Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: “Cháu xin rút, nhường người khó hơn”

NHÓM PV |

Gói hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch COVID-19 được Chính phủ phê duyệt lên tới 62.000 tỉ đồng là gói an sinh chưa từng có trong tiền lệ. Từ đó, cách thức triển khai, thực hiện từ các cấp Trung ương đến địa phương đòi hỏi phải linh hoạt, đảm bảo tiến độ nhanh nhưng cần sự chính xác.

Để có danh sách đối tượng thụ hưởng minh bạch, phía sau đó là những câu chuyện vui, buồn của cán bộ, tổ trưởng trực tiếp gõ cửa từng gia đình để rà soát.

Cố gắng rà soát thật kỹ lưỡng và chuẩn xác

Trong 7 nhóm đối tượng, nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện chi trả xong với nhóm thụ hưởng là người có công với cách mạng, hộ chính sách, hộ nghèo và cận nghèo. Hiện, các địa phương đang tiến hành rà soát lại và thực hiện chi trả với nhóm là lao động (LĐ) tự do, LĐ có hợp đồng bị hoãn việc không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp…

Với kinh nghiệm 21 năm làm tổ trưởng, Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố số 13 (phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) Nguyễn Thị Kim Liên cùng với những vị “cốt cán” ở tổ đã năm lần bảy lượt khoanh vùng, rà soát các nhóm đối tượng, đặc biệt là LĐ tự do.

Từ khi biết tin có gói hỗ trợ của Chính phủ, bản thân bà phải theo dõi đều đặn báo đài để hiểu tường tận chính sách này. “Chúng tôi phải hiểu rõ gói hỗ trợ thì sau khi nhận hướng dẫn từ phía phường mới có thể thực hiện rà soát chuẩn xác” - bà Liên nói.

Bà Liên phải thừa nhận, thống kê LĐ tự do là khó khăn bởi đây là đối tượng dễ gây tranh cãi nhất. “Bản thân tôi nắm khá rõ các hộ gia đình trong tổ. Nhưng khi rà soát đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ này, tôi không thể ngồi một chỗ mà làm được. Khi đến từng nhà người dân, tôi vừa có cơ hội nói rõ hơn về chính sách vừa tìm hiểu gia cảnh và trao đổi cụ thể khi họ có thắc mắc” - bà Liên cho biết.

3 buổi tối liền, bà Liên rảo bước đến 267 hộ gia đình trong tổ. Gặp gỡ, tìm hiểu từng hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã mang lại cho tổ trưởng Liên nhiều xúc cảm. Bà không khỏi nghẹn ngào khi đến những gia đình kinh doanh phải đóng cửa, hay những hộ gặp khó khăn trong khu lại từ chối hỗ trợ. Ví dụ, bước chân vào phòng 120 C5 khu tập thể Kim Liên - gia đình có chồng làm doanh nghiệp, vợ bán bún bung ở chợ Hôm - nói: “Cô ơi, cháu xin rút, nhường phần hỗ trợ gia đình khó khăn hơn”.

Ngược lại, theo bà Liên, không ít người đã nghỉ việc ở nhà từ trước Tết Nguyên đán mà vẫn yêu cầu phải được liệt kê vào danh sách. Nhớ lại lúc đang đi ở cầu thang khu tập thể, có những người níu lấy bà và tỏ vẻ giận dỗi. Lúc này, bà Liên trao đổi rõ ràng để họ hiểu điều kiện cụ thể được nhận hỗ trợ, tránh những hiểu lầm không đáng có. “Có những trường hợp khai không đúng, trục lợi khiến tôi thấy buồn và đau lòng” - bà Liên chia sẻ.

Vì vậy, bà cố gắng rà soát thật kỹ lưỡng và chuẩn xác. Ngày 9.5, tổ công tác gồm đầy đủ thành phần tổ trưởng, bí thư, mặt trận… được họp bàn tại khu dân cư để bình xét từng gia đình có đủ kiều kiện nhận hỗ trợ hay không. Sau buổi sáng làm việc nghiêm túc, tổ công tác lựa chọn được 26 hộ gia đình thụ hưởng từ 87 hộ được khoanh vùng trước đó.

Ông Nguyễn Khắc Kháng - Tổ trưởng tổ dân phố 12, phường Yên Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội) - cũng cho hay: “Kê khai LĐ tự do gặp nhiều vấn đề, vì đôi khi có người nghỉ làm lâu rồi cũng muốn được trong danh sách. Tuy nhiên, chúng tôi khoanh vùng, sau đó rà soát lại rất kĩ lưỡng mới đưa ra danh sách chốt”.

Trao tiền hỗ trợ tận tay người dân

Một ngày cuối tháng 4, bà Võ Thị Thanh Thuyền - công chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phường Long Tuyền, quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ) đội nắng gay gắt đi đến nhà những hộ dân để trao tiền theo Nghị quyết 42 cho hai đối tượng thuộc nhóm 7.

Tại nhà chị Trần Thị Trang (46 tuổi, cư trú ở tổ 15, khu vực Bình Dương A, phường Long Tuyền), ngoài việc trao 1.500.000 đồng (3 tháng) hỗ trợ, công chức LĐTBXH còn hỏi thăm về tình hình cuộc sống mưu sinh của người dân khi bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Rời nhà chị Trang, bà Thuyền phải đi trên con lộ ngoằn ngoèo để đến nhà bà Lâm Thị Hằng (55 tuổi, khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền). Bà Hằng thuộc hộ cận nghèo, bị mắc bệnh tim, làm nghề buôn bán hàng rong. Thu nhập mỗi ngày của bà chỉ khoảng hơn 60.000 đồng. Chồng bà làm tự do, ai thuê gì làm nấy, cuộc sống rất khó khăn. Hộ bà Hằng được nhận hỗ trợ 2.250.000 đồng với 3 nhân khẩu. Ký tên vào giấy nhận tiền, bà Hằng xúc động nói: “Số tiền này sẽ giúp gia đình tôi vượt qua khó khăn, lo thuốc thang bệnh tật”.

Theo bà Võ Thị Thanh Thuyền, đây vừa là nhiệm vụ nhưng cũng là trách nhiệm. Đi trao hỗ trợ, thấy được niềm vui của người dân, bà thấy rất vui. Dù số tiền không lớn nhưng đối với người dân đó là “chiếc phao cứu sinh” để giúp họ vượt qua khó khăn sau dịch COVID-19.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

1.900 người Thanh Hoá tự nguyện không nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng

Trần Lâm |

Khoảng 1.900 người dân ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ, để nhường cho những người khó khăn hơn.

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Gỡ "vướng" cho việc triển khai

ANH THƯ |

Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, một số đơn vị cấp huyện, cấp xã còn lúng túng, chậm triển khai thực hiện việc hỗ trợ.

Hàng chục nghìn câu hỏi thắc mắc về gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Sau khi công bố đường dây nóng qua Tổng đài 111 giải đáp thắc mắc về gói hỗ trợ của Chính phủ, tổng đài liên tiếp nhận được câu hỏi liên quan đến việc thụ hưởng hỗ trợ của người lao động.

Việt Nam cán mốc 7 triệu tài khoản chứng khoán: Làm gì để nâng cao chất lượng?

Đức Mạnh |

thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế, nhưng vẫn được đánh giá là thị trường hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực.

"Đụng lợn" ăn Tết: Nét đẹp văn hóa làng quê xưa nay

HỮU CHÁNH |

Mỗi độ Tết đến, nhiều gia đình nông thôn lại chung nhau mổ một con lợn, rồi chia phần, dân gian gọi là "đụng lợn". Một tập tục rất thú vị, một nét đẹp trong văn hóa đón Tết vui xuân của người dân làng quê từ xưa tới nay.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Các địa điểm vui chơi thú vị tại TPHCM dịp Tết Quý Mão

Huỳnh Phương |

Để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các khu vui chơi Đầm Sen, Suối Tiên có nhiều ưu đãi và hoạt động xuyên Tết.

1.900 người Thanh Hoá tự nguyện không nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng

Trần Lâm |

Khoảng 1.900 người dân ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng của Chính phủ, để nhường cho những người khó khăn hơn.

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Gỡ "vướng" cho việc triển khai

ANH THƯ |

Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, một số đơn vị cấp huyện, cấp xã còn lúng túng, chậm triển khai thực hiện việc hỗ trợ.

Hàng chục nghìn câu hỏi thắc mắc về gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng

ANH THƯ |

Sau khi công bố đường dây nóng qua Tổng đài 111 giải đáp thắc mắc về gói hỗ trợ của Chính phủ, tổng đài liên tiếp nhận được câu hỏi liên quan đến việc thụ hưởng hỗ trợ của người lao động.