Đằng sau cuộc sống thu nhập cao ngất của công nhân “3 tại chỗ” ở Hà Nội

Bảo Hân |

Công nhân làm việc “3 tại chỗ” ở công ty, điều thích nhất là không phải nấu cơm, rửa bát, lại được nhiều tiền, nhưng “ăn không ngon, ngủ không yên” vì người đông, ồn ào…

Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Ngọc A. (công nhân một công ty FDI khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội).

Chị A. bắt đầu ăn, ở, sản xuất tại công ty từ ngày 11.8. Chồng chị cùng làm công ty, nhưng ở khác bộ phận. Vậy là, hai vợ chồng để nhà trọ trống không, cùng nhau đăng ký vào công ty làm việc.

“Công ty cho đăng ký tự nguyện ở lại. Nếu nghỉ làm, thu nhập giảm, cuộc sống sẽ rất khó khăn, không có tiền nuôi các con, hơn nữa, chi phí sinh hoạt cao nên tôi quyết định đi “3 tại chỗ” - chị A. chia sẻ.

Kể về cuộc sống “3 tại chỗ”, chị A. cho biết, công nhân như chị được ăn ngày 3 bữa chính, 1 bữa phụ, được phát đầy đủ đồ cá nhân, tăng ca nhiều, hầu như ngày nào cũng làm 12 giờ. Từ lúc ở trong công ty đến nay, chị A. đã được xét nghiệm COVID-19 hai lần. Do mới mang bầu, nên chị A. chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19. Chị khá lo lắng về nguy cơ bị nhiễm COVID-19 trong thời gian đi sản xuất “3 tại chỗ”.

Theo tính toán của chị A., đi làm tập trung tại công ty, tuy không được về nhà, nhưng thu nhập sẽ cao hơn so với bình thường. Công nhân được nhận tiền lương, tiền tăng ca, được ăn 4 bữa, ngoài ra còn được công ty trả thêm 200.000 đồng/ngày.

“Tính ra, nếu làm tập trung ở công ty một tháng, tôi có thể được 15 triệu đồng. Nhiều người thậm chí còn được nhiều hơn, khoảng 20-21 triệu đồng”- chị A. ước đoán.

Tuy nhiên, điều chị A. cảm thấy khó chịu nhất là cảm giác bí bách, tù túng khi không được ra ngoài công ty, không được tiếp xúc với người ngoài. Công nhân phải đeo khẩu trang cả ngày, trừ lúc ăn và lúc tắm.

Buổi trưa, công nhân có 40 phút để ăn trưa và nghỉ ngơi. Nhà tắm, nhà vệ sinh khá ổn, nhưng do đông công nhân nên phải xếp hàng khá lâu.

“Công ty quy định mỗi người chỉ được tắm 15 phút, không thoải mái như ở nhà. Tôi mất khoảng 1,5 giờ để tắm giặt xong” - chị A. kể lại.

Chị A. được ngủ tại phòng có điều hoà, tuy nhiên, do lạ nhà và đông người, ồn ào do công nhân ra, vào liên tục, không nói chuyện thì cũng đi vệ sinh, nên từ lúc ở tại công ty, chị thường xuyên mất ngủ.

Chia sẻ về gia đình, chị A. có 2 cháu, đều đã được gửi về quê từ lúc khu công nghiệp có ca dương tính đầu tiên. Thời điểm đó, chị đã tính nếu 2 vợ chồng cùng đi sản xuất “3 tại chỗ” sẽ không có ai trông con.

“Sản xuất “3 tại chỗ” ở công ty được hơn 1 tuần nay mà tôi đã nhớ nhà, nhớ con, muốn về nhà lắm rồi. Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng bày tỏ muốn về nhà” - chị A. chia sẻ.

Chị A. mong dịch sớm được kiểm soát để cuộc sống trở lại bình thường, hàng ngày 2 vợ chồng đi làm như trước đây. Anh chị cũng có thể đón các con lên ở cùng, không phải mỗi người một nơi như hiện nay.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Giấu gia đình vào tâm dịch tham gia Tổ hỗ trợ COVID-19 giúp đỡ công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Khi LĐLĐ tỉnh Đồng Nai kêu gọi tham gia tình nguyện giúp đỡ công nhân trong các khu vực cách ly, phong toả đang thiếu lương thực, thực phẩm, thì anh Trần Khắc Hiếu đã giấu gia đình tham gia “Tổ hỗ trợ COVID-19” với mong muốn giúp đỡ những công nhân khác bớt khó khăn, đến khi gia đình biết chuyện thì anh đã khéo léo động viên để gia đình đồng thuận, ủng hộ.

Công nhân “đi chợ” tại nhà

Bảo Hân |

Hơn 1 tuần nay, thôn Bầu và thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị phong toả theo quyết định của cơ quan nhà nước. Đông đảo công nhân, người lao động đang thuê trọ tại 2 thôn này dần quen với việc ở lại phòng trọ, cân bằng sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện mới.

Công nhân đếm từng ngày mong được đi làm

Minh Phương |

Với công nhân trong khu bị cách ly, họ mong được đi làm dù thực hiện 3 tại chỗ hơn là "nhốt" mình trong phòng trọ. Không được đi làm, họ chỉ còn vài trăm nghìn đồng trong túi, không biết ngày sau sẽ thế nào.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Giấu gia đình vào tâm dịch tham gia Tổ hỗ trợ COVID-19 giúp đỡ công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Khi LĐLĐ tỉnh Đồng Nai kêu gọi tham gia tình nguyện giúp đỡ công nhân trong các khu vực cách ly, phong toả đang thiếu lương thực, thực phẩm, thì anh Trần Khắc Hiếu đã giấu gia đình tham gia “Tổ hỗ trợ COVID-19” với mong muốn giúp đỡ những công nhân khác bớt khó khăn, đến khi gia đình biết chuyện thì anh đã khéo léo động viên để gia đình đồng thuận, ủng hộ.

Công nhân “đi chợ” tại nhà

Bảo Hân |

Hơn 1 tuần nay, thôn Bầu và thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị phong toả theo quyết định của cơ quan nhà nước. Đông đảo công nhân, người lao động đang thuê trọ tại 2 thôn này dần quen với việc ở lại phòng trọ, cân bằng sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện mới.

Công nhân đếm từng ngày mong được đi làm

Minh Phương |

Với công nhân trong khu bị cách ly, họ mong được đi làm dù thực hiện 3 tại chỗ hơn là "nhốt" mình trong phòng trọ. Không được đi làm, họ chỉ còn vài trăm nghìn đồng trong túi, không biết ngày sau sẽ thế nào.