Khánh Hòa: Hàng trăm công nhân ngừng việc đòi quyền lợi

NHIỆT BĂNG |

Ngày 29.11, hàng trăm công nhân làm việc tại chi nhánh Cty May mặc thương mại Mai Lan Anh (tổ dân phố 17, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã đội mưa, ngừng việc tập thể trước trụ sở chi nhánh đòi chủ doanh nghiệp này giải quyết chế độ lương, bảo hiểm, thì giờ làm việc, tiền ăn ca.

Ngừng việc, phản đối cách hành xử vô lý

Theo các công nhân, việc đình công này xảy ra 2 hôm nay. Tuy vậy, chủ doanh nghiệp (DN) vẫn không gặp gỡ các công nhân để giải quyết tranh chấp về lao động. Chị H.T.K.L (làm việc tại bộ phận phụ) cho biết, chủ DN quá ép công nhân, bắt phải tuân theo những điều kiện phi lý. Chị L bức xúc: “Cty không cho công nhân nghỉ 1/2 ngày. 1 suất cơm trưa của công nhân chỉ có 9.000 đồng. Nhiều công nhân không biết họ đã được đóng bảo hiểm hay chưa...”.

Chị L mới làm việc được 1,5 tháng nhưng bức xúc, không thể tiếp tục công việc. “Khi công nhân có ý kiến, chủ DN đòi đuổi việc” - chị L nói. Ngoài ra, theo các công nhân, chủ DN yêu cầu tăng ca nhưng lương trả không đủ, tiền tăng ca trả cũng không đủ. Nhiều công nhân làm việc nhưng không có hợp đồng lao động. Chưa kể, công nhân thời kỳ thai sản cũng không được chi trả chế độ.

Được chi nhánh DN này ký hợp đồng làm việc 2 năm nhưng chị L.T.H (bộ phận tiêu dùng) không biết được tình trạng bảo hiểm của chị như thế nào, dù hằng tháng, lương vẫn bị khấu trừ 325.000 đồng. “Làm 26 ngày công, làm thêm ngày chủ nhật mới có chuyên cần, không là không có chuyên cần. Công nhân nghỉ một ngày không phép đưa xuống học việc với mức lương 500.000 đồng/tháng. Nếu công nhân đồng ý thì làm, không thì nghỉ việc” - chị H nói.

Yêu cầu chấm dứt các sai phạm

Chiều 29.11, các cơ quan gồm LĐLĐ tỉnh, Sở LĐTBXH, Phòng LĐTBXH thị xã Ninh Hòa đã làm việc với Ban giám đốc chi nhánh Cty này. Tranh chấp phát sinh từ thông báo ngày 27.11 của chủ DN, nội dung: “Quy định đối với công nhân nghỉ 1 ngày không phép sẽ chuyển về học việc và nhận mức lương như công nhân học việc; không giải quyết các trường hợp xin nghỉ phép 1 buổi/ngày; bắt đầu từ ngày mai, tất cả công nhân viên mang cơm trưa theo ăn, xưởng không nấu cơm, vì ảnh hưởng đến công tác phòng cháy chữa cháy...”.

Bà Nguyễn Thị Oanh - Giám đốc Cty Mai Lan Anh - thừa nhận: “Hiện nay đơn vị mới chỉ ký hợp đồng với 34 lao động, số còn lại vẫn chưa ký. Trong khi đó tại đây có 279 lao động đang làm việc. Hiện Cty vẫn chưa thực hiện đăng ký để cấp thẻ bảo hiểm mới cho người lao động. Do hiện nay tay nghề công nhân chưa cao nên đơn vị thực hiện trả lương theo giờ hành chính và xếp theo bậc C, B, D, A và chưa thực hiện trả lương sản phẩm. Những nội quy Cty đưa ra vẫn chưa lấy ý kiến để tạo sự đồng thuận từ phía công nhân”.

Ông Hứa Văn Nam - Phó phòng Lao động, Tiền lương và BHXH, Sở LĐTBXH Khánh Hòa - cho biết, qua làm việc cho thấy DN có nhiều vi phạm pháp luật như: Chưa thực hiện ký hợp đồng lao động với người lao động sau thời gian thử việc; trả lương cho công nhân thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ (Ninh Hòa thuộc vùng 3 là 2,9 triệu đồng/người/tháng) và các phụ cấp nghề nặng nhọc độc hại, lao động đã qua đào tạo nghề; định mức sản phẩm đưa ra chưa có ý kiến của công nhân; chưa báo cáo, đăng ký nội quy lao động với cơ quan chức năng nơi DN hoạt động. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ làm việc với chủ DN để tiếp tục yêu cầu và hướng dẫn họ thực hiện tốt những quy định của pháp luật” - ông Nam cho biết.

Đồng quan điểm xử lý, ông Bùi Đăng Thành - Trưởng ban Chính sách pháp luật, LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa - đề nghị công nhân sau khi hết thời gian thử việc phải ký hợp đồng lao động theo quy định; trả lương đúng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ; gửi nội quy lao động tại DN cho Phòng LĐTBXH, Sở LĐTBXH quản lý theo quy định. “Phát sinh tranh chấp ở đây là bắt nguồn từ thông báo ngày 27.11. Cty ra thông báo này một cách đơn phương mà không đàm phán, thương lượng với người lao động nên dẫn đến người lao động không hiểu, không chia sẻ được với DN. Việc DN bảo không nấu ăn vì ảnh hưởng phòng cháy chữa cháy là không đúng, dễ khiến công nhân phản ứng” - ông Thành nói.

Sau cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Hà - Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa - đã thông báo đến người lao động: Chủ DN phải rà soát, thống nhất sẽ tiến hành ký HĐLĐ với người lao động đã đảm bảo được tay nghề sau khi học việc. Việc đảm bảo mức lương, theo ông Hà, Quyết định 153 của Chính phủ đã quy định mức lương tối thiểu vùng ở thị xã Ninh Hòa là 2,9 triệu đồng, chưa kể là cộng thêm 7% đối với lao động có tay nghề, phụ cấp nghề may độc hại 25%. Tổng tiền lương DN phải trả cho người lao động là 3.258.000 đồng.

Về tiền ăn ca thấp, ông Hà cho rằng, do quy định không có nên công nhân chia sẻ với DN vì DN đang sửa chữa nơi nấu ăn sau bão số 12. Ông Hà cũng đề nghị DN sau 15 ngày thử việc phải ký HĐLĐ với người lao động chứ không thể để người lao động chờ, đồng thời cần nghiêm túc thực hiện cho công nhân nghỉ ngày lễ, tết, phép năm nhưng vẫn được hưởng lương.

NHIỆT BĂNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ gần 300 CN ngừng việc ở Khánh Hòa: Doanh nghiệp có nhiều vi phạm, sai sót

Nhiệt Băng |

Liên quan đến vụ việc gần 300 công nhân phân xưởng may của Công ty May mặc TM Mai Lan Anh (tổ dân phố 17, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) ngừng việc tập thể 2 ngày, chiều 29.11, LĐLĐ tỉnh, Sở LĐTBXH, Phòng LĐTBXH thị xã Ninh Hòa... đã làm việc với Ban giám đốc công ty này và đối thoại với người lao động.

Hải Dương: Gần 2.000 công nhân ngừng việc tập thể đòi quyền lợi

VƯƠNG TRẦN |

Trước việc một số chế độ liên quan quyền lợi người lao động (NLĐ) chưa được hợp lý, hàng nghìn công nhân (CN) Công ty TNHH GFT Việt Nam trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã ngừng việc tập thể.

Cty CP Dệt 19 - 5 Hà Nội: Thỏa thuận chưa xong công nhân đã bị ngừng việc

Xuân Trường - Vũ Hải |

Sáng nay (12.10), trên 40 công nhân Nhà máy Dệt Hà Nội (đóng tại 89 Lĩnh Nam, Hà Nội) trực thuộc Cty CP Dệt 19.5 Hà Nội đã không thể vào nhà máy để làm việc. 

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Vụ gần 300 CN ngừng việc ở Khánh Hòa: Doanh nghiệp có nhiều vi phạm, sai sót

Nhiệt Băng |

Liên quan đến vụ việc gần 300 công nhân phân xưởng may của Công ty May mặc TM Mai Lan Anh (tổ dân phố 17, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) ngừng việc tập thể 2 ngày, chiều 29.11, LĐLĐ tỉnh, Sở LĐTBXH, Phòng LĐTBXH thị xã Ninh Hòa... đã làm việc với Ban giám đốc công ty này và đối thoại với người lao động.

Hải Dương: Gần 2.000 công nhân ngừng việc tập thể đòi quyền lợi

VƯƠNG TRẦN |

Trước việc một số chế độ liên quan quyền lợi người lao động (NLĐ) chưa được hợp lý, hàng nghìn công nhân (CN) Công ty TNHH GFT Việt Nam trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã ngừng việc tập thể.

Cty CP Dệt 19 - 5 Hà Nội: Thỏa thuận chưa xong công nhân đã bị ngừng việc

Xuân Trường - Vũ Hải |

Sáng nay (12.10), trên 40 công nhân Nhà máy Dệt Hà Nội (đóng tại 89 Lĩnh Nam, Hà Nội) trực thuộc Cty CP Dệt 19.5 Hà Nội đã không thể vào nhà máy để làm việc.