Hà Nội hướng dẫn trình tự, thủ tục chi trả tiền hỗ trợ dịch COVID -19

ANH THƯ |

UBND TP.Hà Nội vừa có hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục để người dân làm hồ sơ và phương thức nhận hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

UBND TP.Hà Nội ban hành quyết định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Trong đó, thành phố có hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục để người dân làm hồ sơ và phương thức nhận hỗ trợ.

Theo đó, 5 nhóm đối tượng được hỗ trợ gồm: Người lao động tự do bị mất việc làm; Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nghỉ việc không hưởng lương; Hộ kinh doanh cá thể; Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.

Về nguồn kinh phí, UBND thành phố quy định các quận, huyện, thị xã chủ động tạm sử dụng ngân sách của quận, huyện, thị xã (50% dự phòng ngân sách, nguồn cải cách tiền lương còn đư, nguồn tài chính hợp pháp khác) để kịp thời chi trả cho các đối tượng thụ hưởng.

Trường hợp khó khăn về nguồn kinh phí, UBND huyện, thị xã kịp thời báo cáo UBND Thành phố (thông qua Sở Tài chính) để Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố xem xét, bố trí kinh phí thực hiện từ ngân sách cấp Thành phố.

Sau khi hoàn thành công tác chi trả kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng, UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp kinh phí thực hiện, gửi kèm các quyết định phê duyệt danh sách đối tượng và kinh phí hỗ trợ về Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chậm nhất ngày 10.8.

Theo đó, đối với lao động tự do bị mất việc làm phải lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hằng tháng. Trong hồ sơ phải có bản photo hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú. Thời gian người lao động gửi hồ sơ xét duyệt chậm nhất vào ngày 15.7.2020.

Trong 5 ngày làm việc, UBND cấp xã rà soát, tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện thụ hưởng. Trong quá trình thực hiện, UBND cấp xã thành lập Hội đồng xét duyệt do Chủ tịch UBND cấp xã làm Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách văn hóa - xã hội làm Phó Chủ tịch hội đồng; các thành viên là đại diện các ngành, đoàn thể của xã, thôn, khu dân cư, tổ dân phố.

Sau đó, Hội đồng cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ, công khai danh sách với cộng đồng dân cư ở nhiều vị trí, qua nhiều kênh thông tin. Sau 2 ngày niêm yết công khai, UBND cấp xã tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện, gửi UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt.

Trong 2 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Sau khi ban hành quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện giao UBND cấp xã tổ chức chi trả cho người lao động trong thời gian 3 ngày làm việc.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Tự nguyện không nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ: Nghĩa cử đẹp của người dân

ANH THƯ |

Bạn đọc cảm kích trước hành động của 1.900 người ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá) tự nguyện viết đơn không nhận tiền hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: “Cháu xin rút, nhường người khó hơn”

NHÓM PV |

Gói hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch COVID-19 được Chính phủ phê duyệt lên tới 62.000 tỉ đồng là gói an sinh chưa từng có trong tiền lệ. Từ đó, cách thức triển khai, thực hiện từ các cấp Trung ương đến địa phương đòi hỏi phải linh hoạt, đảm bảo tiến độ nhanh nhưng cần sự chính xác.

1.900 người Thanh Hoá tự nguyện không nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng

Trần Lâm |

Khoảng 1.900 người dân ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ, để nhường cho những người khó khăn hơn.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tự nguyện không nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ: Nghĩa cử đẹp của người dân

ANH THƯ |

Bạn đọc cảm kích trước hành động của 1.900 người ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá) tự nguyện viết đơn không nhận tiền hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: “Cháu xin rút, nhường người khó hơn”

NHÓM PV |

Gói hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch COVID-19 được Chính phủ phê duyệt lên tới 62.000 tỉ đồng là gói an sinh chưa từng có trong tiền lệ. Từ đó, cách thức triển khai, thực hiện từ các cấp Trung ương đến địa phương đòi hỏi phải linh hoạt, đảm bảo tiến độ nhanh nhưng cần sự chính xác.

1.900 người Thanh Hoá tự nguyện không nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng

Trần Lâm |

Khoảng 1.900 người dân ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ, để nhường cho những người khó khăn hơn.