Công nhân đếm từng ngày mong được đi làm

Minh Phương |

Với công nhân trong khu bị cách ly, họ mong được đi làm dù thực hiện 3 tại chỗ hơn là "nhốt" mình trong phòng trọ. Không được đi làm, họ chỉ còn vài trăm nghìn đồng trong túi, không biết ngày sau sẽ thế nào.

Từ ngày 4.8, chị Bùi Đinh Phương - công nhân khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) phải khoá mình trong nhà trọ vì khu vực sinh sống có ca dương tính COVID-19.

Chị Phương hiện đang thuê trọ ở thôn Bầu (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội). Từ khi địa bàn có ca mắc COVID-19, chị Phương được công ty và chính quyền xã thông báo công nhân phải ở tại nhà trọ, tạm thời không được đến công ty. Ở công ty chị, công nhân ở địa bàn khác cũng đã thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Theo chị Phương, công nhân "3 tại chỗ" sẽ được công ty cấp phát đệm, chăn, gối; hỗ trợ 3 bữa ăn/ngày; trợ cấp thời gian lưu trú là 230.000 đồng/ngày...

Còn chị Phương không thể đến công ty làm việc sẽ hưởng chế độ nghỉ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong 14 ngày đầu tiên, mức hưởng 70% và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, không bao gồm trợ cấp.

Điều chị Phương đang lo lắng là chị đã nghỉ ở nhà 13 ngày. Qua ngày thứ 14, chị sẽ không được hưởng lương từ công ty.

"Tôi chỉ còn 300.000 đồng tiền mặt, 107.000 đồng trong tài khoản. Nếu cứ nghỉ ở nhà thế này, tôi không biết lấy tiền đâu để sinh hoạt" - chị Phương nói.

Số tiền trong túi không còn nhiều, nhiều ngày qua, chị Phương chỉ ăn mì tôm, bánh mì qua bữa. Sống trọ một mình nên chị Phương cũng không sắm thêm tủ lạnh, thời gian phải cách ly, khó trữ thức ăn.

Chị Phương chia sẻ: "Công nhân ở một mình chỉ thế thôi. Với công nhân có gia đình thì khác, như tôi là người trẻ, toàn ăn linh tinh vì không muốn nấu cơm nên cũng không có bếp hay tủ lạnh để chứa thức ăn".

13 ngày "nhốt" mình trong phòng, chị Phương cho biết chỉ ước được đi làm, dù phải thực hiện "3 tại chỗ" vẫn cảm thấy vui vì đầu tháng được nhận lương, cơm ăn 3 bữa, chỗ ngủ thoáng mát.

"Tháng này không làm đủ nên tôi chỉ được nhận 3-4 triệu đồng thôi. Đến ngày 23.8 là hết thời gian tôi phải tự cách ly, nhưng với tình hình này, không biết bao giờ tôi mới được đi làm trở lại" - chị Phương bày tỏ.

Phòng trọ nơi chị Hoa sinh sống vắng lặng những ngày bị phong toả.

Cùng hoàn cảnh, chị Phạm Thị Hoa - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long đã phải nghỉ ở nhà nhiều ngày theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Chị Hoa thuê trọ ở thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) - nơi có ca dương tính COVID-19, cùng 2 chị em công nhân khác. 2 người ở cùng chị Hoa đã ở lại công ty để thực hiện "3 tại chỗ", còn chị Hoa đi làm về nhà trọ mới có thông báo không được đến công ty nên phải cách ly ở nhà trọ.

Ở tuổi 22, chị Hoa đi làm công nhân được gần 4 năm nay. Suốt thời gian làm công nhân, chị không tích cóp được nhiều vì hầu hết tiền lương đều gửi về cho gia đình ở quê. Bố mẹ chịHoa ở quê làm ruộng, thu nhập chẳng đáng kể, để có tiền nuôi 2 em tuổi ăn học, chị quyết định đi làm công nhân sớm.

Từ khi dịch xuất hiện, chị Hoa vẫn cố gắng đều đặn mỗi tháng gửi về cho bố mẹ 4 triệu đồng. Nhưng với tình hình hiện nay, tháng sau, vài tháng sau nữa chị Hoa không biết kiếm đâu ra tiền để trang trải.

"Không được đi làm, trong khi tiền trọ vẫn phải đóng, tiền ăn mỗi ngày đều rất đắt đỏ. Tôi sợ rằng sẽ không bám trụ thêm được ở đây. Mỗi ngày, tôi đều nấu cơm ăn nhưng chỉ dám luộc thêm trứng và rau ăn kèm. Tôi đếm từng ngày chờ hết thời gian phong toả, nhưng với tình hình này có lẽ phải chờ thêm" - chị Hoa sốt ruột nói.

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Ở Hà Nội đi làm, đi tiêm chủng, khám bệnh cần mang theo giấy tờ gì?

Nhóm PV |

Trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, UBND TP. Hà Nội đã ban hành khá nhiều văn bản, thông báo nhằm siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội. Vậy người dân đi làm, đi tiêm chủng, khám bệnh cần mang theo giấy tờ gì trong thời gian giãn cách xã hội?

Nghỉ làm hay thực hiện “3 tại chỗ”: Công nhân đặt phòng dịch lên hàng đầu

Bảo Hân |

Dù đang ở tại công ty để sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” hay đang phải tạm nghỉ việc ở nhà, nhiều công nhân vẫn có ý thức rất cao trong phòng chống dịch COVID-19 nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân.

Hiểu thế nào về người lao động trong các khu vực bị phong tỏa được hỗ trợ?

Minh Phương |

Quy định người lao động "trong các khu vực bị phong tỏa" được nhận hỗ trợ COVID-19 được hiểu như thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ở Hà Nội đi làm, đi tiêm chủng, khám bệnh cần mang theo giấy tờ gì?

Nhóm PV |

Trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, UBND TP. Hà Nội đã ban hành khá nhiều văn bản, thông báo nhằm siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội. Vậy người dân đi làm, đi tiêm chủng, khám bệnh cần mang theo giấy tờ gì trong thời gian giãn cách xã hội?

Nghỉ làm hay thực hiện “3 tại chỗ”: Công nhân đặt phòng dịch lên hàng đầu

Bảo Hân |

Dù đang ở tại công ty để sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” hay đang phải tạm nghỉ việc ở nhà, nhiều công nhân vẫn có ý thức rất cao trong phòng chống dịch COVID-19 nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân.

Hiểu thế nào về người lao động trong các khu vực bị phong tỏa được hỗ trợ?

Minh Phương |

Quy định người lao động "trong các khu vực bị phong tỏa" được nhận hỗ trợ COVID-19 được hiểu như thế nào?