Đảm bảo lương, thưởng để công nhân cao su tại Đắk Lắk yên tâm làm việc

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Nhiều công nhân lao động đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc, khai thác cao su tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang được tổ chức Công đoàn hỗ trợ, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tránh xảy ra tình trạng nợ lương, chế độ phúc lợi được đảm bảo.

Nhiều hoàn cảnh khó khăn

Theo thống kê của Công đoàn Cơ sở Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk, tổng số lao động đơn vị đang quản lý lên đến 2.402 người, trong đó có đến gần 1.000 người là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống lâu năm trên địa bàn. Đa phần những người này đều là lao động trực tiếp lại cơ sở, không ít trong số đó đang thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cần có công ăn việc làm ổn định để lo cho gia đình.

Một mình gồng sức nuôi 4 miệng ăn trong nhà, anh Y Soăn - công nhân Chi nhánh Nông trường Phú Xuân, huyện Cư M'Gar - chia sẻ: "Gắn bó với Công ty Cao su đã được hơn 10 năm, tôi xem đây như là ngôi nhà thứ 2 của mình. Tuy có những lúc khó khăn, vất vả, lương không đủ nuôi gia đình nhưng tôi vẫn cố gắng bám trụ. Bởi lẽ, nếu chuyển đổi công việc cũng chẳng biết làm nghề gì vì đã lớn tuổi, doanh nghiệp khó nhận vào. Vợ tôi đang bị bệnh nằm ở nhà, lại có thêm 3 đứa con tuổi ăn tuổi lớn, áp lực nặng nề.

Động lực khiến tôi gắn bó với công việc cạo mủ cao su đó là tính đoàn kết trong anh chị em công nhân lao động, chế độ phúc lợi, lương thưởng hàng năm được đảm bảo".

Công nhân lao động ở Đắk Lắk khai thác cao su. Ảnh: DAKRUCO
Công nhân lao động ở Đắk Lắk khai thác cao su. Ảnh: DAKRUCO

Hay như trường hợp của chị H'Vin Ajun đã có thâm niên hơn 5 năm chăm sóc cây cao su ở Chi nhánh Nông trường Phú Xuân. Cả hai vợ chồng có tổng thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng nhưng lại gánh thêm 2 con nhỏ.

Chị H'Vin kể: "Đi làm công nhân ở vườn cao su, việc tôi quan tâm nhất đó là đến tháng nhận lương đầy đủ, không bị khất nợ lương. Chồng tôi lương thấp, đủ tiền chi phí xăng xe, ăn uống, đóng điện nước hàng tháng. Lương của tôi chủ yếu dành để nuôi con, nếu tới tháng không nhận đủ tiền thì cả 2 cháu lấy gì ăn, học hành.

Dù lương không cao nhưng điều khiến tôi yên tâm đó là được lãnh đạo công ty cho ứng trước tiền mỗi lúc cần. Hoặc khi đến Tháng Công nhân hay dịp lễ tết, tôi đều được thưởng, hỗ trợ thêm vật phẩm dùng trong sinh hoạt hằng ngày".

Người lao động chăm sóc cây cao su tại vườn. Ảnh: DAKRUCO
Người lao động chăm sóc cây cao su tại vườn. Ảnh: DAKRUCO

Đảm bảo chế độ cho công nhân

Ông Nguyễn Viết Tượng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk - chia sẻ: "Đây là một trong những giai đoạn hết sức khó khăn của đơn vị, giá cao su biến động bất thường, hàng loạt vấn đề mang tính khách quan phát sinh.

Tuy nhiên, với số lượng đoàn viên, người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số đang làm việc là rất lớn nên Ban lãnh đạo Công ty đặt mục tiêu bằng mọi giá trước mắt phải đảm bảo lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho người lao động. Qua đó, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro không đáng có một khi công nhân thất nghiệp hoặc bị nợ lương kéo dài".

Lãnh đạo Công đoàn cơ sở Công ty CP cao su Đắk Lắk tặng bò giống cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Bảo Trung
Lãnh đạo Công đoàn cơ sở Công ty CP Cao su Đắk Lắk tặng bò giống cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Bảo Trung

Bà Bùi Thị Ngọc Linh - Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Công ty Cổ phần cao su Đắk Lắk - nhận định: "Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc tập trung chăm lo, thực hiện tốt các chương trình phúc lợi đoàn viên, Công đoàn các cấp trong công ty sẽ tiếp tục tăng cường bám sát cơ sở, nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giám sát thực hiện các chế độ chính sách người lao động.

Qua đó, các đơn vị kịp thời nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng trong người lao động; ghi nhận những kiến nghị, vướng mắc của họ về các chế độ chính sách, về điều kiện làm việc và những vấn đề khác để kịp thời phản ánh, tham mưu với cấp ủy Đảng, chuyên môn có biện pháp tháo gỡ khó khăn về đời sống vật chất tinh thần. Đồng thời, cán bộ Công đoàn cũng sẽ kịp thời gặp gỡ, giải thích những khó khăn, vướng mắc động viên người lao động ổn định tư tưởng, yên tâm công tác".

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Công nhân lao động rất mong muốn được mua nhà ở xã hội

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Tại Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2024, diễn ra ngày 23.5, một trong những vấn đề được công nhân lao động quan tâm là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Tỉ lệ lao động làng nghề tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp

Minh Hương |

Ngày 22.5, Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã hợp tác tổ chức chương trình khảo sát thực tế, tọa đàm tại các làng nghề của Hà Nội.

Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên trao tặng 100 bộ áo dài cho nữ đoàn viên công đoàn

THANH BÌNH |

Sáng 22.5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Điện Biên đã tổ chức trao tặng 100 bộ áo dài cho nữ đoàn viên công đoàn với chủ đề trao gửi yêu thương.

Thủ tướng kỷ luật 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Văn Tí và Nguyễn Ngọc Phi - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vào bán kết AVC Challenge Cup 2024

NHÓM PV |

Trưa 24.5, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã đánh bại Kazakhstan 3-1 ở lượt trận thứ 3 bảng B, qua đó giành vé vào bán kết AVC Challenge Cup 2024 trước 1 vòng đấu.

Cảnh tan hoang trong ngôi nhà trọ bị cháy khiến 14 người tử vong ở Hà Nội

Tô Thế |

Bên trong căn nhà trọ trên địa bàn phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) bị cháy, mọi thứ ngổn ngang, đồ dùng biến dạng, mái che bị đổ sập.

Ôtô khách bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Pháp Vân - Cao Bồ - Mai Sơn

Việt Dũng |

Đang lưu thông trên cao tốc Pháp Vân - Cao Bồ - Mai Sơn, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định, chiếc ôtô bất ngờ bốc cháy và được lực lượng chức năng dập tắt sau hơn 1 giờ.

FLC Sầm Sơn nói gì về việc kiểm soát người vào các villa?

Xuân Hùng – Quách Du |

Liên quan sự việc lộn xộn giữa một số nhà thầu các căn villa trong khuôn viên khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) với bảo vệ khu du lịch này, người có trách nhiệm quản lý của FLC Sầm Sơn đã lên tiếng về các vấn đề liên quan, trong đó có lý do chưa trả lại đường thuộc sở hữu công cộng.

Công nhân lao động rất mong muốn được mua nhà ở xã hội

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Tại Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2024, diễn ra ngày 23.5, một trong những vấn đề được công nhân lao động quan tâm là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Tỉ lệ lao động làng nghề tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp

Minh Hương |

Ngày 22.5, Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã hợp tác tổ chức chương trình khảo sát thực tế, tọa đàm tại các làng nghề của Hà Nội.

Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên trao tặng 100 bộ áo dài cho nữ đoàn viên công đoàn

THANH BÌNH |

Sáng 22.5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Điện Biên đã tổ chức trao tặng 100 bộ áo dài cho nữ đoàn viên công đoàn với chủ đề trao gửi yêu thương.