Công nhân khốn khổ vì không ai trông con để đi làm

Kỳ Quan |

Long An - Sau nhiều tháng phải tạm ngừng sản xuất để phòng, chống dịch COVID-19, từ giữa tháng 9.2021 các doanh nghiệp ở Long An đã dần đi vào hoạt động trong điều kiện “bình thường mới”, công nhân lao động đi làm trở lại. Tuy nhiên, đối với lao động nữ có con nhỏ, nỗi khổ vẫn còn kéo dài.

Vẫn khổ như lúc nghỉ vì COVID-19

Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Shilla Bags (huyện Đức Hòa), ông Lê Công Lập cho biết, sau gần 3 tháng tạm ngưng sản xuất, từ đầu tháng 10.2021 công ty đã hoạt động trở lại trong điều kiện “bình thường mới”. Ban đầu, chỉ chưa tới 50% công nhân lao động được đi làm để doanh nghiệp quen với vừa sản xuất vừa phòng chống dịch, đến nay sau khi ổn định, tất cả công nhân lao động đều được thông báo trở lại làm việc.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công nhân lao động xin tiếp tục nghỉ không hưởng lương, hầu hết là nữ, nguyên nhân chính là do có con nhỏ. Tất cả các cơ sở giáo dục từ THPT trở xuống ở Long An vẫn chưa nhận học sinh vào học, vì vậy những gia đình công nhân lao động có con lớp 1, lớp 2 hoặc nhỏ hơn, mẹ phải nghỉ làm để ở nhà giữ con.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở doanh nghiệp có đông công nhân lao động nhất tỉnh Long An - Công ty TNHH Giày ChingLuh (KCN Thuận Đạo, huyện Bến Lức). Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty - ông Nguyễn Văn Khải cho biết, một bộ phận công nhân lao động nữ vẫn chưa trở lại làm việc mà nguyên nhân chính là do con nhỏ không thể đến trường.

Trong những tháng nghỉ việc vì dịch bệnh, doanh nghiệp vẫn trả mức lương cơ bản cho công nhân lao động (hơn 4 triệu đồng/tháng), nhưng khi sản xuất trở lại, công nhân lao động nếu tiếp tục xin nghỉ “không hưởng lương” vì hoàn cảnh riêng sẽ không còn thu nhập. Khi ấy, công nhân lao động còn khổ hơn trong thời gian ngừng việc vì dịch bệnh.

Chị Trần Thị Lệ, công nhân lao động Công ty ChingLuh, quê tỉnh Sóc Trăng, cho biết, chị cùng chồng rời quê lên Long An “lập nghiệp” đã gần 10 năm, chị làm công nhân của công ty ChingLuh, chồng là lao động tự do (thợ hồ), hai người có đứa con nhỏ 5 tuổi.

Trước khi có dịch, hàng ngày vợ chồng chị đưa con đi học mẫu giáo rồi đi làm. Trong mấy tháng nghỉ việc vì dịch bệnh, chị Lệ vẫn được doanh nghiệp trả lương, chồng chị cũng được địa phương hỗ trợ “thất nghiệp”, cộng với các khoản hỗ trợ khác của Công đoàn, xã hội, gia đình chị sống tạm qua ngày.

Từ khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại, chồng chị đã đi làm, những công việc chưa ổn định. Trong khi chị Lệ vẫn phải xin tiếp tục nghỉ “không hưởng lương” để giữ con nhỏ vì bé chưa thể đến trường. “Cứ tưởng sản xuất trở lại sẽ đỡ khổ hơn, nhưng tính ra vợ chồng em vẫn vất vả như lúc nghỉ làm vị dịch bệnh”, chị Lệ than thở.

Trẻ tự học ở nhà vì trường học chưa mở cửa. Ảnh: K.Q
Trẻ tự học ở nhà vì trường học chưa mở cửa. Ảnh: K.Q

Chỉ mong trường học sớm mở lại

Chị L.T.N, công nhân lao động Công ty ASG, huyện Thủ Thừa, là mẹ đơn thân có con nhỏ học lớp 1, may mắn hơn khi không phải nghỉ làm ở nhà để lo cho con. Hàng ngày, chi N gửi con cho ông ngoại cách nhà gần 10km trước khi đến công ty làm việc, chiều đi làm về chị lại vất vả đi đón con. Chị N mong trường tiểu học ở gần công ty mở lại để hàng ngày chị bớt vất vả hơn.

Có mặt ở khu nhà trọ Cô Thủy (thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước) ngày 8.11, chúng tôi chứng kiến cảnh một phụ nữ lớn tuổi trông giữ 3 – 4 đứa bé. Ban đầu, chúng tôi cứ ngỡ tất cả đều là con cháu của bà, đến khi hỏi mới biết bà chỉ có 1 cháu nhỏ, còn lại là con của những “hàng xóm”. Vợ chồng con gái đi làm mà không có chỗ gửi con nên bà phải rời quê (tỉnh Bến Tre) đến đây ở nhà trọ để giữ cháu ngoại. Thấy con công nhân hàng xóm không có chỗ gửi con để đi làm, bà nhận giữ giúp, không nhận tiền công, đồ ăn và sữa uống do cha mẹ các cháu chuẩn bị sẵn mỗi ngày.

Đến nay, ngành GDĐT tỉnh Long An mới cho học viên (18 tuổi trở lên) các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp... được đi học trực tiếp. Từ bậc THPT trở xuống phải học trực tuyến, học qua truyền hình hoặc tạm nghỉ học. Dự kiến, đến khi trẻ từ 18 tuổi trở xuống được tiêm vaccine phòng COVID-19, khi ấy mới được đến trường.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Không gửi được con nhỏ, nhiều công nhân chưa thể đi làm trở lại

Nam Dương |

Do các nhà trẻ, trường mầm non, trường học chưa hoạt động đón trẻ trở lại, nhiều công nhân không gửi được con nhỏ nên chưa thể đi làm trở lại dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Hé lộ nguyên nhân khiến người bố đốt xăng tự sát cùng 3 con nhỏ

Nhật Phong - Phùng Minh |

Người vợ tự mang chiếc xe đạp trong nhà đi sửa nhưng chồng không đồng ý, mâu thuẫn xảy ra, tối cùng ngày, người chồng tự nhốt mình cùng 3 con nhỏ rồi đổ xăng, đốtđể tự sát.

Hải Phòng ưu tiên tối đa cho lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ

Mai Dung |

Thống kê của Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng, 60% trong hơn 172.000 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp là lao động nữ. Nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách, phúc lợi ưu tiên tối đa cho lao động nữ, nhất là lao động mang thai, nuôi con nhỏ…

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Không gửi được con nhỏ, nhiều công nhân chưa thể đi làm trở lại

Nam Dương |

Do các nhà trẻ, trường mầm non, trường học chưa hoạt động đón trẻ trở lại, nhiều công nhân không gửi được con nhỏ nên chưa thể đi làm trở lại dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Hé lộ nguyên nhân khiến người bố đốt xăng tự sát cùng 3 con nhỏ

Nhật Phong - Phùng Minh |

Người vợ tự mang chiếc xe đạp trong nhà đi sửa nhưng chồng không đồng ý, mâu thuẫn xảy ra, tối cùng ngày, người chồng tự nhốt mình cùng 3 con nhỏ rồi đổ xăng, đốtđể tự sát.

Hải Phòng ưu tiên tối đa cho lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ

Mai Dung |

Thống kê của Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng, 60% trong hơn 172.000 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp là lao động nữ. Nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách, phúc lợi ưu tiên tối đa cho lao động nữ, nhất là lao động mang thai, nuôi con nhỏ…