Khánh Hòa: Nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho công nhân bị mất việc

P.Linh |

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đang đẩy cả chục nghìn lao động tại Khánh Hòa ngừng việc, mất việc làm.

Doanh nghiệp cắt giảm lao động

Nhiều tuần nay, chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (sinh năm 1985, quê Phú Yên, công nhân Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam) cùng 2 con bắt đầu bữa ăn sáng nơi phòng trọ lúc 10 giờ. Bữa ăn của mẹ con chị cắt xuống còn 2 thay vì 3 như thường lệ. Công ty ít việc, con nghỉ học buộc chị phải ở nhà trông con. Trước, mỗi tháng thu nhập của chị được hơn 7 triệu đồng, nay công ty chỉ hỗ trợ 70% mức lương tối thiểu vùng (khoảng hơn 2 triệu đồng) nên cuộc sống của càng thêm khó khăn. “Trước mắt, tôi cố cầm cự nhưng nếu kéo dài thì chắc phải về quê, bớt được tiền thuê nhà nhưng cũng không biết làm gì để lo cuộc sống” - chị Hạnh nói.

Gần 50 công nhân làm việc tại các nhà máy ở Khu công nghiệp (KCN) Suối Dầu (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) cùng dãy trọ với chị Hạnh thì 60% đang nằm nhà chờ việc; 20% đã trả phòng về quê, số còn lại vẫn đi làm nhưng chưa được 50.000 đồng tiền công/ngày. Với gần 14.000 lao động, 2/3 doanh nghiệp (DN) hoạt động ở KCN Suối Dầu đang lên phương án cắt giảm lao động. Một số DN thủy sản, may đã cho lao động nghỉ việc, số còn lại tổ chức ngày làm ngày nghỉ để giữ công nhân.

Trong khi đó, ngành du lịch, dịch vụ tại Khánh Hòa gần như đóng băng, hàng nghìn lao động không có việc làm. Chị Hoàng Anh Thái - nhân viên Spa của công ty du lịch - đã mất việc làm từ đầu tháng 2 đến nay cũng đang lâm vào khó khăn. Mình chị Thái nuôi 2 con nhỏ và bố mẹ trên 70 tuổi, trước đi làm thu nhập ổn định 8 triệu đồng/tháng còn lo toan được, nay lâm vào túng thiếu.

Nỗ lực giữ quyền lợi cho công nhân

Theo thống kê của LĐLĐ Khánh Hòa đến ngày 27.3, có 292/611 DN có công đoàn cơ sở (CĐCS) báo cáo về tình hình lao động tác động do dịch COVID-19. Trong đó, gần 1.000 lao động phải nghỉ việc, gần 10.400 lao động phải ngừng việc. Số lao động không hưởng lương là 2.788 lao động, lao động bị giảm lương là 4.286 người.

Ông Bùi Đăng Thành - Trưởng Ban Chính sách LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa - cho biết, hiện các DN đang thỏa thuận nghỉ việc với người lao động (NLĐ) ngừng việc hưởng lương cơ bản theo hợp đồng hoặc nghỉ phép năm. Số thì thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ luân phiên không hưởng lương. Một số điều chuyển NLĐ tới vị trí khác làm việc... “LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp đang theo dõi sát tình hình, phối hợp với chủ DN để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Chúng tôi đang lên phương án sẽ dành nguồn thực hiện Tháng Công nhân hỗ trợ lao động mất việc” - ông Thành cho biết.

Tại Tổng Công ty Khánh Việt, 3 khu dịch Đảo Khỉ, Suối Hoa Lan, YangBay phải đóng cửa tạm ngừng kinh doanh kéo theo hàng nghìn lao động phải nghỉ việc. Theo ông Lê Thành Tuyến - Phó Chủ tịch CĐ Công ty, Ban chấp hành CĐ phối hợp với các đơn vị tham mưu đề xuất phương án bố trí việc làm, cắt giảm nhân sự tại các CĐCS bị ảnh hưởng. Trong đó, CĐ yêu cầu đảm bảo quyền lợi cho NLĐ là điều kiện tiên quyết trong các phương án. Với số lao động buộc phải cho ngừng việc, các đơn vị đảm bảo hỗ trợ lương cơ bản cho NLĐ.

Chia sẻ khó khăn với lao động bị mất việc làm, nhiều CĐCS thuộc CĐ ngành Giao thông - Vận tải  (GTVT) cũng đang nỗ lực phối hợp với chủ DN hỗ trợ NLĐ về thủ tục BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để lao động có một khoản trang trải cuộc sống trong thời gian tìm việc. Ông Nguyễn Thanh Tuấn - chuyên viên CĐ ngành GTVT Khánh Hòa - cho hay, khoảng 2.500 đoàn viên là lái xe thuộc 20 CĐCS ngành đang quản lý mất việc làm. “Hiện, chúng tôi cùng với Sở GTVT đang phối hợp sát sao để yêu cầu các DN thực hiện chốt sổ cho NLĐ nhận quyền lợi BHTN. CĐ ngành đồng thời triển khai sớm chương trình Tháng Công nhân tổ chức thăm, động viên, tìm hiểu vướng mắc, kiến nghị của CNLĐ, DN để có hướng đề xuất tháo gỡ”.

Cùng với tổ chức CĐ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Khánh Hòa đang tổng hợp số liệu để có hướng đề xuất hỗ trợ cho lao động mất việc. Ông Văn Đình Tri - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh - thông tin, do dịch COVID-19, lao động bị tác động nhiều nhất là du lịch, dịch vụ, thủy sản, may mặc. Hiện số lao động đăng ký thất nghiệp tăng gấp 3 lần tháng 2. “Chúng tôi đang tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt thủ tục để hỗ trợ DN thực hiện nhanh chế độ cho công nhân. Động viên DN giữ chân NLĐ, tạm ngưng việc, đảm bảo mức lương tối thiểu vùng. Sở đã nhận được 12 đề xuất xác nhận để tạm dừng đóng BHXH và sẽ có con số cụ thể từng lĩnh vực, từ đó có đề xuất trình UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ cho lao động mất việc làm” - ông Tri nói.

P.Linh
TIN LIÊN QUAN

Sốt tour du lịch dịp lễ 30.4, nhiều hành trình kín chỗ

Thanh Chân |

TPHCM - Theo các công ty du lịch ở thành phố, lượng khách đặt tour dịp lễ 30.4 - 1.5 khá sôi động với sức mua tăng, nhiều hành trình kín chỗ. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành du lịch, dự báo mùa du lịch hè 2023 nhộn nhịp.

Những món ngon Cao Bằng du khách có thể mua về làm quà

Mộc Anh |

Cao Bằng không chỉ sở hữu thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà còn có nhiều món ăn ngon, ẩm thực đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á bị đề nghị thêm 20 năm tù

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM -  Bị cáo Trần Phương Bình  - cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB, bị quy trách nhiệm sai phạm đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại hơn 5.500 tỉ đồng, bị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TPHCM đề nghị mức án 20 năm tù trong vụ án thứ 4.

Cần minh bạch, công khai Quỹ bình ổn xăng dầu

Phạm Đông |

Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định làm rõ tính chất hoạt động có thời hạn, Chính phủ chịu trách nhiệm công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu.

Công ty Haprosimex phải có trách nhiệm chi trả nợ lương, BHXH cho công nhân

Hà Anh - Lương Hạnh |

Ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Hội đồng quản trị mới của Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) phải có trách nhiệm chi trả nợ lương, nợ BHXH cho người lao động.

Gãy 6 xương sườn, giám định còn 4: Nạn nhân không rõ kết quả giám định lại

HƯNG THƠ |

Ông N.M.D. - người bị đánh gãy 6 xương sườn nhưng khi giám định lại chỉ còn gãy 4 xương sườn cho biết, chưa có ý kiến gì về vụ việc, vì chưa biết kết quả giám định lại. Trong lúc đó, ông Nguyễn Đình Cương – Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh Quảng Trị đã bị khởi tố, bắt tạm giam để làm rõ việc giám định tỉ lệ thương tích của ông D. từ 15% ở lần đầu xuống còn 9% ở lần giám định lại.

Đấu thầu thiết bị y tế: Bệnh viện vừa làm vừa cầm chừng đợi Luật

NGUYỄN LY |

TPHCM - Sau khi Nghị quyết 30 và Nghị định 07 ban hành đã được hơn 10 ngày, các cơ sở y tế bắt đầu tổ chức đấu thầu trước khi có Luật đấu thầu mới ban hành. Nhằm từng bước tháo gỡ, Sở Y tế TPHCM hàng tuần sẽ tổ chức họp nhằm hỗ trợ, giải đáp cho các cơ sở y tế.

Bắt Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng để điều tra tội nhận hối lộ

Hữu Long |

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) bắt Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng để điều tra tội nhận hối lộ