao nhiệm vụ rất rõ ràng, tham mưu cho Chính phủ để ban hành chiến lược giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, ban hành quy hoạch giáo dục nghề nghiệp", Bộ trưởng nói và cho biết, đang phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng đề án chất lượng cao.

Thời gian tới, bộ sẽ tập trung vào 5 giải pháp căn bản.

Một là, tuyên truyền nâng cao nhận thức để tạo sự ủng hộ của xã hội, các bậc cha mẹ, người học, nhất là người học. Học ra trường phải có nghề, có thu nhập và được học liên thông nếu có nhu cầu.

Hai là, sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới.

Ba là, chuyển đổi cơ cấu lao động.

Bốn là, phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Năm là, kết nối doanh nghiệp đào tạo kép, mỗi doanh nghiệp phấn đấu để trở thành 1 trường nghề. Đây là kinh nghiệm của các nước phát triển, đặc biệt là các nước có trình độ cao như Đức, Úc hay một số quốc gia coi doanh nghiệp là trường nghề. Đây là một yếu tố bắt buộc.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Phạm Thắng

Sinh kế, việc làm của lao động nữ bị ảnh hưởng rất lớn

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) chất vấn, tại kỳ họp trước, đại biểu đã chất vấn bộ trưởng về giải pháp hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho lao động nữ, đối tượng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, báo cáo giám sát của Chính phủ chưa đề cập nội dung này. Trong bối cảnh chiến lược quốc gia bình đẳng giới vẫn còn nhiều khoảng trống, bộ trưởng giải quyết vấn đề trên như thế nào?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, lao động nữ ở khu công nghiệp, lĩnh vực thâm dụng lao động ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế, việc làm.

“Sau chất vấn ngày 6.6, chúng tôi xây dựng đề án, trình bước đầu Thủ tướng Chính phủ chính sách đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất những ưu tiên trong vay vốn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ có phiên làm việc với Trung ương hội phụ nữ Việt Nam xây dựng đề án tiến tới hỗ trợ chương trình, dự án đối tượng lao động nữ lập nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có chính sách giao cho ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, lập nghiệp.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia cảnh báo năng suất lao động của doanh nghiệp Việt đang tụt hậu

PHẠM ĐÔNG |

Hiện Việt Nam có 900 nghìn doanh nghiệp, có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, tức là có gần 6 triệu chủ thể kinh doanh. TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, số lượng doanh nghiệp không ít, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp của nước ta không cao, năng suất lao động đang tụt hậu.

Tăng lương bao nhiêu cho đủ khi năng suất lao động của Việt Nam thấp

NHÓM PV |

Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) cho rằng, đề xuất giải pháp tăng lương cán bộ, công chức là chưa căn cơ và chưa giải quyết được gốc vấn đề. Nếu tăng lương thì tăng bao nhiêu cho đủ khi năng suất lao động của Việt Nam thuộc hàng thấp trên thế giới.

Tăng năng suất lao động là cách giúp đạt thịnh vượng trước khi dân số già đi

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thúc đẩy tăng năng suất lao động ở thời điểm này là cách tốt nhất giúp chúng ta đạt được thịnh vượng trước khi dân số già đi; là biện pháp hiệu quả để đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Tuấn Hải nói về khả năng đá chính ở đội tuyển Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tiền đạo Phạm Tuấn Hải cho biết, tất cả cầu thủ đều phải nỗ lực thể hiện bản thân để cạnh tranh vị trí trong đội hình thi đấu của tuyển Việt Nam.

Giờ thứ 9: Chị là mẹ của tôi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, có một con gần đi được nửa cuộc đời mới nhận ra được mẹ đẻ của mình. Người mà cậu ta đã từng gọi với một danh xưng khác.

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt

Đức Mạnh |

Giới chuyên gia đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Con số này thậm chí có thể đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa được phân công làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hộ dùng nhiều điện phải trả thêm hơn 55.000 đồng sau khi EVN tăng giá điện

Cường Ngô |

Phân tích tác động của giá điện đến các hộ tiêu dùng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, giá bán lẻ điện cao nhất của nhóm đối tượng khách hàng sinh hoạt sẽ lên tới mức 3.151 đồng/kWh theo biểu giá 6 bậc.

Chuyên gia cảnh báo năng suất lao động của doanh nghiệp Việt đang tụt hậu

PHẠM ĐÔNG |

Hiện Việt Nam có 900 nghìn doanh nghiệp, có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, tức là có gần 6 triệu chủ thể kinh doanh. TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, số lượng doanh nghiệp không ít, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp của nước ta không cao, năng suất lao động đang tụt hậu.

Tăng lương bao nhiêu cho đủ khi năng suất lao động của Việt Nam thấp

NHÓM PV |

Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) cho rằng, đề xuất giải pháp tăng lương cán bộ, công chức là chưa căn cơ và chưa giải quyết được gốc vấn đề. Nếu tăng lương thì tăng bao nhiêu cho đủ khi năng suất lao động của Việt Nam thuộc hàng thấp trên thế giới.

Tăng năng suất lao động là cách giúp đạt thịnh vượng trước khi dân số già đi

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thúc đẩy tăng năng suất lao động ở thời điểm này là cách tốt nhất giúp chúng ta đạt được thịnh vượng trước khi dân số già đi; là biện pháp hiệu quả để đạt được sự tăng trưởng bền vững.